8. Cấu trúc của luận văn:
3.2.7. Tổ chức các điều kiện hỗ trợ công tác xã hội hóa giáo dục
3.2.7.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Biện pháp này nhằm tăng cường, không ngừng nâng cao và hướng đến mục đính đảm bảo các điều kiện hỗ trợ, từ đó góp phần thực hiện tốt việc quản lý công tác XHHGD ở các trường tiểu học huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
Việc các trường tiểu học tổ chức các điều kiện hỗ trợ thực hiện công tác XHHGD là cần thiết, qua đó huy động các nguồn lực cho công tác XHHGD. Đặc biệt, nhằm huy động nguồn lực tài chính ngoài ngân sách cho giáo dục, giảm gánh nặng đầu tư trực tiếp từ ngân sách nhà nước. Huy động, phát huy tinh thần trách nhiệm, tri ân của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp,… đối với sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo khi họ đã được hưởng thụ thành quả do giáo dục mang lại.
3.2.7.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp
Các điều kiện hỗ trợ công tác XHHGD ở trường tiểu học bao gồm: hỗ trợ về nhân lực, vật lực, thời gian, điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ và sự động viên, khen thưởng,... Tất cả cácyếu tố trên có tác động gián tiếp và trực tiếp đến hiệu quả công tác XHHGD của nhà trường.
Tổ chức các hoạt động phong trào tạo động lực trong huy động tiềm năng của cộng đồng để phát triển giáo dục tiểu học; Mở rộng khả năng đóng góp của mọi người, mọi lực lượng xã hội để phát triển giáo dục.
Việc sử dụng các nguồn lực được xã hội hỗ trợ để đẩy mạnh XHHGD phải được tổ chức và quản lý, sử dụng đúng quy định, đúng mục đích.
Nhà trường cần có cơ chế để huy động sự đóng góp vật lực từ các tổ chức, lực lượng xã hội, các cá nhân. Hàng năm, cần có kế hoạch huy động nguồn nhân lực để xây dựng nhà trường trên cả hai phương diện trí tuệ và sức lao động. Huy động nguồn nhân lực thông qua việc mời các chuyên gia, nhà giáo dục lão thành, các cựu chiến binh, các nhà lãnh đạo quản lý… trong việc bồi dưỡng kiến thức, kinh nghiệm cho đội ngũ, giáo dục truyền thống cho học sinh đồng thời nhanh chóng điều chỉnh, phương thức quản lý không phù hợp và kém hiệu quả. Đổi mới cơ chế ngân sách trong lĩnh vực giáo dục, đầu tư đúng hướng có trọng tâm trọng điểm, tránh dàn trải chú ý đến hiệu quả. Huy động sức lao động xây dựng nhà trường thông qua các hoạt động góp công thay cho đóng góp tài chính.
Cần có cơ chế để huy động sự đóng góp ý kiến cho việc xây dựng nhà trường về mọi mặt. Công khai các mục tiêu giáo dục và kết quả giáo dục của nhà trường để tranh thủ sự góp ý của các cấp, các ngành, của cha mẹ học sinh trong việc giáo dục học sinh. Có sự liên hệ chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể, các tổ chức hội, các khu dân cư… để tranh thủ sự góp ý trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống… Tạo điều kiện về thời gian cho CBQL, giáo viên và nhân viên quản lý và thực hiện công tác XHHGD. Tránh giao quá nhiều việc, việc chồng việc dẫn đến quá tải đối với CBQL và những người làm công tác XHHGD trong nhà trường. Ngoài ra, chính người CBQL và các bên liên quan cũng cần có những biện pháp sắp xếp thời gian hợp lý, đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ
được giao.
Tạo thêm cơ hội tăng cường giao lưu, học tập cho CBQL, giáo viên và nhân viên làm công tác XHHGD, giúp có thêm kinh nghiệm, kế thừa được những cách làm hay, những mô hình hiệu quả.
Quan tâm đến chế độ đãi ngộ về cả vật chất lẫn tinh thần cho người quản lý và thực hiện công tác XHHGD. Hiện nay, Nhà nước vẫn chưa có các quy định cụ thể về phụ cấp, chế độ riêng cho người làm công tác XHHGD ở trường tiểu học nên BGH các trường cần linh động, sáng tạo và kịp thời trong thực hiện các chế độ đãi ngộ. Đãi ngộ bằng tri ân, bằng những động viên, khích lệ về mặt tinh thần và cả đãi ngộ bằng vật chất (như giải quyết chế độ xăng xe, công tác phí, phụ cấp ngoài giờ,...) sẽ giúp người làm công tác XHHGD có thêm động lực khi thực hiện công tác XHHGD
* Mối quan hệ giữa các biện pháp
07 biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác XHHGD ở các trường tiểu học huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định có mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng với nhau, cấu thành một hệ thống trọn vẹn.
Mỗi biện pháp đều có ưu và nhược điểm riêng, nhưng có sự bổ trợ cho nhau, quan hệ tương hỗ với nhau. Vì vậy, cần thực hiện một cách đồng bộ các biện pháp nói trên mới có thể góp phần nâng cao hiệu quả công tác XHHGD của các trường tiểu học huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định trong giai đoạn hiện nay.