Các nguyên tắc xây dựng biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 78 - 80)

8. Cấu trúc của luận văn:

3.1.2. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp

3.1.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đề xuất phải hướng vào việc đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác XHHGD ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.

3.1.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi, hiệu quả

Các biện pháp đề xuất thực hiện xã hội hoá giáo dục ở các trường tiểu học huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định phải đảm bảo quy định pháp luật, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, có khả năng huy động nguồn lực, triển khai và ứng dụng để nâng cao hiệu quả công tác XHHGD ở địa phương và phải đáp ứng nhu cầu thực sự của người dân trên địa bàn huyện.

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đề xuất phải hướng vào việc đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác XHHGD ở các trường tiểu học. Để đảm bảo hiệu quả và đẩy mạnh công tác XHHGD, cần tiếp tục tăng cường các biện pháp nhằm khuyến khích đầu tư, bằng nhiều hình thức phù hợp với quy hoạch phát triển, yêu cầu và đặc điểm GD của huyện; tiếp tục đa dạng hoá các loại hình GD, tạo môi trường phát triển để thúc đẩy các cơ sở GDTH phát triển cả về quy mô và chất lượng. Chú trọng XHHGD phải đảm bảo chất lượng và

hiệu quả GD của nhà trường tiểu học. Khi thực hiện phải chú ý sắp xếp, bố trí, lựa chọn công việc phù hợp với thực tế trong từng giai đoạn, trong từng hoàn cảnh cụ thể, hợp lý và có sự hỗ trợ của các lực lượng xã hội để mang lại hiệu quả thiết thực… góp phần nâng cao lượng GD&ĐT, đạt được mục tiêu giáo dục của cấp học.

3.1.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng công tác XHHGD ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Tuy Phước, các biện pháp đề xuất phải phù hợp với tình hình thực tiễn trên địa bàn, góp phần nâng cao hiệu quả XHHGD ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Tuy Phước.

3.1.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ

Việc triển khai thực hiện công tác XHHGD cần phải tiến hành một cách có hệ thống và đồng bộ về nội dung, phương pháp, hình thức XHHGD trên cơ sở thống nhất với các hoạt động dạy học, giáo dục ở trường tiểu học, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động XHHGD nói riêng, chất lượng, hiệu quả GD, ĐT trường tiểu học nói chung.

3.1.2.5. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa, phát triển của hệ thống giá trị tốt đẹp

Nguyên tắc này đòi hỏi khi xác lập các biện pháp, cần tổng kết những kinh nghiệm thực tiễn đã có. Phát huy sức mạnh của tổ chức, cá nhân đóng góp vào công tác GD. Bên cạnh đó, nêu cao vai trò của giáo viên; phát huy sức mạnh của phụ huynh học sinh vì phụ huynh là nhân tố tích cực tham gia vào công tác XHHGD và phải phát huy vai trò của các tổ chức xã hội đóng góp vào sự nghiệp GD, đặc biệt với chính quyền địa phương, tạo dựng mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương để tranh thủ sự chỉ đạo, giúp đỡ của địa phương, của CMHS.

Quan điểm kế thừa một mặt, đòi hỏi việc xác lập các biện pháp cần kế thừa những kinh nghiệm đã được chứng minh là tích cực, khoa học, hiệu quả;

mặt khác có sự sáng tạo và phát triển.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)