Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo (Trang 53 - 57)

- Kinh tế - xã hội: Sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta đã đem lại sự phát triển toàn diện, mạnh mẽ và sâu sắc trong đời sống xã hội, kéo theo sự biến đổi hệ thống định hướng giá trị trong mỗi con người. Bên cạnh việc hình thành những giá trị mới tích cực, sự phát triển, mở cửa, hội nhập nền kinh tế thị trường và sự phát triển quá nhanh về khoa học công nghệ cũng làm nảy sinh những hiện tượng tiêu cực trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến tư tưởng chính trị, tình cảm đạo đức, lối sống, cách ứng xử, giao tiếp của trẻ.

- Công nghệ thông tin và truyền thông: Vai trò và lợi ích của công nghệ thông tin và truyền thông đem lại cho giáo dục là không thể phủ nhận. Tuy

nhiên, bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, nó cũng gây không ít khó khăn cho công tác quản lý GD KNXH cho trẻ của những nhà quản lý vì chính tính phong phú, hai mặt của thông tin.

- Môi trường giáo dục:

+ Yếu tố giáo dục nhà trường: Nhà trường với cả một hệ thống giáo dục được tổ chức quản lý chặt chẽ là yếu tố quan trọng nhất trong việc GD KNXH cho trẻ. Với định hướng mục tiêu GD KNXH theo những chuẩn giá trị tiến bộ, đúng đắn, với hệ thống chương trình khoa học, sách giáo khoa, các tài liệu, sách tham khảo phong phú, các phương tiện hỗ trợ giáo dục ngày càng hiện đại và đặc biệt là với một đội ngũ GV được đào tạo cơ bản, có đầy đủ phẩm chất và năng lực sẽ là yếu tố có tính quyết định GD KNXH cho trẻ.

+ Yếu tố gia đình: Gia đình với những quan hệ mật thiết, là nơi nuôi dưỡng trẻ từ bé đến lúc trưởng thành. Nếu ví tâm hồn trẻ như trang giấy trắng thì gia đình ghi những nét đầu tiên trên trang giấy đó, là cội nguồn hình thành nhân cách của trẻ.

+ Yếu tố xã hội: Ở đây muốn nói đến môi trường giáo dục xã hội rộng lớn hơn đó là cộng đồng cư trú của trẻ. Từ xóm làng, khóm phố đến các tổ chức đoàn thể xã, các cơ quan nhà nước…đều có ảnh hưởng rất lớn đến việc GD KNXH cho trẻ. Nếu môi trường xã hội trong sạch, cộng đồng xã hội tốt đẹp, văn minh thì chắc chắn GD KNXH cho trẻ sẽ rất thuận lợi.

- Đặc điểm tâm lí của trẻ mẫu giáo: Trẻ là nhân vật trung tâm trong các trường mầm non. Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo (3-6 tuổi) là giai đoạn của học hỏi và bắt chước, bé quan sát người khác và hành động theo cách riêng của mình. Đây còn được coi là giai đoạn vàng, đặt nền móng vững chắc cho sự hình thành và phát triển những phẩm chất nhân cách tốt cho trẻ trong tương lai. Có thể khẳng định, kết quả giáo dục nói chung và GD KNXH nói riêng phụ thuộc vào việc tiếp nhận của đối tượng giáo dục. Dù chủ thể giáo dục có tích cực,

nhiệt tình mà đối tượng giáo dục không tiếp nhận thì quá trình giáo dục sẽ không có kết quả. Chính vì thế nhà giáo dục cần xây dựng trường mầm non dần hoàn thiện theo 5 tiêu chí “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” để giúp trẻ phát triển toàn diện đặc biệt là đặt nền móng tốt nhất cho sự phát triển nhân cách cho trẻ về sau.

Tiểu kết chương 1

Ở chương 1, luận văn đã tổng quan các thành tựu nghiên cứu trong và ngoài nước về GD KNXH cho trẻ mẫu giáo; mặc dù chưa thể bao quát hết được các công trình nghiên cứu nhưng những kết quả nghiên cứu mà chúng tôi đã tiếp cận, hệ thống hóa là những gợi dẫn và định hướng rất quan trọng để luận văn kế thừa và phát triển trong phạm vi đề tài nghiên cứu. Trên cơ sở khái quát, hệ thống hóa những vấn đề lý luận từ các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu, luận văn đã tập trung làm rõ các khái niệm cơ bản: kỹ năng, kỹ năng sống, hành vi văn hoá, KNXH, GD KNXH, quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, đặc biệt là khái niệm quản lý công tác GD KNXH.

Bên cạnh giới thuyết nội hàm các khái niệm chính của đề tài, trọng tâm của chương này là tập trung làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về GD KNXH cho trẻ mẫu giáo và lý luận về quản lý công tác GD KNXH cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non. Luận văn đã làm rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức GD KNXH cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non. Đồng thời lập luận, làm rõ những vấn đề lý luận về quản lý GD KNXH cho trẻ mẫu giáo như: quản lý mục tiêu, nội dung chương trình GD KNXH; lập kế hoạch GD KNXH; tổ chức đội ngũ tham gia GD KNXH; chỉ đạo điều phối thực hiện kế hoạch; kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch theo mục tiêu đề ra…

Những vấn đề lý luận được nghiên cứu ở chương này là sơ sở để luận văn tiến hành khảo sát thực trạng quản lý công tác GD KNXH cho trẻ mẫu giáo; trên cơ sở đó nghiên cứu đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu

quả quản lý công tác GD KNXH cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non trên địa bàn TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo (Trang 53 - 57)