Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 102 - 104)

8. Cấu trúc luận văn

3.3.4. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

3.3.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Trong quá trình dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS là một khâu quan trọng nhằm xác định thành tích học tập và mức độ chiếm lĩnh

tri thức, kỹ năng, thái độ học tập của HS. Đổi mới PPDH cần gắn liền với đổi mới quá trình dạy học cũng như đổi mới việc kiểm tra và đánh giá thành tích học tập của HS.

Đối với HS, kiểm tra, đánh giá có tác dụng thúc đẩy quá trình học tập phát triển không ngừng. Kiểm tra, đánh giá chẳng những là biện pháp để hoàn thiện nội dung học tập mà còn là điều kiện để rèn luyện phương pháp và hình thành thái độ học tập tích cực cho HS.

Đối với GV, kết quả kiểm tra, đánh giá vừa phản ánh thành tích học tập của HS vừa giúp GV tự đánh giá vốn tri thức, trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm của mình.

Đối với CBQL, kiểm tra đánh giá là biện pháp để đánh giá kết quả đào tạo cả về định lượng và định tính. Đó là cơ sở để thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức HĐDH.

3.3.4.2. Nội dung của biện pháp

Nâng cao nhận thức của GV về ý nghĩa, tầm quan trọng, chức năng và các yêu cầu sư phạm của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS.

Xây dựng kế hoạch khảo sát chất lượng đầu năm, kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra cuối học kỳ. Chỉ đạo đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá HS tập trung vào các hướng sau:

Chuyển từ chủ yếu đánh giá kết quả học tập cuối học kỳ, năm học sang sử dụng các loại hình thức đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ nhằm mục đích phản hồi điều chỉnh quá trình dạy học (đánh giá quá trình). Chuyển từ chủ yếu đánh giá kiến thức, kỹ năng sang đánh giá năng lực người học (HS). Tức là chuyển trọng tâm đánh giá chủ yếu từ ghi nhớ, hiểu kiến thức,… sang đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết những vấn đề của thực tiễn. Chuyển đánh giá từ một hoạt động gần như độc lập với quá trình dạy học sang

việc tích hợp đánh giá vào quá trình dạy học.

Tổ chức cho GV học tập nắm vững qui định về kiểm tra, thi, ghi điểm, cộng điểm, đánh giá, xếp loại học lực của HS.Tổ chức kiểm tra, thi đúng quy chế, quy định về xử lý GV và HS vi phạm quy chế thi.

Quy định GV chấm bài, trả bài đúng thời hạn, có nhận xét chung cho toàn lớp và lời phê riêng cho từng bài kiểm tra, khi trả bài cần yêu cầu HS tự sửa lỗi trong bài kiểm tra. Quy định GV thực hiện đúng việc ghi điểm, sửa chữa điểm trong sổ điểm, chế độ bảo quản, lưu trữ sổ điểm lớp, việc ghi điểm, ghi nhận xét vào học bạ của học sinh.

Tăng cường ứng dụng CNTT trong kiểm tra, đánh giá và quản lý kết quả học tập của HS.Cần đánh giá, phân tích kết quả sau mỗi lần tổ chức thi, rút kinh nghiệm về các khâu ra đề, coi thi, chấm thi từ đó có sự điều chỉnh cho phù hợp.

3.3.4.3. Những lưu ý khi vận dụng biện pháp

Cần có sự phối hợp đồng bộ của các GV trong việc kiểm tra, đánh giá HS để đảm bảo công bằng, khách quan, toàn diện, công khai, đảm bảo tính giáo dục và đảm bảo tính phát triển.

Giáo viên phải biết sử dụng nhiều loại hình, công cụ khác nhau để kiểm tra đánh giá các loại năng lực khác nhau HS.

Trong kiểm tra, đánh giá HS cần có hệ thống ngân hàng đề thi, câu hỏi trong kiểm tra đánh giá.

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)