8. Cấu trúc luận văn
2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Việc đầu tư về tài chính và cơ sở vật chất cho các nhà trường trong những năm gần đây đã có những chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng kịp để phục vụ cho sự nghiệp đổi mới giáo dục.
Công tác quản lý chưa thực sự nhạy bén trong điều kiện mới. CBQL còn hạn chế về năng lực và phương pháp quản lý. Hiệu trưởng sử dụng các
biện pháp quản lý chưa đồng bộ, chưa kiên quyết, chưa mạnh dạn chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học.
Việc tổ chức bồi dưỡng cho GV về chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp, sử dụng các thiết bị dạy học... nhìn chung chưa hiệu quả, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác bồi dưỡng GV.
Công tác thanh tra, kiểm tra chưa được thường xuyên, chưa hiệu quả, chưa thúc đẩy GV hoàn thành công việc một cách có chất lượng.
Đội ngũ GV môn Toán có trình độ chuyên môn giỏi và kinh nghiệm giảng dạy ít. Một số GV ngại đổi mới phương pháp, thường dạy theo lối truyền thống, chưa thực sự tự giác trong việc tự học và tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn. GV Dạy Toán khai thác và sử dụng trang thiết bị dạy học còn nhiều hạn chế và chưa phát huy tác dụng.
Công tác quản lý, sử dụng khai thác cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực ở các trường THCS chưa hiệu quả, các thiết bị thí nghiệm chất lượng không đảm bảo.
Trong những năm gần đây mặc dù đời sống của cán bộ GV, công nhân viên đã được cải thiện, song so với mặt bằng chung của sự phát triển xã
hội thì đội ngũ cán bộ giáo viên còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Điều kiện kinh tế gia đình HS còn khó khăn nên việc đầu tư học tập cho con em họ còn hạn chế, nhiều gia đình phó mặc cho nhà trường.
Tiểu kết chương 2
Trong chương này, chúng tôi đã khái quát đặc điểm về địa lí, dân cư và tình hình phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở đó chúng tôi đề cập tới mạng lưới trường lớp và tình hình giáo dục của các trường THPT huyện Phù Mỹ. Đặc biệt cũng trong chương này, chúng tôi đã làm sáng tỏ về thực trạng quản lý HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực ở các trường THCS huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Đồng thời, chúng tôi cũng chỉ ra những thành công, hạn chế và các nguyên nhân của những hạn chế, làm cơ sở để đề xuất các biện pháp quản lý HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực ở các trường THCS huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định trong chương 3 của luận văn.
Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN PHÙ MỸ,
TỈNH BÌNH ĐỊNH