Xây dựng kế hoạch xã hội hóa giáo dục một cách khoa học, phù

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 85 - 87)

8. Cấu trúc của luận văn:

3.2.3. Xây dựng kế hoạch xã hội hóa giáo dục một cách khoa học, phù

với thực tiễn nhà trường và địa phương

3.2.3.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Kế hoạch hóa là một trong bốn chức năng quản lý và là một chức năng mang tính chủ đạo trong quá trình quản lý của người Hiệu trưởng. Kế hoạch XHHGD được xây dựng trên một số yếu tố sau: Mục tiêu của việc huy động xã hội; xác định đối tượng huy động; kết quả dự kiến đối với từng đối tượng; thời gian thích hợp nhất; nguyên tắc ưu tiên để sử dụng trong quá trình triển khai thực hiện hoạt động chỉ đạo; sự phân công một số thành viên trong chủ thể huy động các nguồn lực phục vụ sự nghiệp GD&ĐT; chi tiết hóa kế hoạch và hệ thống giải pháp cụ thể để thực hiện kế hoạch.

Việc kế hoạch hóa giúp CBQL thực hiện tốt vai trò quản lý công tác XHHGD bằng các phương pháp và theo một lộ trình khoa học, hiệu quả; là căn cứ, tạo cơ chế phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các đơn vị, tổ chức và cá nhân trong và ngoài nhà trường hướng đến mục tiêu chung.

Vai trò, tầm quan trọng của công tác kế hoạch hóa đã được các nhà nghiên cứu QLGD khẳng định. Đó là nội dung có tính chất tiên quyết, không thể thiếu, là khâu đầu tiên của quy trình quản lý.

Kế hoạch hóa công tác XHHGD giúp Hiệu trưởng thực hiện các chức năng quản lý một cách toàn diện, thúc đẩy các hoạt động phát triển, dự báo được những xu hướng thay đổi trong tương lai để có những quyết định quản lý đúng đắn, phù hợp với điều kiện thực tế tại đơn vị.

3.2.3.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Đối với công tác XHHGD ở trường tiểu học, để xây dựng kế hoạch công tác XHHGD, Hiệu trưởng cần xác định nhu cầu, xác định mục tiêu lâu dài và trước mắt, lựa chọn phương án và kế hoạch hoạt động. Kế hoạch cần được xem xét trên tổng thể kế hoạch phát triển KT-XH, chính sách phát triển GD&ĐT của địa phương, phù hợp với thực tế, đảm bảo tính khả thi, tính thiết thực, chỉ rõ yêu cầu cần đạt, điều kiện để thực hiện yêu cầu đó.

BGH nhà trường phân công CBQL được giao quản lý công tác XHHGD thực hiện xây dựng dự thảo các kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn của nhà trường, trong đó, tập trung vào các nội dung: tuyên truyền về mục đính, ý nghĩa và các chủ trương, chính sách về công tác XHHGD; tham gia xây dựng xã hội học tập và thực hiện phổ cập tiểu học tại địa phương; huy động, kêu gọi các hoạt động chung tay, đầu tư của toàn xã hội cho cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường; vận động các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân khen thưởng, hỗ trợ tích cực cho giáo viên, nhân viên và học sinh có thành tích xuất sắc hoặc có hoàn cảnh khó khăn; phối hợp thực hiện giám sát cộng đồng đối với công tác XHHGD tại trường. Các trường nên tách riêng và xây dựng các kế hoạch XHHGD, tránh lồng ghép hay sơ sài. Bắt đầu từ kế hoạch chiến lược, sau đó cụ thể hóa ra các kế hoạch trung hạn và hàng năm.

kế hoạch học kỳ, tháng, kế hoạch cho các đoàn thể trong nhà trường…

Các kế hoạch XHHGD phải đảm bảo đầy đủ, rõ ràng về nội dung thực hiện, trong đó nên xác định mục tiêu, chỉ tiêu, định mức,... cụ thể; ưu tiên cho những nội dung, mục tiêu cấp bách và hướng tới sự phát triển bền vững, lâu dài; chú trọng các yêu cầu đánh giá ngoài (kiểm định chất lượng), xây dựng trường chuẩn; có phân công nhiệm vụ chính, nhiệm vụ phối hợp, trách nhiệm liên quan cho các cá nhân và tập thể trong trường; có phương pháp thực hiện khả thi, phù hợp với thực tiễn; có thời gian hoàn thành từng nội dung, mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch.

Hiệu trưởng căn cứ kế hoạch XHHGD của nhà trường để phân công bố trí, sắp xếp các bộ phận, các cá nhân khoa học, phổ biến quy chế hoạt động, thống nhất cơ chế phối hợp giữa các ban, các tổ, Hiệu trưởng cần phải năng động sáng tạo trong công tác XHHGD.

Trong quá trình thực hiện, nếu nảy sinh những yêu cầu, những vấn đề ngoài dự kiến thì cần kịp thời điều chỉnh kế hoạch, đặc biệt là với kế hoạch dài hạn (kế hoạch chiến lược). Tuy vậy, về cơ bản, các kế hoạch phải được đảm bảo tính thống nhất, là căn cứ quan trọng hàng đầu để tổ chức thực hiện.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 85 - 87)