Quản lý các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động dạy học

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 110 - 113)

8. Cấu trúc luận văn

3.3.7. Quản lý các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động dạy học

3.3.7.1. Mục tiêu của biện pháp

Nâng cao nhận thức của CBQL và GV trong công tác quản lý thực hiện các chế định về GD&ĐT. Thông qua tổ chuyên môn, Hiệu trưởng sẽ nắm được sâu sát hoạt động của GV, phát huy cao độ sự thống nhất giữa Hiệu trưởng với các thành viên trong tập thể sư phạm.

Cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị dạy học là yếu tố quan trọng để nhà trường có thể tiến hành các hoạt động dạy và học. Cơ sở vật chất nhà trường được tăng cường đầu tư đồng bộ là cơ sở quan trọng trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học ở nhà trường.

Công tác thi đua, khen thưởng trong nhà trường nhằm tạo động lực động viên, khuyến khích và tôn vinh các tập thể, cá nhân phát huy truyền thống yêu nước, hăng hái thi đua “Dạy tốt-Học tốt”, năng động, lao động sáng tạo, vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học của nhà trường.

3.3.7.2. Nội dung của biện pháp

- Quản lý việc thực hiện các chế định giáo dục và đào tạo:

Tuyên truyền, phổ biến cho CBQL, GV và nhân viên các chế định GD&ĐT.Tổ chức kiểm tra thường xuyên việc thực hiện các chế định GD&ĐT theo quy định.

- Quản lý việc xây dựng và hoạt động của tổ chuyên môn:

Quy định chế độ sinh hoạt chuyên môn hàng tháng: Tổ chuyên môn tổ chức sinh hoạt chuyên môn (2 lần/tháng). Căn cứ vào nội dung các hoạt động của tổ chuyên môn, căn cứ vào yêu cầu trọng tâm, trọng điểm của chương trình trong từng thời gian, Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ đi sâu vào nội dung sinh hoạt chuyên đề cho phù hợp.

Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ trưởng chuyên môn tổ chức các hoạt động chuyên môn: Hàng tháng, Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng họp các tổ

trưởng chuyên môn, chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện kế hoạch chuyên môn của trường và kế hoạch của tổ chuyên môn. Đồng thời yêu cầu tổ trưởng chuyên môn báo cáo tình hình giảng dạy của GV và tình hình học tập của HS trong phạm vi tổ quản lý. Hoạt động chuyên môn của các tổ hướng vào các hoạt động chủ yếu sau: giúp GV thực hiện chương trình dạy học; các hoạt động giúp GV chuẩn bị bài dạy có chất lượng tốt; các hoạt động nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp của GV; tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS; tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho HS; chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức phụ đạo HS yếu, kém, bồi dưỡng HS giỏi; chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV.

Hiệu trưởng hướng dẫn tổ chuyên môn lập hồ sơ lưu trữ thông tin và thường xuyên kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn. Hiệu trưởng có thể kiểm tra trực tiếp hay gián tiếp, có thể kiểm tra toàn diện hoặc kiểm tra một vài hoạt động của tổ (kiểm tra chuyên đề). Sau các đợt kiểm tra tổ chức sơ kết, đánh giá hoạt động của tổ và đề ra những kiến nghị.

- Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học:

Hiệu trưởng nhà trường làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho GV, HS về vai trò tầm quan trọng của CSVC và trang thiết bị dạy học trong yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Vì vậy đòi hỏi mỗi cán bộ, giáo viên, học sinh phải có ý thức quản lý, bảo quản và sử dụng; Hiệu trưởng nhà trường lập kế hoạch tăng cường đầu tư CSVC, trang thiết bị dạy học, huy động GV tự làm đồ dùng dạy học. Hiệu trưởng tăng cường đầu tư kinh phí mua sắm trang thiết bị dạy học từ nhiều nguồn (quỹ trích từ xã hội hoá giáo dục, ngân sách Nhà nước, ngân sách ngành giáo dục, nguồn huy động đóng góp từ hội cha mẹ học sinh).

Quan tâm bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên thư viện, nhân viên thiết bị về việc quản lý và phục vụ thuận lợi cho các hoạt động dạy học một cách

tối ưu nhất trong mỗi quan hệ phối hợp với GV và HS để thực hiện thành công tiết dạy.

Hiệu trưởng chỉ đạo quản lý trang thiết bị, đồ dùng DH, có sổ sách thống kê hàng năm, có sổ sách cho mượn và thu về hàng ngày. Có kế hoạch loại bỏ đồ dùng hỏng, mua thêm đồ dùng mới, tu bổ, bảo dưỡng để phục vụ thường xuyên và lâu dài.

Thực hiện tốt chế độ kiểm tra, kiểm kê, kiểm định, bảo dưỡng định kỳ khi có biến động về tổ chức và điều kiện khách quan.

- Quản lý công tác thi đua, khen thưởng của giáo viên và học sinh: Xây dựng quy chế thi đua, khen thưởng, phổ biến đến toàn thể GV và HS trong nhà trường. Tổ chức cho giáo viên, học sinh đăng ký thi đua ngay từ đầu năm học Phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường tổ chức phát động các phong trào thi đua, các đợt thi đua trong năm học.

Huy động các nguồn lực tài chính để xây dựng quỹ khen thưởng.

Tổ chức sơ kết, tổng kết từng đợt thi đua, qua đó biểu dương khen thưởng kịp thời để động viên GV hoàn thành tốt nhiệm vụ và nhân rộng các điển hình tiên tiến.

3.3.7.3. Những lưu ý khi vận dụng biện pháp

Hiệu trưởng phải nắm vững các chế định về GD&ĐT. Xây dựng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn có kinh nghiệm và năng lực quản lý hoạt động của tổ; Phải huy động được các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) để xây dựng và phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Mọi thành viên trong nhà trường, đặc biệt là các GV bộ môn Toán phải có trách nhiệm cùng các bộ phận liên quan trong việc bảo quản, sử dụng và đề xuất mua sắm các thiết bị và đồ dùng dạy học

Công tác thi đua, khen thưởng phải đảm bảo dân chủ, công bằng, khách quan.

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 110 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)