Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục trong và ngoà

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 80 - 83)

8. Cấu trúc của luận văn:

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục trong và ngoà

trường về tầm quan trọng của việc thực hiện công tác XHHGD ở trường tiểu học

3.2.1.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các lực lượng xã hội ở địa phương; cán bộ, giáo viên, công nhân viên trường tiểu học về công tác XHHGD, tạo được sự thống nhất trong hành động. Qua đó, góp phần làm cho các ban ngành, các cấp, các lực lượng xã hội, cán bộ, giáo viên, công nhân viên các trường tiểu học nâng cao được nhận thức, hiểu rõ mục tiêu, nội dung, ý nghĩa công tác XHHGD, từ đó, đồng tình, một lòng chung tay, góp sức thì nơi đó có điều kiện thực hiện tốt, hiệu quả. Sự đồng thuận, thống nhất trong nhận thức, hành động sẽ tạo được tiếng nói chung và có bước đột phá trong việc triển khai công tác XHHGD.

Biện pháp nhằm nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, nhân viên, học sinh, phụ huynh, chính quyền địa phương, các cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp và các lực lượng xã hội khác ở địa phương về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác XHHGD ở trường tiểu học.

Qua tuyên truyền, điều chỉnh được những nhận thức lệch lạc, phiến diện và sai lầm về công tác XHHGD, từng bước nâng dần nhận thức của cán bộ, quần chúng đối với công tác XHHGD, góp phần nâng cao chất lượng công tác XHHGD các trường tiểu học ở địa phương.

3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

thức phù hợp, Hiệu trưởng trường tiểu học tác động nhận thức đến các lực lượng giáo dục:

- Đối với các lực lượng giáo dục ở địa phương

Hiệu trưởng đề xuất với phòng GD&ĐT huyện làm tốt công tác tham mưu để cấp ủy Đảng, HĐND ra các nghị quyết chuyên đề về XHHGD; tham mưu để UBND có các chương trình hành động về thực hiện XHHGD hoặc các chương trình hành động về phát triển KT-XH, trong đó có lồng ghép thực hiện XHHGD.

Bằng nhiều hình thức, Hiệu trưởng các trường tiểu học luôn tranh thủ ý kiến chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự hỗ trợ cũng như sự chia sẻ những khó khăn đối với nhà trường; tạo sự đồng thuận cao trong việc thực hiện công tác XHHGD của nhà trường.

Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác XHHGD, trong đó chú trọng đến nghĩ vụ, quyền lợi của các bên tham gia và vai trò giám sát của cộng đồng.

Tuyên truyền, kêu gọi tinh thần phục vụ cộng đồng của các bên liên quan; cổ vũ, khuyến khích, nêu gương, nhân rộng điển hình, khen thưởng xứng đáng những cách làm hay, giàu sáng tạo, những tấm lòng vàng, những mạnh thường quân và cả những nhà đầu tư, những đơn vị kinh tế trong và ngoài nước giàu tâm huyết với sự nghiệp giáo dục nước nhà.

Công tác tuyên truyền, vận động của Hiệu trưởng về XHHGD đến với xã hội có thể thực hiện bằng nhiều hình thức như thông qua các hội nghị, các buổi họp, các buổi nói chuyện về giáo dục, qua các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương như báo chí, phát thanh, truyền hình, mạng internet. Vừa tuyên tuyền theo chuyên đề vừa thực hiện lồng ghép; vừa thông qua những kênh truyền thống như thông báo, phổ biến, nói chuyện,… vừa tận dụng hiệu quả internet, thư điện tử, mạng xã hội, zalo,... Người làm công tác tuyên

truyền ở trường tiểu học còn phải huy động đông đảo các thành phần xã hội cùng tham gia công tác tuyên truyền, đảm bảo sức lan tỏa rộng đến các bên liên quan.

Việc tuyên truyền, giáo dục cần đảm bảo tính liên tục, tính hệ thống, tính thống nhất. Ở trường tiểu học, BGH phải luôn chủ động và sáng tạo trong công tác tuyên truyền. Bên cạnh những hình thức tuyên truyền tập trung, theo chủ đề, thông qua bản tin, các trường cũng cần tận dụng tốt các cơ hội khi tổ chức họp phụ huynh, sơ - tổng kết năm học, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao,... để thực hiện lồng ghép hoạt động tuyên truyền.

Việc phối hợp với các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội chính quyền địa phương trong tuyên truyền cũng rất cần được quan tâm đúng mức. Do đặc thù địa phương, công tác kêu gọi các tổ chức, cơ sở tôn giáo (nhất là các Sư Chủ trì, Sư thầy, Cha xứ, Mục sư,...) tham gia, hưởng ứng hoạt động tuyên truyền và thực hiện các mục tiêu XHHGD cũng nên được ưu tiên, chú trọng.

Nhà trường chủ động hơn nữa trong việc phối kết hợp với các cơ quan báo chí, truyền thống thực hiện tuyên truyền về công tác XHHGD. Bên cạnh các báo, đài lớn thì hệ thống phát thanh của các đài địa phương, các trang thông tin của chính quyền, tổ chức đoàn thể,... cũng có khả năng chuyển tải, lan toản những thông tin hữu ích, cần thiết và hiệu quả về XHHGD.

Bằng nhiều hình thức phù hợp, Hiệu trưởng cần phải truyên truyền, vận động để hội CMHS nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng cũng như nội dung của XHHGD trong nhà trường để từ đó cùng nhà trường xây dựng và triển khai các kế hoạch về XHHGD từng thời kỳ và từng năm học. Kinh nghiệm cho thấy, ở nơi nào nhà trường biết kết hợp, tranh thủ sự đồng tình, hỗ trợ của lực

lượng CMHS, nơi đó có điều kiện thuận lợi để thực hiện các kế hoạch phát triển GD một cách hiệu quả…

- Đối với các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường

Hiệu trưởng cần quan tâm, tạo điều kiện để mỗi tổ chức, cá nhân trong nhà trường nắm vững ý nghĩa, tầm quan trọng và nội dung XHHGD thông qua các hình thức như cung cấp thông tin, tổ chức các hội thi nghiệp vụ XHHGD, các điển hình về công tác XHHGD vào hoạt động chuyên môn của tổ, của cá nhân để nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi thành viên trong hội đồng sư phạm. Các tổ chức và mỗi một thành viên trong hội đồng sư phạm khi có ý thức đầy đủ và làm tốt nhiệm vụ của mình sẽ tạo nên một nguồn sức mạnh để thực hiện thành công hoạt động XHHGD của nhà trường.

Tăng cường sự tham gia của các cấp ủy Đảng, HĐND, UBND các cấp trong việc chỉ đạo công tác XHHGD của nhà trường, tranh thủ sự đồng tình, hỗ trợ của các ban ngành, đoàn thể, các lực lượng xã hội trong việc thực hiện các nhiệm vụ GD&ĐT. Huy động mọi lực lượng tham gia công tác XHHGD dưới nhiều hình thức; đa dạng các loại quỹ khuyến học, quỹ bảo trợ trẻ em, quỹ hỗ trợ học sinh nghèo vượt khó.

Mở rộng đầu tư, trang bị các cơ sở vật chất hiện đại phục vụ cho hoạt động dạy học của nhà trường.

Củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, thực hiện công bằng trong GD, GD khuyết tật, xây dựng xã hội học tập, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân.

Phát huy vai trò ảnh hưởng của nhà trường đối với địa phương, tạo được uy tín trong sự nghiệp giáo dục ở địa phương…

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 80 - 83)