Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý công tác xã hội hóa giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 83 - 85)

8. Cấu trúc của luận văn:

3.2.2. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý công tác xã hội hóa giáo dục

trường tiểu học

Việc hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý công tác XHHGD ở trưởng tiểu học có ý nghĩa hết sức quan trọng, trước hết giúp cho việc quản lý điều hành các hoạt động XHHGD đảm bảo tính pháp lý, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để Hiệu trưởng thực hiện các chức năng quản lý. Khi bộ máy được hoàn thiện và đi vào hoạt động nền nếp sẽ phát huy được sức mạnh tổng hợp, huy động được nhiều lực lượng xã hội tham gia, hạn chế được tình trạng hoạt động đơn lẻ, rời rạc, kém hiệu quả.

Biện pháp nhằm giúp kiện toàn và nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện công tác XHHGD ở các trường tiểu học huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.

3.2.2.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng chủ động tham mưu với HĐGD về thành phần tham gia Ban chỉ đạo công tác XHHGD do lãnh đạo UBND làm trưởng ban (Chủ tịch hoặc phó chủ tịch), đại diện BGH các trường đóng trên địa bàn làm phó ban thường trực và đại diện lãnh đạo một số ban ngành, đoàn thể làm thành viên.

Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý công tác XHHGD cho đội ngũ CBQL bằng các hình thức tham quan, học tập kinh nghiệm thực tiễn; thông qua những điển hình tiên tiến, những cách làm hay, gương sáng về công tác này.

Tham mưu xây dựng quy chế làm việc, kế hoạch hoạt động hàng năm của Ban chỉ đạo công tác XHHGD, quy chế phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể để tạo cơ sở pháp lý cho việc điều hành công tác XHHGD. Hiệu trưởng cần định hướng những vấn đề cốt lõi, cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo gồm: Nghị quyết, chỉ thị của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương về công tác XHHGD ở trường tiểu học; Điều lệ tổ chức và Quy chế hoạt động của Hội đồng GD cơ sở, quy chế hoạt động của Ban đại diện CMHS… Tham mưu thành lập, củng cố kiện toàn Hội đồng GD, Hội khuyến học, Ban đại diện CMHS nhằm hỗ trợ các hoạt động GD.

Hiệu trưởng cần nắm vững các yêu cầu cơ bản về phân công nhiệm vụ cho các thành viên, các nhóm sao cho phù hợp với năng lực, sở trường, điều kiện làm việc để ít tốn kém thời gian, công sức nhưng đạt hiệu quả cao. Hiệu trưởng dựa vào bộ máy tổ chức, cơ cấu nhân sự hiện có để quản lý, điều hành việc tham gia của tập thể cán bộ giáo viên. Trực tiếp tham mưu cho Ban chỉ đạo công tác XHHGD về nguồn kinh phí để bộ máy hoạt động và các nguồn kinh phí có được từ vận động các lực lượng xã hội đóng góp.

Cần có các chế độ đãi ngộ, khen thưởng đối với CBQL, GV, nhân viên làm tốt công tác XHHGD, đồng thời cần có các quy định chặt chẽ trong việc huy động, sử dụng các nguồn đóng góp xây dựng nhà trường, đảm bảo uy tín, tạo niềm tin cho các lực lượng xã hội khi cùng nhà trường thực hiện công tác XHHGD.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 83 - 85)