Mô tả quá trình khảo sát

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 51 - 73)

8. Cấu trúc luận văn

2.1. Mô tả quá trình khảo sát

- Chọn mẫu điều tra

Để việc khảo sát thực trạng quản lý HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực ở các trường THCS được khách quan, chúng tôi tiến hành chọn mẫu điều tra:

+ Chọn phát phiếu khảo sát thực trạng tại sáu trường THCS huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định (THCS Mỹ Châu, THCS Mỹ Lộc, THCS Mỹ Phong, THCS Mỹ Thắng, THCS TT Phù Mỹ, THCS TT Bình Dương).

+ Mẫu điều tra gồm 12 CBQL, 6 tổ trưởng chuyên môn, 34 GV dạy bộ môn Toán và 300 HS ở 6 trường THCS đã chọn.

+ Chọn mẫu phỏng vấn gồm Hiệu trưởng, P Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn và GV môn Toán diễn ra tại 6 trường THCS huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.

+ Chọn mẫu quan sát HĐDH và quản lý HĐDH môn Toán diễn ra tại 6 trường THCS huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.

- Xây dựng bộ công cụ điều tra

+ Thiết kế bộ phiếu điều tra: Phiếu điều tra xoay quanh những vấn đề về HĐDH và quản lý HĐDH môn Toán ở trường THCS mà chúng tôi đã trình bày ở chương 1, gồm 02 bộ phiếu, phiếu dành cho CBQL và GV, phiếu dành cho HS (xem Phụ lục 1, Phụ lục 2).

+ Thiết kế bộ câu hỏi phỏng vấn: Bộ câu hỏi phỏng vấn xoay quanh những vấn đề quản lý đã nêu ở chương 1, nhưng ở đây chúng tôi chỉ phỏng

vấn những nội dung chính để lấy ý kiến dựa trên thực tế quản lý của CBQL từ các trường, góp phần vào phân tích đúng thực trạng (xem Phụ lục 3).

+ Thiết kế phiếu quan sát: Chúng tôi xây dựng phiếu quan sát HĐDH và quản lý HĐDH môn Toán ở sáu trường THCS huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định để thu thập thêm những thông tin cần thiết góp phần vào phân tích và đánh giá đúng thực trạng (xem Phụ lục 4).

- Tiến hành lấy thông tin

+ Phát phiếu điều tra: 18 phiếu cho CBQL, 34 phiếu cho GV dạy Toán (Phụ lục 1) và 300 phiếu cho HS (Phụ lục 2) tại 6 trường đã chọn mẫu.

+ Tiến hành phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn và GV Toán (12 người tham gia) về các vấn đề trong bộ câu hỏi phỏng vấn.

+ Tiến hành quan sát: quan sát các HĐDH, hồ sơ, sổ sách của GV và hồ sơ quản lý của Hiệu trưởng có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

- Xử lí số liệu

Để xử lí toàn bộ số liệu và thông tin thu thập được, chúng tôi sử dụng phối hợp phương pháp phân tích SWOT và phương pháp thống kê. Cụ thể:

+ Dùng phương pháp thống kê để xử lí số liệu từ các phiếu điều tra (xem Phụ lục 5, Phụ lục 7).

+ Dùng phương pháp phân tích SWOT để xác định thực trạng của các trường THCS trên địa bàn khảo sát. Thông qua nội dung thu được từ phiếu điều tra, phỏng vấn và quan sát chúng tôi tiến hành xác định đâu là điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi và khó khăn của các trường THCS để phân tích và đánh giá đúng thực trạng, góp phần xác định chính xác về công tác quản lý hoạt động dạy học môn Toán của các trường THCS huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định năm học 2019 - 2020 và năm học 2020 - 2021, làm cơ sở cho việc xây dựng các biện pháp quản lý.

2.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa-xã hội, giáo dục của huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định

2.2.1. Điều kiện tự nhiên

Huyện Phù Mỹ là một trong 11 huyện, thành phố của tỉnh Bình Định, đồng thời cũng là một huyện đồng bằng, sản suất nông nghiệp là chủ yếu, một số xã ven biển sống chủ yếu bằng nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy, hải sản. Cùng với cả nước giáo dục của huyện Phù Mỹ đang từng bước phát triển phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh lịch sử, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội.

Phù Mỹ là huyện ven biển của tỉnh Bình Định, có diện tích tự nhiên là 555,92 km2. Phía Bắc giáp huyện Hoài Nhơn, phía Nam giáp huyện Phù Cát, phía Tây giáp huyện Phù Cát và huyện Hoài Ân, phía Đông giáp biển Đông. Toàn huyện có 19 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 02 thị trấn và 17 xã; với dân số 174.106 người, mật độ dân số khoảng 313 người/km2 (năm 2020),

2.2.2. Khái quát về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội

Kinh tế của huyện Phù Mỹ phát triển và duy trì tốc độ tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; năng suất lao động và thu nhập của người dân được nâng lên. Giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2010) giai đoạn 2015-2020 tăng bình quân 11,07%/năm (NQĐH XVIII: 10,7%); trong đó, nông, lâm, thủy sản tăng 6,46% (NQĐH XVIII: 5,4%), công nghiệp – xây dựng tăng 12,04% (NQĐH XVIII: 11,9%), thương mại – dịch vụ tăng 16,74% (NQĐH XVIII: 16,7%). Tỷ trọng nông, lâm, thủy sản 35,97%; công nghiệp – xây dựng 34,46%; thương mại - dịch vụ 29,57% (NQĐH XVIII: Nông, lâm, thủy sản 32%; công nghiệp - xây dựng 39%; thương mại - dịch vụ 29%). Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 là 52,35 triệu đồng (NQĐH XVIII đề ra đến năm 2020 là 52,3 triệu đồng) [10].

Lĩnh vực văn hoá - xã hội tiếp tục được củng cố và có những bước tiến bộ rõ rệt. Chính quyền các cấp được củng cố và kiện toàn, công tác cải cách

hành chính đạt được kết quả rất phấn khởi, an ninh quốc phòng được tăng cường, chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Xây dựng văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội. Các cấp chính quyền quản lý chặt chẽ hoạt động dịch vụ văn hoá, chống văn hoá phẩm đồi trụy, bảo vệ và phát huy tốt di sản văn hoá dân tộc và của địa phương, xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh; tích cực giải quyết việc làm, thực hiện tốt các chính sách xã hội, xây dựng và từng bước hiện đại hoá các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn huyện. Đồng thời thực hiện hiệu quả chính sách xã hội phấn đấu giảm hộ đói, hộ nghèo, tăng nhanh hộ giàu, đảm bảo các chế độ chính sách, an sinh xã hội trên địa bàn huyện.

Nhìn chung, huyện Phù Mỹ có nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, các cụm công nghiệp đang hình thành và phát triển. Tuy nhiên hiện nay việc hình thành các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện đã để lại nhiều thảm họa về môi trường ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân. Tình hình chính trị, văn hóa - xã hội tương đối ổn định, thế nhưng ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, các gia đình chủ yếu lo làm giàu, hơn nữa vấn đề tìm việc làm cũng nan giải nên các gia đình ít quan tâm đến việc học của con em. Đây cũng là thách thức của ngành giáo dục huyện nhà.

2.2.3. Khái quát tình hình giáo dục của huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định

Hệ thống mạng lưới trường lớp tiếp tục được củng cố, chất lượng giáo dục toàn diện và mũi nhọn ở các bậc học ngày càng được nâng cao; công tác phổ cập giáo dục ở các bậc học duy trì ổn định và phát triển vững chắc. Công tác đầu tư xây dựng CSVC, trang thiết bị trường học và xây dựng trường chuẩn quốc gia đạt hiệu quả cao. Công tác khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập đạt được nhiều kết quả tích cực. Chất lượng hoạt động của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện từng bước được nâng lên, đã đào tạo cho 1.296 lao

động nông thôn. Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo nghề đến năm 2020 là 38,8% (NQĐH XVIII: trên 35%) [10].

Theo báo cáo tổng kết năm học 2019 - 2020 của phòng GD&ĐT huyện Phù Mỹ. Đội ngũ CBQL, GV, công nhân viên toàn huyện đến năm học 2019 - 2020 có: 1.970 người, trong đó: 1.562 GV; 157 CBQL; 251 nhân viên. Cụ thể: Mầm non có: 382 người, Tiểu học có: 874 người, THCS có: 699 người, Cơ quan Phòng GD & ĐT có: 15 người. Có 74 đơn vị trường học từ mầm non đến THPT (22 trường Mẫu giáo; 28 trường Tiểu học; 18 trường THCS; 06 trường THPT), có 01 Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Giáo dục nghề nghiệp, có 19 Trung tâm học tập cộng đồng ở 19 xã, thị trấn. Đến năm học 2019 - 2020, trên địa bàn huyện đã có 54 trường đạt chuẩn Quốc gia. Chất lượng GD&ĐT ngày càng nâng cao.

Nhìn chung, trong những năm qua ngành GD&ĐT huyện Phù Mỹ nói chung và các trường THCS nói riêng phát triển mạnh và thu được nhiều kết quả rất đáng phấn khởi. Mạng lưới trường lớp ổn định và phát triển, loại hình giáo dục đa dạng đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Chất lượng giáo dục chuyển biến tích cực. Đội ngũ CBQL và GV đảm bảo đủ về cơ cấu, số lượng và chất lượng. Quan tâm đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Tuy nhiên, trên địa bàn huyện tỷ lệ HS bỏ học ở các cấp học còn. Chất lượng giáo dục chưa đồng đều ở các loại hình trường. Cơ sở vật chất còn thiếu, các phòng chức năng, thiết bị dạy học chưa đủ đáp ứng yêu cầu.

- Đội ngũ CBQL, GV và GV dạy môn Toán các trường THCS huyện Phù Mỹ:

Bảng 2.1 - Đội ngũ cán bộ quản lý Năm học Tổng số Nữ Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ Trình độ lí luận chính trị Số năm làm công tác quản lý Trên ĐH ĐH Cao cấp Tr. cấp Sơ cấp Dưới 5 năm Từ 5 đến 10 năm Trên 10 năm 2019-2020 37 04 1 37 0 37 0 7 10 20

Qua bảng số liệu, ta nhận thấy đội ngũ CBQL tương đối đủ về số lượng, đạt chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và có thâm niên về công tác quản lý. Tuy nhiên, về trình độ lý luận chính trị vẫn còn một số CBQL chưa đạt chuẩn.

Bảng 2.2 - Đội ngũ giáo viên

Năm học Tổng

số Nữ

Trình độ

đào tạo Danh hiệu Tuổi

Trên ĐH ĐH GV GD cấp tỉnh GVGD cấp huyện Dưới 30 Từ 30 đến 50 Trên 50 2019-2020 699 156 0 699 90 450 155 438 106

Bảng 2.3 - Đội ngũ giáo viên Toán

Năm học Tổng

số Nữ

Trình độ

đào tạo Danh hiệu Tuổi

Trên ĐH ĐH GVGD cấp tỉnh GVGD cấp trường Dưới 30 Từ 30 đến 50 Trên 50 2019-2020 89 31 0 89 13 55 21 51 17

Theo kết quả khảo sát (Bảng 2.2, Bảng 2.3), chúng ta thấy đội ngũ GV và GV Toán các trường THCS huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định đảm bảo số lượng và chất lượng, đạt chuẩn về trình độ đào tạo. Tuy nhiên số lượng GV trên chuẩn và số lượng GV dạy giỏi các cấp còn thấp.

- Kết quả giáo dục các trường THCS huyện Phù Mỹ:

Tỉ lệ xếp loại học lực chúng ta nhận thấy: Về học lực số lượng học sinh khá, giỏi tăng đều; số lượng học sinh yếu, kém giảm đều theo các năm.

Bảng 2.4 - Tỉ lệ xếp loại học lực của học sinh

TS HS

Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém TB trở lên

SL % SL % SL % SL % SL % SL %

9776 1074 11 3686 37.7 4850 49.6 151 1.54 15 0.15 9610 98.3

Bảng 2.5 - Tỉ lệ xếp loại hạnh kiểm của học sinh

TS HS Tốt Khá Trung bình Yếu TB trở lên SL % SL % SL % SL % SL % 9776 7755 79.3 1916 19.6 104 1.06 1 0.01 9775 99.99

Tỉ lệ xếp loại hạnh kiểm chúng ta nhận thấy: Về hạnh kiểm, nhìn chung các trường THCS trong huyện có tỷ lệ HS xếp loại hạnh kiểm khá, tốt tương đối cao, tỷ lệ HS xếp loại hạnh kiểm tốt tăng đều, xếp loại hạnh kiểm trung bình, yếu giảm đều trong các năm. Điều này là một thuận lợi lớn cho giáo dục bậc THCS huyện Phù Mỹ.

Bảng 2.6 - Tỉ lệ chất lượng đạo tạo môn Toán của học sinh

TS HS

Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém TB trở lên

SL % SL % SL % SL % SL % SL %

9776 1262 12.9 3407 33.3 4549 46.5 548 5.6 10 0.1 9218 94.3

Chất lượng đào tạo môn Toán nhìn chung nằm ở mức cao, tỉ lệ học sinh đạt loại khá, giỏi chiếm tỉ lệ lớn (46.2%). Tuy nhiên tỉ lệ học sinh đạt loại kém chiếm tỉ lệ không nhiều (0.1%). Tỉ lệ điểm kém môn Toán làm ảnh hưởng đế chất lượng giáo dục chung toàn huyện (Tỉ lệ học sinh có học lực kém 0.15% Bảng 2.4)

2.3. Thực trạng hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực của giáo viên ở các trường THCS huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định

2.3.1. Thực trạng thực hiện mục tiêu, chương trình dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực

Môn Toán giúp HS hoàn thiện kiến thức phổ thông, cơ bản, cần thiết để tiếp tục học các ngành khoa học kỹ thuật và vận dụng trong cuộc sống thực tiễn. Học sinh có kỹ năng quan sát các hiện tượng và các quá trình trong tự nhiên, trong đời sống hằng ngày, trong thí nghiệm để thu thập và xử lý thông tin để giải quyết các vấn đề đơn giản trong đời sống, sản xuất ở mức độ phổ thông.

Chương trình dạy học môn Toán phải thực sự là một kế hoạch hành động sư phạm kết nối mục tiêu giáo dục với các lĩnh vực nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học, tiến trình dạy học và cách thức đánh giá kết quả học tập của HS. Nội dung dạy học cần dựa trên cơ sở một chương trình chuẩn, đảm bảo tính phổ thông, toàn diện, hướng nghiệp. Đồng thời nội dung dạy học môn Toán ở trường THCS phải cơ bản, thiết thực và cập nhật với sự phát triển của khoa học - công nghệ, kĩ thuật - xã hội.

Bảng 2.7 - Kết quả khảo sát việc thực hiện mục tiêu, chương trình, kế hoạch dạy học

TT Nội dung đánh giá

thực hiện Không thực hiện SL TL SL TL 1.1

Đảm bảo thực hiện mục tiêu dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS về kiến thức, kỹ năng, thái độ.

52 100.0 0 0

1.2 Lập kế hoạch dạy học môn Toán theo định hướng

phát triển năng lực HS của GV. 52 100.0 0 0

1.3 Đảm bảo dạy đúng, dạy đủ theo phân phối

chương trình. 52 100.0 0 0

1.4 Đảm bảo kiến thức, kỹ năng trọng tâm cơ bản

của bài học. 52 100.0 0 0

1.6 Cập nhật những thành tựu mới trong DH Toán

theo định hướng phát triển năng lực HS. 15 28.8 37 71.2

1.7 Phân hóa nội dung dạy học phù hợp với các đối

tượng HS. 15 28.8 37 71.2

Phân tích kết quả khảo sát (Bảng 2.7);

- Nội dung 1.1, 1.2, 1.3, 1.4 và 1.5 cho thấy CBQL và GV tất cả các trường đánh giá có thực hiện (100.0%).

- Nội dung 1.6 và 1.7 có hai trường thực hiện (28.8%) và bốn trường không thực hiện (71.2%), điều đó cho thấy GV Toán ở các trường thực hiện chưa đồng bộ những nội dung này.

Theo kết quả đánh giá (Bảng 2.8):

- Nội dung 1.1, 1.3, 1.4 và 1.5 cho thấy giáo viên thực hiện đạt mức khá, tốt, nhưng nội dung 1.2 CBQL và GV cho rằng việc thực hiện chỉ đạt mức trung bình (71,2%).

Bảng 2.8 - Kết quả thực hiện mục tiêu, chương trình, kế hoạch dạy học môn Toán

TT Nội dung đánh giá

Kết quả đạt được

Tốt Khá Trung

bình Yếu

SL TL SL TL SL TL SL TL

1.1

Đảm bảo thực hiện mục tiêu dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS về kiến thức, kỹ năng, thái độ.

44 84.6 8 15.4 0 0 0 0

1.2

Lập kế hoạch dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS của GV.

7 13.5 8 15.4 37 71.2 0 0

1.3 Đảm bảo dạy đúng, dạy đủ theo

phân phối chương trình. 44 84.6 8 15.4 0 0 0 0

1.4 Đảm bảo kiến thức, kỹ năng trọng

tâm cơ bản của bài học. 42 80.8 10 19.2 0 0 0 0

1.5 Đảm bảo tính hệ thống của nội dung

Như vậy, GV các trường đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu, nội dung, chương trình, chuẩn kiến thức, kỹ năng trong dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS. Tuy nhiên qua kết quả khảo sát và phỏng vấn

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 51 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)