Mục tiêu dạy học môn Toán

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 32 - 38)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Mục tiêu dạy học môn Toán

Theo Luật số 43/2019/QH14 ngày 14/06/2019 xác định:

Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.

Đồng thời, mục 4, điều 29 Luật Giáo dục chỉ rõ:

Giáo dục trung học phổ thông nhằm trang bị kiến thức công dân; bảo đảm cho học sinh củng cố, phát triển kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có hiểu biết thông thường về kỹ thuật, hướng nghiệp; có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chương trình tổng thể Ban hành theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 nêu rõ “Giáo dục toán học hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực toán học với các thành tố cốt lõi: năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình học toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng các công cụ và phương tiện học toán; phát triển kiến thức, kĩ năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, áp dụng toán học vào đời sống thực tiễn, giáo dục toán học tạo dựng sự kết nối giữa các ý tưởng toán học, giữa toán học với các môn học khác và giữa toán học với đời sống thực tiễn’’.

Mục tiêu chung của chương trình Toán học là Hình thành và phát triển năng lực toán học bao gồm các thành tố cốt lõi sau: năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hoá toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

Góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học được quy định tại Chương trình tổng thể.

Có kiến thức, kĩ năng toán học phổ thông, cơ bản, thiết yếu; phát triển khả năng giải quyết vấn đề có tính tích hợp liên môn giữa môn Toán và các môn học khác như Vật lí, Hoá học, Sinh học, Địa lí, Tin học, Công nghệ, Lịch

sử, Nghệ thuật,...; tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, áp dụng toán học vào thực tiễn.

Có hiểu biết tương đối tổng quát về sự hữu ích của toán học đối với từng ngành nghề liên quan để làm cơ sở định hướng nghề nghiệp, cũng như có đủ năng lực tối thiểu để tự tìm hiểu những vấn đề liên quan đến toán học trong suốt cuộc đời.

Các mục tiêu cụ thể:

Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung

Môn Toán góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định tại Chương trình tổng thể.

Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù

Môn Toán góp phần hình thành và phát triển cho học sinh năng lực toán học (biểu hiện tập trung nhất của năng lực tính toán) bao gồm các thành phần cốt lõi sau: năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hoá toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

Biểu hiện cụ thể của năng lực toán học và yêu cầu cần đạt cho từng cấp học được thể hiện trong bảng sau:

Năng lực tư duy và lập luận toán học thể hiện qua việc:

Thực hiện được các thao tác tư duy, đặc biệt biết quan sát, giải thích được sự tương đồng và khác biệt trong nhiều tình huống và thể hiện được kết quả của việc quan sát.

Thực hiện được việc lập luận hợp lí khi giải quyết vấn đề.

Nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề. Chứng minh được mệnh đề toán học không quá phức tạp.

Sử dụng được các mô hình toán học (gồm công thức toán học, sơ đồ, bảng biểu, hình vẽ, phương trình, hình biểu diễn,...) để mô tả tình huống xuất hiện trong một số bài toán thực tiễn không quá phức tạp.

Giải quyết được những vấn đề toán học trong mô hình được thiết lập. Thể hiện được lời giải toán học vào ngữ cảnh thực tiễn và làm quen với việc kiểm chứng tính đúng đắn của lời giải.

Năng lực giải quyết vấn đề toán học thể hiện qua việc:

Phát hiện được vấn đề cần giải quyết.

Xác định được cách thức, giải pháp giải quyết vấn đề.

Sử dụng được các kiến thức, kĩ năng toán học tương thích để giải quyết vấn đề.

Giải thích được giải pháp đã thực hiện.

Nghe hiểu, đọc hiểu và ghi chép (tóm tắt) được các thông tin toán học cơ bản, trọng tâm trong văn bản (ở dạng văn bản nói hoặc viết). Từ đó phân tích, lựa chọn, trích xuất được các thông tin toán học cần thiết từ văn bản (ở dạng văn bản nói hoặc viết).

Thực hiện được việc trình bày, diễn đạt, nêu câu hỏi, thảo luận, tranh luận các nội dung, ý tưởng, giải pháp toán học trong sự tương tác với người khác (ở mức tương đối đầy đủ, chính xác).

Sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để biểu đạt các nội dung toán học cũng như thể hiện chứng cứ, cách thức và kết quả lập luận.

Thể hiện được sự tự tin khi trình bày, diễn đạt, thảo luận, tranh luận, giải thích các nội dung toán học trong một số tình huống không quá phức tạp.

Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán thể hiện qua việc:

Nhận biết được tên gọi, tác dụng, quy cách sử dụng, cách thức bảo quản các công cụ, phương tiện học toán (mô hình hình học phẳng và không

gian, thước đo góc, thước cuộn, tranh ảnh, biểu đồ,...).

Trình bày được cách sử dụng công cụ, phương tiện học toán để thực hiện nhiệm vụ học tập hoặc để diễn tả những lập luận, chứng minh toán học.

Sử dụng được máy tính cầm tay, một số phần mềm tin học và phương tiện công nghệ hỗ trợ học tập.

Chỉ ra được các ưu điểm, hạn chế của những công cụ, phương tiện hỗ trợ để có cách sử dụng hợp lí.

1.3.3. Chương trình dạy học môn Toán

Chương trình giáo dục phổ thông: Chương trình giáo dục phổ thông là văn bản thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông, quy định các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và phương pháp đánh giá kết quả giáo dục, làm căn cứ quản lí chất lượng giáo dục phổ thông; đồng thời là cam kết của Nhà nước nhằm bảo đảm chất lượng của cả hệ thống và từng cơ sở giáo dục phổ thông.

Phẩm chất: Phẩm chất là những tính tốt thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử của con người; cùng với năng lực tạo nên nhân cách con người; Phẩm chất được đánh giá thông qua hành vi.

Năng lực: Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể. Năng lực được đánh giá bằng hiệu quả hoạt động.

Môn học: Môn học là lĩnh vực nội dung dạy học được thực hiện trong nhà trường có cấu trúc và lôgíc phù hợp với các ngành khoa học và thực tiễn tương ứng, phù hợp với những quy luật tâm – sinh lí của dạy học.

hoạt động giáo dục (theo nghĩa rộng) bao gồm hoạt động dạy học và hoạt động trải nghiệm.

Theo Nghị định 24/2021/NĐ-CP: “Hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động tuyển sinh, tổ chức hoạt động giáo dục, quản lý điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục trong cơ sở giáo dục”.

1.3.4. Phương pháp dạy học môn Toán

Phương pháp dạy học môn Toán có thể được chia thành ba nhóm: nhóm các phương pháp dùng lời, nhóm các phương pháp trực quan và nhóm các phương pháp thực hành.

Trong nhóm các phương pháp dùng lời, người GV khi hình thành kiến thức cho HS đã dùng phương tiện chính là lời nói, đôi lúc có thể dùng thí nghiệm hoặc các phương tiện trực quan để minh họa, đàm thoại... và cũng có thể diễn giải thông qua các phương tiện thông tin như các phương tiện truyền hình, video, phương tiện công nghệ thông tin.... Hoạt động của HS trong nhóm này chủ yếu biểu hiện ở việc lắng nghe bài giảng, tư duy và cùng tham gia vào các HĐDH. Dưới sự tổ chức của GV, HS có thể chủ động nắm vững kiến thức thông qua phương pháp đàm thoại, phát vấn, trả lời các câu hỏi bằng các hình thức dùng lời nói hoặc trình bày ra giấy, thảo luận....

Ở nhóm các phương pháp trực quan, trong quá trình quan sát, HS tư duy, trên cơ sở các kết quả quan sát, các sự kiện thực nghiệm, thảo luận và chính xác hóa các kết luận dưới sự chỉ đạo của GV, từ đó thu nhận được các kiến thức mới. Đôi lúc các thí nghiệm thực hành đồng loạt mà HS tiến hành khi nghiên cứu tài liệu mới dưới sự hướng dẫn của giáo viên, nhờ đó HS không chỉ thu được kiến thức mới mà cả những kỹ năng cần thiết, đơn giản cũng có thể xem như một hình thức trực quan.

Nhóm các phương pháp thực hành: HS thực hiện các thí nghiệm thực hành và các thí nghiệm thực hành tổng hợp, các thí nghiệm và quan sát ngoài lớp

học, giải các bài toán. Trong quá trình áp dụng các phương pháp này, HS không chỉ nhận được kiến thức mới mà còn thu được kỹ năng và thói quen thực nghiệm, đo đạc và nghiên cứu, thói quen áp dụng kiến thức để giải các bài toán.

Khi sử dụng các phương pháp dạy học người GV cần quan tâm tới việc thu hút HS tham gia tích cực vào tiến trình của bài học.

Thực tế dạy học môn Toán cho thấy, không có một phương pháp dạy nào được áp dụng tách biệt hoàn toàn với các phương pháp khác. Do đó cần phải kết hợp nhiều phương pháp trong dạy học môn Toán. Việc vận dụng phương pháp dạy học còn tùy theo nội dung bài học và lứa tuổi học sinh.

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)