8. Cấu trúc của luận văn:
3.1.1. Cơ sở xác lập biện pháp
Các Nghị quyết của Đảng (nhất là từ Đại hội XI) đã tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện XHHGD, coi đây là một chủ trương lớn và cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm tăng cường đầu tư, tạo cơ sở cho sự nghiệp đổi mới và phát triển giáo dục - đào tạo nước nhà.
Ngày 10/5/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 622/QĐ- TTG Về việc ban hành kế hoạch hành động quốc gia thực hiện chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, trong đó nhất mạnh mục tiêu 4 là: “Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người”. Một trong những giải pháp thực hiện là: “Huy động các nguồn lực xã hội cho thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Trong xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của các cấp, bên cạnh nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, chú ý huy động các nguồn lực xã hội khác, đặc biệt từ khu vực doanh nghiệp, khu vực tư nhân cho thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững”.
Ngày 26/6/2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 2161/QĐ-BGDĐT về Kế hoạch thực hiện mục tiêu phát triển bền vững lĩnh vực giáo dục và đào tạo đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. Trong đó, nhấn mạnh đến mục tiêu xây dựng và đánh giá tốt “cộng đồng học tập”, “thành phố học tập”, “công dân học tập” theo định hướng của UNESCO.
Luật Giáo dục(Năm 2005 và Năm 2019, có hiệu lực từ 1/7/2020), Điều lệ trường tiểu học (Ban hành kèm theo Thông tư 12/TT-BGDĐT)...
Thực hiện các chiến lược, chủ trương của Chính phủ, của Bộ Giáo dục và Đào tạo và căn cứ tình hình, tiềm lực thực tiễn của địa phương, HĐND, UBND tỉnh Bình Định cũng đã ban hành các kế hoạch, chiến lược có liên quan đến sự nghiệp giáo dục và công tác XHHGD ở địa phương.
Những căn cứ trên là cơ sở quan trọng để chúng tôi đề xuất các biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường tiểu học huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.