Tình hình kinh tế xã hội của huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 47 - 54)

8. Cấu trúc của luận văn:

2.2.2. Tình hình kinh tế xã hội của huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

Những năm gần đây, kinh tế của huyện Tuy Phước tiếp tục tăng trưởng và phát triển; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng - dịch vụ; giảm tương đối tỷ trọng ngành nông, lâm; thu nhập bình quân đầu người năm sau cao hơn năm trước. Chương trình nông thôn mới tiếp tục triển khai thực hiện gắn với việc tái cơ cấu nông nghiệp; Đến nay 11/11 xã đạt chuẩn về xây dựng nông thôn mới đã được UBND tỉnh công nhận, huyện đang đề nghị Trung ương công nhận là

huyện nông thôn mới. Phấn đấu đến năm 2025, có 8/11 xã trên địa bàn huyện đạt tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu của tỉnh.

Các hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục tiến bộ; an sinh xã hội được đảm bảo. Đời sống nhân dân cơ bản ổn định. Công tác xoá đói giảm nghèo đã được triển khai tích cực: cơ bản đã xoá hết hộ đói, giảm tỉ lệ hộ nghèo xuống còn 1,14% % (theo tiêu chí mới). Công tác khuyến học, khuyến tài, xã hội hóa giáo dục được quan tâm; các Trung tâm học tập cộng đồng từng bước được củng cố...Tiếp tục phát huy vai trò quốc sách hàng đầu của GD&ĐT và KH-CN phục vụ cho phát triển KT-XH của huyện. Nhìn chung những năm qua kinh tế, văn hóa, xã hội huyện Tuy Phước phát triển ổn định, đời sống vật chất và tinh thần Nhân dân được nâng cao.

2.2.3. Tình hình giáo dục tiểu học huyện Tuy Phước * Về quy mô:

Bảng 2.1. Quy mô trường lớp, học sinh giáo dục tiểu học huyện Tuy Phước năm học 2019-2020

T T Tên trường Số học sinh (người) Số lớp học (lớp) 1 Trường TH số 1 Phước Thành 512 16 2 Trường TH số 2 Phước Thành 500 16 3 Trường TH số 1 Phước An 701 23 4 Trường TH số 2 Phước An 775 28 5 Trường TH số 1 Diêu Trì 548 18 6 Trường TH số 2 Diêu Trì 525 16 7 Trường TH số 1 Phước Lộc 708 24 8 Trường TH số 2 Phước Lộc 568 20

9 Trường TH số 1 TT Tuy Phước 766 24

10 Trường TH số 2 TT Tuy Phước 589 21

11 Trường TH Phước Nghĩa 415 16

T T Tên trường Số học sinh (người)

Số lớp học (lớp)

13 Trường TH số 2 Phước Hiệp 400 14

14 Trường TH số 1 Phước Thuận 848 29

15 Trường TH số 2 Phước Thuận 500 19

16 Trường TH số 1 Phước Sơn 559 20

17 Trường TH số 2 Phước Sơn 624 23

18 Trường TH số 3 Phước Sơn 580 20

19 Trường TH số 1 Phước Hưng 500 17

20 Trường TH số 2 Phước Hưng 460 15

21 Trường TH số 1 Phước Quang 548 18

22 Trường TH số 2 Phước Quang 408 14

23 Trường TH số 1 Phước Hòa 451 17

24 Trường TH số 2 Phước Hòa 662 26

25 Trường TH số 1 Phước Thắng 385 16

26 Trường TH số 2 Phước Thắng 315 13

Tổng số 14.622 511

(Nguồn: Phòng GD & ĐT huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định)

- Tổng số trường: 26 trường

-Số lượng học sinh: 14.622 học sinh (HS dân tộc: 14/9 nữ) với 511 lớp (trong đó có 02 lớp ghép với 34 học sinh), tỉ lệ học sinh/lớp: 28,61 cụ thể:

+ Lớp 1: Số lớp: 108 Số HS: 3097 Dân tộc: 4 (Nữ dân tộc: 2) + Lớp 2: Số lớp: 116 Số HS: 3329 Dân tộc: 5 (Nữ dân tộc: 4) + Lớp 3: Số lớp: 100 Số HS: 2867 Dân tộc: 2 (Nữ dân tộc: 1) + Lớp 4: Số lớp: 84 Số HS: 2297 Dân tộc: 3 (Nữ dân tộc: 2) + Lớp 5: Số lớp: 103 Số HS: 3032 Dân tộc: 0 (Nữ dân tộc: 0) - Số học sinh bỏ học: 0

Phòng GD&ĐT chỉ đạo các đơn vị trường tăng cường nâng cao về công tác chủ nhiệm lớp, GVCN thường xuyên phối hợp với cha mẹ học sinh để trao

đổi việc học ở lớp và ở nhà của học sinh, có biện pháp giúp đỡ kịp thời những học sinh còn hạn chế các môn học. GVCN quan tâm đến những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, gia đình neo đơn… phân công đôi bạn giúp đỡ nhau trong học tập. Phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường để có những chế độ ưu tiên đối với những học sinh có nguy cơ bỏ học.

- Tổng số trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày: 26 trường, tổng số học sinh 10.473 học sinh, trong đó trường tổ chức bán trú: 0; (Số trường tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày 100%: 8 trường)

- Tổng số trường dạy Ngoại ngữ: 26 trường, tổng số lớp: 287 lớp, số học sinh: 8.196 HS. Trong đó có:

+ Tổng số trường dạy chương trình 4 tiết/tuần: 26 trường, số lớp: 225 lớp, số học sinh: 6.478 học sinh (Khối 3 có 26 trường, 100 lớp với 2.860 học sinh; Khối 4 có 18 trường, 55 lớp với 1.509 học sinh; Khối 5 có 20 trường, 70 lớp với 2.110 học sinh).

+ Tổng số trường dạy chương trình làm quen tiếng Anh lớp 1, 2 là: 6 trường, Số lớp: 44 lớp, số học sinh: 1.169 học sinh (Khối 1 có 20 lớp với 561 học sinh, Khối 2 có 24 lớp với 608 học sinh).

- Tổng số trường dạy Tin học: trường, tổng số lớp: 287 lớp, số học sinh: 8.196 nữ.

- Tổng số lớp ghép: 02 lớp, số học sinh là 34 học sinh, học sinh dân tộc 0 học sinh.

- Đánh giá về quy mô, trường lớp so với cùng kỳ năm học trước số trường giảm 4, số lớp không tăng không giảm.

* Về đội ngũ

Bảng 2.2. Tình hình đội ngũ CBQL cấp tiểu học huyện Tuy Phước Đối tượng TS Trình độ đào tạo Trình độ chính trị

Th.S ĐHSP CĐSP SC TC CN

CBQL 53 1 51 1 53

Bảng 2.3. Tình hình đội ngũ GV cấp tiểu học huyện Tuy Phước Đối

tượng TS

Trình độ đào tạo Chuyên ngành

Th.S ĐH CĐ TH ÂN MT TD TA Tin học

Giáo viên 736 2 528 153 53 36 29 47 44 30

(Nguồn: Phòng GD &ĐT huyện Tuy Phước)

Được sự quan tâm của Sở GD&ĐT Bình Định, lãnh đạo Phòng GD & ĐT huyện Tuy Phước về công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, đa số CBQL và giáo viên nhiệt tình, chịu khó ham học hỏi. Tuy nhiên, một số giáo viên lớn tuổi ít chịu khó học hỏi để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

Tổng số CC-VC hiện nay: 896 trong đó: Cán bộ quản lý: Tổng số 53 người (Hiệu trưởng 25, Phó Hiệu trưởng 28); Giáo viên: 736 (kể cả giáo viên các môn chuyên), tỷ lệ 1,44 GV/trên lớp; Nhân viên: 107. Trình độ đào tạo: Trên đại học: 02, Đại học: 612, Cao đẳng: 162, Trung cấp: 92 và Hệ khác: 28. Tỉ lệ đạt chuẩn theo qui định mới đến 01/7/2020 là 614/896 chiếm tỉ lệ 68,5%, trong đó tỉ lệ trên chuẩn 2/896 chiếm tỉ lệ 0,22%; chưa đạt chuẩn là 282/896 chiếm tỉ lệ 31,5 % đang theo học các lớp để đạt chuẩn theo qui định. 100% giáo viên đều đạt mức "đạt” trở lên theo quy định về đánh giá xếp loại phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên tiểu học.

* Về kết quả giáo dục

Căn cứ các công văn của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Định, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tuy Phước, các trường tiểu học trên địa bàn huyện đã rà soát nội dung dạy học trong sách giáo khoa, tinh giản những nội dung dạy học vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành; điều chỉnh để tránh trùng lặp nội dung giữa các môn học, hoạt động giáo dục; bổ sung, cập nhật những thông tin mới phù hợp thay cho những thông tin cũ, lạc hậu. Không dạy những nội dung

ngoài sách giáo khoa vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông.

Các trường tiếp tục thực hiện dạy học dạy học theo PP “Bàn tay nặn bột”, dạy học Mĩ thuật theo PP mới Đan Mạch, nội dung dạy học lồng ghép lồng ghép Quốc phòng An ninh, đưa tài liệu Bác Hồ vào giảng dạy các bài Đạo đức; nội dung giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống trong các môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp... đảm bảo việc nội dung giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống trong các môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp; nội dung giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống trong các môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp tương đối nhuần nhuyễn và mang lại hiệu quả.

Thực hiện theo đúng chương trình giảng dạy do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, Công văn số 1670/SGDĐT-GDTH ngày 28/8/2019 của Sở GD&ĐT Bình Định về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2019-2020; Công văn số 607/SGDĐT-GDTMN-TH ngày 03/04/2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Định về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh dạy học học kỳ II năm học 2019-2020 cấp tiểu học, các trường tiểu học trên địa bàn huyện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày áp dụng cho trường Đạt chuẩn quốc gia phân công thời khóa biểu đúng qui định (Sáng 4 tiết, chiều 3 tiết).

Các trường tiếp tục vận dụng một số hoạt động của Mô hình trường học mới Việt Nam để áp dụng tại đơn vị của mình: Tổ chức cách dạy học theo nhóm, trang trí lớp học, phòng học; tổ chức các khu trải nghiệm cho học sinh, tổ chức tốt các hoạt động Thư viện thân thiện, Thư viện xanh, Thư viện góc lớp và đưa các trò chơi dân gian vào trường học…đã tác động tích cực đến công tác dạy và học; học sinh hứng thú trong học tập và tự quản tốt. Phụ huynh học sinh rất đồng tình và thống nhất cao cách làm của các nhà trường.

* Công tác Phổ cập giáo dục tiểu học: Số trẻ đúng 6 tuổi vào lớp 1: 2.964 /2.964 (đạt tỷ lệ: 100%); Tổng số trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học: 2801/2882 (đạt tỉ lệ: 97.2%); Tổng số trẻ 11 tuổi đang học tiểu học: 81/2882 (Tỷ lệ: 2.8%); Trẻ đến 14 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học: 11.157/11.282 (đạt tỉ lệ: 99%); Trẻ khuyết tật có khả năng học tập được tiếp cận giáo dục: 110/110 (đạt tỉ lệ: 100%); 13/13 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 năm 2019, đang đề nghị UBND tỉnh công nhận huyện Tuy Phước đạt chuẩn PCGD tiểu học mức độ 3.

* Công tác đầu tư CSVC và thiết bị dạy học: Được sự quan tâm của các cấp, UBND huyện, Lãnh đạo Phòng GD&ĐT Tuy Phước về tu sửa, xây dựng CSVC và cảnh quan sư phạm nhà trường, tại các trường tiểu học, cơ sở vật chất ngày càng khang trang, phòng học thoáng mát, đủ ánh sáng để học sinh học tập; bàn ghế được trang bị đầy đủ, lớp học có bảng chống lóa 100%, các phòng học chức năng như: phòng Nghệ thuật, Tin học, phòng Tiếng Anh để phục vụ cho dạy học để phục vụ cho giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh như máy chiếu, bảng tương tác thông minh…

2.3. Thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiểu học huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

2.3.1. Những chủ trương chính sách của địa phương và ngành giáo dục đối với công tác xã hội hoá giáo dục trường tiểu học

Căn cứ Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 04/06/2019 về việc tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2025; Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020”.

Công tác khuyến học được quan tâm, Hội khuyến học từ huyện đến cơ sở hoạt động đi vào nề nếp. Việc duy trì mối liên hệ giữa nhà trường, cha mẹ

học sinh - các tổ chức xã hội được duy trì tốt đã đóng góp quan trọng cho việc tạo môi trường giáo dục thuận lợi đồng thời huy động các nguồn lực cho phát triển GD ở địa phương. Việc đầu tư hỗ trợ CSVC cho các trường đạt những kết quả khả quan.

Với tinh thần GD là quốc sách hàng đầu, là một trong những hướng chính của đầu tư phát triển, trong những năm qua công tác XHHGD trên địa bàn đã được Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định quan tâm chỉ đạo tổ chức thực hiện, cùng với sự phối hợp khá đồng bộ của chính quyền và nhân dân địa phương nên đã có bước phát triển và thu được những kết quả đáng khích lệ. Huy động được sự tham gia của nhiều lực lượng xã hội vào sự phát triển GD lành mạnh, khuyến khích tạo điều kiện cho mọi người, mọi tổ chức đều được đóng góp công sức, tiền của để phát triển GD. Kinh phí đóng góp của nhân dân, của các tổ chức cho công tác GD hàng năm chiếm tỷ lệ cao.

Công tác XHHGD được đẩy mạnh, củng cố theo hướng duy trì, linh hoạt và hiệu quả; các thành phần xã hội tham gia công tác XHHGD ngày càng nhiều, nguồn lực được huy động năm sau cao hơn năm trước... góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả GD&ĐT và phát triển các trường tiểu học.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 47 - 54)