Mục tiêu công tác xã hội hóa giáo dục ở trường tiểu học

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 29 - 31)

8. Cấu trúc của luận văn:

1.3.3. Mục tiêu công tác xã hội hóa giáo dục ở trường tiểu học

Mục tiêu của công tác XHHGD ở trường tiểu học là nhằm tăng các nguồn lực, mở rộng quy mô, hình thức tổ chức, nhằm thực hiện mục tiêu GD đáp ứng những yêu cầu và hoạt động GD trong nền kinh tế thị trường, tạo nguồn nhân lực có chất lượng. Công tác XHHGD ngày càng phát triển và trở thành động lực thúc đẩy phát triển GDTH, góp phần giảm bớt khó khăn về mặt tài chính cho Nhà nước đồng thời đưa hoạt động XHHGD tiểu học đi đúng hướng, duy trì và phát triển bền vững.

Mục tiêu cụ thể của công tác XHHGD ở trường tiểu học là:

thế hệ trẻ, phối hợp chặt chẽ GD trong nhà trường với GD gia đình và GD ngoài xã hội, tăng cường trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, tổ chức đoàn thể, tổ chức KT-XH của gia đình, của từng người dân đối với sự nghiệp GD;

- Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, các hình thức học tập trên cơ sở củng cố các loại hình công lập, lấy đó làm hệ thống nòng cốt của hệ thống GD quốc dân, tích cực phát triển các loại hình ngoài công lập để tạo thêm cơ hội học tập, nâng cao trình độ cho mọi người, trước hết là cho thế hệ trẻ;

- Giảm bớt nguồn đầu tư cho ngân sách Nhà nước, Nhà nước chỉ đầu tư trọng điểm. Khai thác triệt để và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong xã hội để phát triển GDTH;

- Tiếp tục cụ thể hóa thể chế, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về thực hiện XHHGD;

- Xây dựng xã hội học tập và xã hội tham gia trực tiếp vào sự nghiệp phát triển GDTH. Trong đó, Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong sự phát triển GDTH.

1.3.4. Những nguyên tắc cơ bản của công tác XHHGD ở trường tiểu học

1.3.4.1. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và quyền chủ động của cơ sở giáo dục

Đảng lãnh đạo toàn diện trên cả ba mặt: Chính trị, tư tưởng và tổ chức; lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị, các lĩnh vực trong đời sống xã hội, trong đó có giáo dục và hoạt động xã hội hóa công tác giáo dục. Đảng đề ra chủ trương, đường lối; Nhà nước thể chế hóa thành chính sách pháp luật; ngành giáo dục và nhà trường là cơ quan chuyên môn, căn cứ vào những định hướng của Đảng, quy định Nhà nước về hoạt động giáo dục nói chung và công tác XHHGD nói riêng, nhất là căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương mình để xác định mục tiêu, nhiệm vụ, nhu cầu, phương án, kế hoạch phù hợp. Chủ động tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền tổ chức thực hiện công tác

XHHGD để phát triển GD&ĐT một cách có hiệu quả, bền vững.

1.3.4.2. Đảm bảo phát huy quyền làm chủ của nhân dân

Nhà nước ta là nhà nước “... do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”. XHHGD phải đảm bảo phát huy quyền làm chủ Nhân dân trong việc phát triển sự nghiệp giáo dục. Công tác XHHGD có thành công hay không trước hết phải thực hiện tốt việc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Việc đảm bảo thông tin truyền thông, công khai hóa các hoạt động XHHGD là để người dân thể hiện vai trò vừa là chủ thể vừa là đối tượng. Có như vậy thì người dân sẽ hiểu, tự giác và tích cực tham gia. Đây là nguyên tắc rất quan trọng cần phải thực hiện xuyên suốt nhằm đảm bảo phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, tạo động lực cho sự phát triển nền giáo dục tiên tiến.

1.3.4.3. Đảm bảo tính pháp chế

XHHGD về bản chất là một cuộc vận động toàn xã hội làm công tác GD nhưng phải được vận hành trong khuôn khổ pháp lý, tuân thủ pháp luật. Hiện nay, chúng ta đang thực hiện công tác XHHGD trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, nên các chủ thể hoạt động XHHGD cần phải được trang bị kiến thức pháp luật để đảm bảo cho sự đầu tư đúng mức, phù hợp đối với GD mà không ảnh hưởng đến pháp luật. Như vậy thì mục đích, ý nghĩa, chủ trương, chính sách XHHGD mới đạt hiệu quả, đảm bảo tính đồng bộ và tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cho sự phát triển giáo dục.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 29 - 31)