Thực trạng về tổ chức bộ máy quản lý công tác xã hội hoá giáo

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 60 - 62)

8. Cấu trúc của luận văn:

2.4.1. Thực trạng về tổ chức bộ máy quản lý công tác xã hội hoá giáo

thức sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng của chủ trương XHHGD; Các trường đã có nhiều nỗ lực trong thực hiện chủ trương, các kế hoạch XHHGD theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền.

Các tầng lớp nhân dân, ngoại trừ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, một số nhà đầu tư quan tâm,… còn lại đa phần không hiểu về khái niệm XHHGD, chưa nắm rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác này đối với sự nghiệp giáo dục hiện nay. Số ít còn xem hoạt động XHHGD chỉ là những kêu gọi, vận động “mua”, “sửa”, “cho”, “quyên góp”, “ủng hộ” của nhà trường.

Các tổ chức đoàn thể chưa phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác XHHGD. Công tác này thường được quan tâm, tổ chức như những phong trào tình nguyện. Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội phụ nữ,… lại thường ra quân, vận động ủng hộ cho trẻ em, học sinh tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, chưa quan tâm nhiều đến con em tại địa phương.

2.4. Thực trạng quản lí công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiểu học huyện Tuy phước, tỉnh Bình Định huyện Tuy phước, tỉnh Bình Định

2.4.1. Thực trạng về tổ chức bộ máy quản lý công tác xã hội hoá giáo dục ở trường tiểu học trường tiểu học

Bộ máy quản lý luôn đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, kế hoạch tại cơ sở. Số lượng và chất lượng đội ngũ CBQL các trường có ý nghĩa như là những đầu tàu cùng toàn trường tham gia và vận động tham gia các hoạt động XHHGD. Dưới đây là kết quả khảo sát về bộ máy quản lý công tác XHHGD ở các trường

Bảng 2.9. Kết quả trưng cầu ý kiến về thực trạng bộ máy quản lý công tác XHHGD ở các trường tiểu học huyện Tuy Phước TT Nội dung đánh giá

Mức độ đánh giá

Tốt Khá TB Yếu Kém

1 Cơ cấu, số lượng SL/140 94 38 8 - -

Tỷ lệ 67,10 27,10 5,80 - -

2

Mức độ đáp ứng công tác quản lý theo đề án vị trí việc làm và theo chức năng, nhiệm vụ được phân công

SL 84 49 7 - -

Tỷ lệ 60,00 35,00 5,00 - -

3

Mức độ đáp ứng theo yêu cầu quản lý công tác XHHGD tại cơ sở

SL 88 41 11 - -

Tỷ lệ 62,90 29,30 7,80 - - 4 Trình độ chuyên môn,

nghiệp vụ nói chung

SL 92 39 9 - - Tỷ lệ 65,70 27,90 6,40 - - 5 Trình độ, kinh nghiệm về quản lý công tác XHHGD SL 81 40 19 - - Tỷ lệ 57,86 28,57 13,57 - - 6 Tinh thần học tập, trau dồi năng lực, rèn luyện phẩm chất

SL 85 35 20 - -

Tỷ lệ 60,71 25,00 14,29 - -

7

Sức sáng tạo, đổi mới, cải tiến trong quản lý nói chung và quản lý công tác XHHGD nói riêng ở đơn vị

SL 64 56 18 2 -

Tỷ lệ 45,71 40,00 12,86 1,43 -

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra)

Kết quả tổng hợp cho thấy: Bộ máy quản lý công tác XHHGD ở các trường tiểu học huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định được đánh giá khá tốt, nhất là về cơ cấu, số lượng; mức độ đáp ứng công tác quản lý theo đề án vị trí việc làm; mức độ đáp ứng yêu cầu quản lý công tác XHHGD tại cơ sở; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nói chung. Có hơn 90% người được hỏi đánh giá các nội dung

trên từ mức Khá đến Tốt, các nội dung còn lại tỷ lệ cũng đạt hơn 85%.

Có từ 12,86% đến 14,29% người tham gia khảo sát đánh giá các nội dung Trình độ, kinh nghiệm về quản lý công tác XHHGD; Tinh thần học tập, trau dồi năng lực, rèn luyện phẩm chất; Sức sáng tạo, đổi mới, cải tiến trong quản lý nói chung và quản lý công tác XHHGD nói riêng ở đơn vị ở mức

Trung bình. Riêng nội dung cuối cùng (Sức sáng tạo, đổi mới, cải tiến…) có 2/140 người đánh giá Yếu (tỷ lệ 1,43%). Theo các ý kiến trả lời phỏng vấn trực tiếp, một số CBQL trường tiểu học huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định còn ít kinh nghiệm trong thực hiện công tác XHHGD, chưa mạnh dạn, sáng tạo trong những cách thức thực hiện chủ trương trên. Một phần cũng do các chính sách còn chung chung, ít cụ thể, một vài quy định lại quá chặt chẽ nên các trường gặp không ít khó khăn trong việc huy động sự chung tay của toàn xã hội đối với sự nghiệp GD&ĐT. Ngoài ra, lực lượng CBQL trường tiểu học huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định phải dành rất nhiều thời gian cho các hoạt động chuyên môn, công tác kiêm nhiệm, hội họp, tập huấn, bồi dưỡng,… nên quỹ thời gian thực hiện công tác XHHGD còn khá hạn hẹp. Đây cũng là khó khăn chung của ngành GD&ĐT huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định trong việc tổ chức thực hiện XHHGD ở các cơ sở giáo dục.

Ở một số ít trường tiểu học, công tác XHHGD được thực hiện bằng những biện pháp do người CBQL mày mò, “tự nghĩ ra”. Các hoạt động giao lưu, trao đổi, tìm hiểu kinh nghiệm, nhân rộng điển hình, học tập lẫn nhau về quản lý XHHGD ở trường học tại địa phương và với các địa phương khác rất hạn chế.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 60 - 62)