8. Cấu trúc luận văn
1.2.4. Quản lý hoạt động dạy học
1.2.4.1. Hoạt động dạy học
HĐDH bao gồm hai hoạt động thống nhất biện chứng: hoạt động giảng dạy của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh. Trong đó, dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của giáo viên, người học tự giác, tích cực tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động học tập của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học.
Trong HĐDH, hoạt động giảng dạy của giáo viên có vai trò chủ đạo, hoạt động học của học sinh có vai trò tự giác, chủ động, tích cực. Hoạt động giảng dạy của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh có liên hệ tác động lẫn nhau. Nếu thiếu một trong hai hoạt động đó thì việc dạy học không diễn ra.
Theo các tác giả Thái Văn Thành và Chu Thị Lục thì: “Dạy học là một bộ phận của quá trình sư phạm tổng thể, là quá trình tác động qua lại giữa
giáo viên và học sinh nhằm truyền thụ vã lĩnh hội tri thức khoa học, những kỹ năng, kỹ xảo hoạt động nhận thức và thực tiễn, trên cơ sở đó phát triển năng lực tư duy và hình thành thế giới quan khoa học”[19, tr. 1].
HĐDH là hoạt động chung của người dạy và người học, hai hoạt động này song song tồn tại và phát triển trong cùng một quá trình thống nhất. Quá trình này là một bộ phận hữu cơ của quá trình giáo dục tổng thể. Trong đó:
- Vai trò của nhà sư phạm là định hướng, thực hiện việc truyền thụ tri thức, kỹ năng và kỹ xảo đến người học một cách hợp lý, khoa học, do đó luôn có vai trò và tác dụng chủ đạo.
Người học tiếp thu một cách có ý thức, độc lập và sáng tạo hệ thống kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo, hình thành năng lực và thái độ đúng đắn. Người học là chủ thể sáng tạo của việc học, của việc hình thành nhân cách của bản thân.
Như vậy, hoạt động dạy học bao gồm hai hoạt động quan hệ mật thiết với nhau, đó là hoạt động dạy của thầy với vai trò chỉ đạo, tổ chức và điều khiển việc lĩnh hội, chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ và hoạt động học của trò nhằm tổ chức các điều kịên đảm bảo cho lĩnh hội tri thức, kỹ năng và thái độ và chuyển chúng thành kinh nghiệm của cá nhân.
Trong hoạt động dạy, công việc của thầy là tổ chức, điều khiển những hoạt động chiếm lĩnh tri thức của học sinh. HĐDH ngày càng phải đáp ứng yêu cầu của thực tiễn với phương pháp dạy học phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.
Hoạt động học được thể hiện ở việc HS tiếp nhận nhiệm vụ và kế hoạch do GV đề ra, có kỹ năng thực hiện các thao tác học tập nhằm giải quyết các nhiệm vụ do GV yêu cầu, tự điều chỉnh hoạt động học tập dưới sự kiểm tra của GV và tự kiểm tra của bản thân, tự tổ chức, tự điều khiển, tự đánh giá
hoạt động dạy học để đạt kết quả tốt. Nội dung của hoạt động học là tri thức, kỹ năng và thái độ.
Theo GS.TS. Phạm Minh Hạc: “Hoạt động học nhằm tiếp thu (lĩnh hội) những điều của hoạt động dạy truyền thụ và biến những điều tiếp thu được thành năng lực thể chất và năng lực tinh thần” [7, tr.138].
HĐDH thường diễn ra trong một thời gian, vì thế “Quá trình dạy học là quá trình hoạt động của hai chủ thể, trong đó dưới sự tổ chức, hướng dẫn và điều khiển của giáo viên, học sinh nhận thức lại nền văn minh nhân loại và rèn luyện hình thành kỹ năng hoạt động, tạo lập thái độ sống tốt đẹp” [7, tr.58].
- QTDH là toàn vẹn, tích hợp của các thành tố: mục đích và nhiệm vụ dạy học, nội dung dạy học, các phương pháp và phương tiện dạy học, thầy giáo với hoạt động dạy và học sinh với hoạt động học, kết quả dạy học. Các thành tố của nó luôn tương tác với nhau, thâm nhập vào nhau, quy định lẫn nhau để tạo nên sự thống nhất biện chứng giữa:
+ Dạy và học.
+ Truyền đạt và điều khiển trong dạy. + Lĩnh hội và tự điều khiển trong học.
+ Khái niệm khoa học là điểm xuất phát của dạy, lại là điểm kết thúc của học.
- QTDH là hoạt động cộng tác giữa các chủ thể: giáo viên - học sinh, giáo viên - nhóm học sinh.
- QTDH là quá trình nhận thức của học sinh dưới sự tổ chức, điều khiển của giáo viên. Với tác động sư phạm của mình, thầy tổ chức, điều khiển hoạt động học tập của trò. Một kết luận có giá trị thực tiễn rút ra từ sự phân tích trên đối với người quản lý nhà trường là: hành động quản lý (điều khiển hoạt động dạy học) của CBQL chủ yếu tập trung vào hoạt động dạy của thầy và trực tiếp với
thầy, gián tiếp với trò, thông qua hoạt động dạy của thầy quản lý hoạt động học của trò và các điều kiện vật chất kỹ thuật.
1.2.4.2. Quản lý hoạt động dạy học
Quản lý hoạt động dạy học là hệ thống các tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý lên tất cả các nguồn lực nhằm đẩy mạnh hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS để đạt mục tiêu dạy học đã định.
Từ những cơ sở lí luận đã phân tích, chúng ta có thể định nghĩa: “Quản lý HĐDH là quản lý hoạt động truyền thụ kiến thức, kĩ năng cho người học của người thầy thông qua hoạt động dạy”. Hay nói khác hơn đó là “Quản lý quá trình tổ chức, điều khiển, lãnh đạo hoạt động của thầy trong giảng dạy đối với học sinh, đảm bảo cho học sinh thực hiện đầy đủ và có chất lượng cao những yêu cầu đã được qui định phù hợp với mục đích dạy học ”.
Quá trình dạy và học là hệ thống những hành động liên tiếp của GV với HS (được GV hướng dẫn), nhằm làm cho HS tự giác nắm vững hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và trong quá trình đó nắm vững năng lực nhận thức, nắm được các yếu tố của văn hóa lao động trí óc và chân tay, hình thành những cơ sở thế giới quan và nhân sinh quan đúng đắn.
Nếu xét dạy và học như một hệ thống thì quan hệ giữa hoạt động dạy và hoạt động học là quan hệ điều khiển. Do đó, quản lý HĐDH chủ yếu tập trung trực tiếp vào quản lý hoạt động dạy của thầy, thông qua hoạt động dạy của thầy quản lý hoạt động học của trò để đạt được các mục tiêu dạy học.
Tiếp cận theo các chức năng quản lý, thì nội dung quản lý hoạt động dạy học là: quản lý công tác kế hoạch dạy học; quản lý công tác tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học; quản lý công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học; quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học.
Tiếp cận theo các thành tố của QTDH, thì nội dung quản lý HĐDH là: quản lý mục tiêu, chương trình, kế hoạch dạy học; quản lý nội dung, hình
thức, phương pháp dạy học và đánh giá kết quả; quản lý các điều kiện đảm bảo cho HĐDH.