Định hướng để xây dựng biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toán

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 93 - 94)

8. Cấu trúc luận văn

3.1. Định hướng để xây dựng biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toán

Toán theo định hướng phát triển năng lực ở các trường THCS huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định

Cùng với sự phát triển giáo dục của cả nước, giáo dục tỉnh Bình Định nói chung và giáo dục huyện Phù Mỹ nói riêng, trong đó có giáo dục THCS cần tập trung vào các nội dung: Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đảm bảo đủ về cơ cấu, số lượng, đạt chuẩn về trình độ đào tạo và chuyên môn nghiệp vụ. Mạng lưới trường lớp tiếp tục được củng cố, hoàn thiện, cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy học được chú trọng đầu tư, cảnh quan môi trường học tập được cải thiện. Hướng nghiệp và phân luồng trong giáo dục. Yêu cầu đặt ra đối với giáo dục THCS huyện Phù Mỹ là phải nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, hoàn thiện học vấn phổ thông, định hướng phân luồng học sinh. Để đạt được yêu cầu này cần phải nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng các trường THCS.

Theo Luật số 43/2019/QH14 ngày 14/06/2019 xác định:

Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ

quốc và hội nhập quốc tế.

Tại mục 4, điều 29 Luật Giáo dục chỉ rõ:

Giáo dục trung học phổ thông nhằm trang bị kiến thức công dân; bảo đảm cho học sinh củng cố, phát triển kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có hiểu biết thông thường về kỹ thuật, hướng nghiệp; có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Để đạt được những mục tiêu trên thì HĐDH và quản lý HĐDH ở trường THCS đóng vai trò quan trọng. Như chúng tôi đã trình bày ở chương 1, quản lý HĐDH là quản lý quá trình tổ chức, điều khiển, lãnh đạo hoạt động của GV trong quá trình giảng dạy đối với HS, đảm bảo cho HS thực hiện đầy đủ và có chất lượng những yêu cầu đã được quy định phù hợp với mục đích dạy học. Tiếp cận theo các thành tố của QTDH, thì nội dung quản lý HĐDH là quản lý mục tiêu, chương trình, kế hoạch dạy học; quản lý nội dung, hình thức, phương pháp dạy học và đánh giá kết quả; quản lý các điều kiện đảm bảo cho HĐDH.

Để xây dựng những biện pháp quản lý HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực ở các trường THCS trong huyện, chúng ta cần phải căn cứ vào cơ sở lý luận quản lý HĐDH môn Toán ở trường THCS, tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của địa phương, điều kiện thực tiễn của các đơn vị và thực trạng quản lý HĐDH môn Toán tại các trường THCS huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)