Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 97 - 101)

8. Cấu trúc của luận văn:

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết của các biện pháp TT Biện pháp Tính cấp thiết

RCT CT ICT KCT

1

Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, nhân viên và các lực lượng xã hội về tầm quan trọng của việc thực hiện công tác XHHGD

SL 65 10 - -

Tỷ lệ 86,67 13,33 - -

2 Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý công tác XHHGD SL 69 6 - - Tỷ lệ 92,00 8,00 - - 3 Xây dựng kế hoạch XHHGD một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn nhà trường và địa phương

SL 66 9 - - Tỷ lệ 88,00 12,00 - - 4 Tổ chức thực hiện công tác XHHGD có hiệu quả SL 70 5 - - Tỷ lệ 93,33 6,67 - - 5 Tăng cường giám sát, chỉ đạo việc

thực hiện công tác XHHGD

SL 71 4 - -

Tỷ lệ 94,67 5,33 - - 6 Nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh

giá việc thực hiện công tác

SL 70 5 - -

XHHGD

7 Tổ chức các điều kiện hỗ trợ việc thực hiện công tác XHHGD

SL 64 11 - -

Tỷ lệ 85,33 14,67 - -

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra)

Kết quả khảo nghiệm cho thấy, các biện pháp đề xuất đều được các đối tượng khảo nghiệm đánh giá là Rất cấp thiếtCấp thiết đạt tỷ lệ 100%. Biện pháp số 5 “Tăng cường giám sát, chỉ đạo việc thực hiện công tác XHHGD” có tỷ lệ đánh giá rất cấp thiết cao nhất (94,67%). Biện pháp số 7 “Tổ chức các điều kiện hỗ trợ việc thực hiện công tác XHHGD” có tỷ lệ đánh giá rất cấp thiết thấp nhất (85,33%).

Các biện pháp số 2, 4, 6 có tỷ lệ đánh giá cấp thiết cao hơn các biện pháp còn lại (có đến trên 92% số người được hỏi đánh giá là rất cấp thiết). Như vậy, nhìn chung, các biện pháp đều có tính cấp thiết, là những vấn đề cần được giải quyết trong quản lý công tác XHHGD ở các trường tiểu học huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định trong giai đoạn hiện nay.

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp TT Biện pháp Tính khả thi

RKT KT IKT KKT

1

Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, nhân viên và các lực lượng xã hội về tầm quan trọng của việc thực hiện công tác XHHGD

SL 67 18 - -

Tỷ lệ 89,33 10,67 - -

2 Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý công tác XHHGD SL 68 16 - - Tỷ lệ 90,67 9,33 - - 3 Xây dựng kế hoạch XHHGD một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn nhà trường và địa phương

SL 71 4 - -

4 Tổ chức thực hiện công tác XHHGD có hiệu quả

SL 72 3

Tỷ lệ 96,00 4,00

5 Tăng cường giám sát, chỉ đạo việc thực hiện công tác XHHGD

SL 70 5 - -

Tỷ lệ 93,33 6,67 - - 6

Nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác XHHGD

SL 69 5 - -

Tỷ lệ 92,00 8,00 - - 7 Đảm bảo các điều kiện hỗ trợ

việc thực hiện công tác XHHGD

SL 64 11 - -

Tỷ lệ 85,33 14,67 - -

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra)

Kết quả khảo sát cho thấy, các biện pháp đề xuất được đánh giá tính khả thi cao. 100% ý kiến đều cho rằng, 7 biện pháp đề xuất là Rất khả thi

hoặc Khả thi. Biện pháp số 4 “Tổ chức thực hiện công tác XHHGD có hiệu quả” có tỷ lệ đánh giá rất khả thi cao nhất (96,00%), biện pháp số 7 “Tổ chức các điều kiện hỗ trợ việc thực hiện công tác XHHGD” có tỷ lệ đánh giá rất khả thi ít nhất (85,33%). Nhìn chung, các biện pháp được đánh giá có tính khả thi, có thể áp dụng vào thực tiễn các trường tiểu học huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định để nâng cao hiệu quả công tác XHHGD.

Tiểu kết Chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực trạng quản lý công tác XHHGD ở các trường tiểu học huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, luận văn đã xác lập các nguyên tắc đề xuất biện pháp và đề xuất bảy biện pháp chủ yếu của Hiệu trưởng trường tiểu học nhằm quản lý có hiệu quả công tác XHHGD các trường tiểu học ở địa bàn nghiên cứu.

Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ, vừa tạo tiền đề cho nhau, vừa kết hợp với nhau đảm bảo quá trình triển khai thuận lợi, đạt kết quả. Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã nhận được sự đồng thuận cao của các đối tượng khảo sát.

Có thể nhận định rằng, nếu tổ chức thực hiện bảy biện pháp trên một cách khoa học, đồng bộ sẽ tạo được sự chuyển biến cơ bản, góp phần nâng cao hiệu quả việc thực hiện công tác XHHGD, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD và sự phát triển của các trường tiểu học ở địa phương trong giai đoạn hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

Quản lý công tác XHHGD ở trường tiểu học có vị trí, vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả, chất lượng dạy - học và các mục tiêu giáo dục - đào tạo của trường tiểu học. Vì vậy, nâng cao hiệu quả quản lý công tác XHHGD trường tiểu học là một yêu cầu cấp thiết hiện nay.

Từ kết quả nghiên cứu, có thể kết luận một số nội dung cơ bản về các vấn đề lý luận và thực tiễn trong quản lý XHHGD ở các trường tiểu học huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định hiện nay như sau:

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 97 - 101)