Một số đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và khả năng phát triển KNXH

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo (Trang 31 - 37)

KNXH của trẻ mẫu giáo

* Một số đặc điểm tâm - sinh lý lứa tuổi mẫu giáo

Trẻ đến giai đoạn tuổi mẫu giáo (3 - 6 tuổi) thường có khuynh hướng muốn độc lập, trưởng thành, bắt đầu biết khám phá và rất tò mò. Sự phát triển tâm sinh lý và nhân cách ở giai đoạn này có nhiều thay đổi, vì trẻ bắt đầu được hòa mình vào môi trường tập thể, đó là môi trường lớp học. Hoạt động chủ đạo của lứa tuổi này là trò chơi đóng vai theo chủ đề. Thông qua trò chơi,

trẻ mô phỏng lại những mối quan hệ giữa người với người. Cùng với những chuẩn mực xã hội mà trẻ tiếp thu được trong đời sống. Nhờ đó, trẻ phát triển nhân cách của mình với tư cách là thành viên của xã hội. Trẻ em đều có những con đường, nhịp độ và điều kiện phát triển riêng về thể chất, về hoàn cảnh phát triển, đặc biệt là mối quan hệ giữ trẻ với môi trường bên ngoài. Khí chất mỗi trẻ có một đặc điểm riêng, có trẻ nhanh nhẹn, linh hoạt và cởi mở; có trẻ nhút nhát, rụt rè…

* Về sức khỏe, thể lực: Những trẻ khỏe mạnh, thể lực tốt sẽ rất tập trung, chú ý và hứng thú trong mọi hoạt động ở trường và gia đình; trẻ sẽ có hành vi ứng xử, KNXH khác với trẻ ốm đau hay trẻ có bệnh về tâm lý, nhân thức, vận động…

* Đặc điểm phát triển nhận thức

Về phát triển trí nhớ: Khủng hoảng tuổi lên 3 xuất hiện là tiền đề cho sự hình thành ý thức và sự độc lập của trẻ. Trẻ theo dõi người lớn hành động và thử làm cái gì mà nó nhìn thấy. Đây có thể coi là đặc điểm tâm lý trẻ tuổi mẫu giáo đặc trưng nhất. Trẻ một mặt muốn tách mình ra khỏi người lớn, mặt khác lại muốn bắt chước cách cư xử như người lớn. Bước sang tuổi mẫu giáo, các hình thức ghi nhớ và ghi nhớ lại có chủ định đang được hoàn thiện. Ở giai đoạn này, trí nhớ hình ảnh đặc biệt phát triển, trẻ có thể ghi nhớ rất chi tiết các quan cảnh trẻ được tham quan, những bức hình trẻ đã được chụp, những gì trẻ được nghe, nhìn thấy. Nhờ vào đặc điểm này, khi giáo dục trẻ cần chú trọng đến việc sử dụng hình ảnh trực quan để khắc sâu các biểu tượng cho trẻ một cách tự nhiên.

Về phát triển tư duy: Đối với trẻ mẫu giáo, tư duy trực quan hình ảnh chiếm ưu thế. Khi trẻ giải quyết vấn đề nào đó đều chủ yếu dựa vào tư duy trực quan hình ảnh. Vì thế, GV muốn trẻ tiếp thu nhanh và xử lý tình huống nhạy bén thì không được thiếu các phương tiện trực quan khi dạy trẻ. Trong

suốt tuổi mẫu giáo, tư duy trực quan - hình tượng phát triển mạnh mẽ trong trẻ. Cùng với đó là sự hình thành lối tư duy mang tính suy luận ở trẻ. Những suy luận của trẻ giai đoạn này gắn chặt với hành động. Nó bị chi phối bởi cảm xúc chủ quan, chưa xác đáng. Bên cạnh đó, tư duy logic và tư duy sơ đồ cũng đang được phát triển ở tuổi này, GV cần quan tâm phát triển theo khả năng của trẻ. Khả năng nhận thức của trẻ khác nhau, có trẻ có khả năng nắm bắt vấn đề một cách nhanh chóng nhưng có trẻ lại nhận thức chậm hơn. Như vậy, có trẻ thích ứng nhanh, có khả năng ứng phó, vận dụng nhanh các KNXH với các tình huống trong học tập và cuộc sống một cách phù hợp. Còn một số trẻ sẽ cảm thấy khó khăn hơn, thiếu mạnh dạn, tự tin, đôi khi thụ động trong các tình huống cạnh tranh. Cần tạo điều kiện để trẻ trải nghiệm các tình huống thực tế, trực quan, tai nghe, mắt thấy sẽ giúp trẻ lĩnh hội những KNXH tốt hơn và khắc sâu hơn.

* Đặc điểm phát triển nhân cách

Về sự phát triển các động cơ hành vi và ý thức: Ở tuổi mẫu giáo, các động cơ đạo đức đã hình thành và đang phát triển, đặc biệt là động cơ xã hội chiếm ưu thế. Tính mục đích phát triển từ tuổi lên 2 khi trẻ đã làm chủ được một số hành vi của mình. Từng bước một, trẻ 4 tuổi có thể điều khiển được quá trình ghi nhớ và nhớ lại một “tài liệu” nào đó do người lớn giao cho, ghi nhớ một bài thơ ngắn trẻ thích. Do hiểu được nhiều hành vi ngôn ngữ và biết sử dụng những hành vi ngôn ngữ, trẻ có thể bước đầu vận dụng để lập kế hoạch hành động và chỉ đạo hành động, trẻ thường nói to khi hành động. Trẻ biết thực hiện công việc theo suy nghĩ của mình nhưng động cơ vì người khác. Giai đoạn này, động cơ của trẻ rất đa dạng, phong phú: động cơ xã hội, động cơ thi đua, động cơ nhận thức, động cơ muốn khẳng định mình… Vì vậy, GV mầm non cần quan tâm đến động cơ của trẻ và giáo dục trẻ đúng cách để trẻ thể hiện hành vi đúng chuẩn mực xã hội.

Về sự hình thành ý thức: Sự ý thức của trẻ thể hiện qua những việc đơn giản như trẻ biết mình là trai hay gái, trẻ biết cách ăn mặc, đi đứng, trò chuyện phù hợp với giới tính của mình. Trẻ biết so sánh mình với người khác, đây là điều kiện giúp cho việc tự đánh giá mình của trẻ đứng đắn hơn. Ý thức bản ngã được xác định, giúp trẻ điều khiển và điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với xã hội. Trẻ ở tuổi mẫu giáo đã nhận biết được “quyền sở hữu” đã muốn có những tài sản riêng, nếu không giáo dục cho trẻ biết những giới hạn thì trẻ có thể trở thành ích kỷ, chỉ biết đến những điều tốt, điều có lợi cho bản thân mà không nghĩ đến những người xung quanh. Đặc điểm này của trẻ khó phát hiện trong giai đoạn đầu, thường thì trẻ bộc lộ một cách rõ ràng thông qua các hoạt động và sinh hoạt hằng ngày mới nhận biết. Các biện pháp giáo dục phù hợp, hiệu quả là điều rất cần thiết để làm thay đổi thái độ của trẻ.

Điều này đồi hỏi GV mầm non cần chú trọng giáo dục tự ý thức cho trẻ; tạo điều kiện, khuyến khích trẻ đưa ra nhận xét, đánh giá mình và bạn để có những biện pháp giáo dục tác động phù hợp, giúp trẻ điều chỉnh hành vi của mình đúng đắn và phù hợp với các chuẩn mực xã hội.

* Đặc điểm hành vi văn hóa

Thông qua các hoạt động hằng ngày với sự tìm tòi, trải nghiệm trẻ nhận ra các mối quan hệ trong xã hội, trẻ dần ý thức được hành vi của mình. Hành vi văn hóa của trẻ trong giai đoạn này chứa đựng động cơ xã hội rõ nét và tương đối ổn định. Hành vi văn hóa được hình thành trong giai đoạn này là nền tảng cho cả hệ thống hành vi của con người sau này. Những hành vi văn hóa lâu dài trở thành thói quen, thói quen này được rèn luyện sẽ trở nên thành thạo và trở thành kỹ năng, kỹ xảo của con người. Trong quá trình này không thể thiếu vai trò giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội.

* Đặc điểm phát triển ngôn ngữ

phương tiện giúp trẻ học hỏi, khám phá thế giới xung quanh. Hơn nữa, ngôn ngữ là công cụ cơ bản của sự thích nghi xã hội. Trẻ lắng nghe, hiểu, trò chuyện, thảo luận với người lớn để nắm bắt và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Trẻ nắm bắt được quy luật của tiếng mẹ đẻ, học cách sắp xếp ý, từ, trước sau một cách logic, rõ ràng và chặt chẽ. Tính biểu cảm của ngôn từ được nâng cao, trẻ có thể kể chuyện, đọc thơ, diễn tả… mang tính biểu cảm. Ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo có những bước phát triển vượt bậc về vốn từ, về ngữ pháp và ngôn ngữ mạch lạc. Vốn từ của trẻ ngày càng nhiều, phong phú về thể loại (danh từ, động từ, tính từ…). Những trẻ có vốn từ phong phú thường biểu hiện hành vi rõ ràng, có khi kèm theo sự diễn tả bằng lời nói. Nếu vốn từ nghèo nàn trẻ sẽ thiếu mạnh dạn và tự tin trong giao tiếp và hạn chế trong việc biểu hiện các hành vi ứng xử xã hội.

* Đặc điểm phát triển tình cảm

Tình cảm của trẻ mẫu giáo ở giai đoạn này thể hiện khá rõ nét và mang tính ổn định. Trẻ có thể sử dụng ngôn ngữ để diễn tả cảm xúc của mình. Trẻ biết thể hiện sự quan tâm đối với mọi người xung quanh, chia sẻ cảm xúc với bạn, biết an ủi người khác. Các loại tình cảm bậc cao của trẻ phát triển ngày càng rõ nét. Đặc biệt, tình cảm đạo đức và tình cảm thẩm mĩ ngày càng được củng cố và phát triển. Tình cảm đạo đức phát triển do trẻ lĩnh hội được các chuẩn mực hành vi, quy tắc ứng xử: cảm thấy bối rối, có lỗi khi phạm sai lầm, muốn người lớn đánh giá đúng mức hành vi đúng, sai, tốt, xấu của mình. Tình cảm thẩm mỹ thể hiện qua những xúc cảm, rung động trước vẻ đẹp của con người, của thiên nhiên, cỏ cây, hoa lá... Tình cảm trí tuệ cũng phát triển theo hướng tìm hiểu các nguyên nhân, cội nguồn các hiện tượng tự nhiên và xã hội, cuộc sống xung quanh trẻ. Nhìn chung xúc cảm và tình cảm của trẻ phong phú, dễ dao động, dễ thay đổi, dễ khóc, dễ cười. Xúc cảm chi phối mạnh vào các hoạt động tâm lý, vì vậy hiện thực đối với trẻ bao giờ cũng

mang màu sắc cảm xúc mạnh mẽ, thích cái gì thì đòi bằng được cái đó, không thích thì vứt đi...

GV mầm non cũng như CBQL cần nắm vững được đặc điểm tâm sinh lý và nhân cách của trẻ mẫu giáo để xây dựng nội dung, lựa chọn các phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc, giáo dục trẻ mẫu giáo, đặc biệt là GD KNXH cho trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện về nhận thức, ngôn ngữ, thể chất, thẩm mỹ, tình cảm, KNXH và đặt nền móng tốt cho sự hoàn thiện về nhân cách của trẻ trong tương lai.

* Đặc điểm phát triển KNXH của trẻ mẫu giáo

Khả năng phát triển KNXH luôn luôn dựa vào các yếu tố cơ bản như lí trí cá nhân (mà hạt nhân là ý thức tự giác về sự vật và hành động của mình), hành động có kỹ thuật và trật tự (có tổ chức và logic nhất định), sức mạnh của vận động thể chất (ít ra là vận động của hệ thần kinh), số lượng hữu hạn và tối ưu các thao tác thành phần (cơ sở để diễn ra hành động thực tế) có đối tượng tác động hoặc tương tác trực tiếp. Nội dung của tương tác này thường có 3 dạng: nhận thức xã hội (nhận diện, hiểu, thực hiện tư duy xã hội, đánh giá…), ứng xử và giao tiếp xã hội (là phần suy nghĩ và hành động tương ứng với những quan hệ xã hội), thích ứng xã hội để chính mình tồn tại hiệu quả với tư cách là thành viên xã hội và là cá nhân có ích cho xã hội (thích nghi với các điều kiện, hoàn cảnh, sống hài hòa với cộng đồng, biết thay đổi hay cải tạo môi trường khi cần thiết dù đó chỉ có tính cục bộ…)

Kỹ năng nhận thức xã hội: Đối tượng nhận thức của trẻ mẫu giáo đơn giản, gần gũi và liên quan trực tiếp đến trẻ. Khả năng tư duy của trẻ ở mức độ đơn giản. Trẻ thường suy nghĩ cụ thể vào một tình huống và biết vận dụng kinh nghiệm sống trong tình huống này mà chưa biết vận dụng linh hoạt trong tình huống khác. Đánh giá của trẻ về các hiện tượng xã hội gần gũi đôi khi còn mamg tính chủ quan, trẻ đã biết mình hay người khác đạt mục tiêu hay

không, tuy chưa lý giải được nguyên nhân, chưa chú ý đến mối quan hệ nguyên nhân - kết quả. Trẻ ở độ tuổi này đã phân biệt được đúng, sai, tốt, xấu. Kỹ năng thích ứng xã hội: Khả năng thích ứng của trẻ mẫu giáo còn chưa linh hoạt, đặc biệt chưa rõ nét trong môi trường mới, hoạt động mới. Ở trẻ bắt đầu có khả năng tự điều chỉnh, tự thực hiện các yêu cầu, các nguyên tắc trên cơ sở nhận biết được các chuẩn mực đúng, các quy tắc hành vi cần phải thực hiện. Một số phẩm chất tự tin, tự lực và tự trọng đã được hình thành ở trẻ, biểu hiện qua việc trẻ biết giúp bạn và cô, biết tự phục vụ bản thân, biết tham gia hoạt động với bạn.

Kỹ năng ứng xử và giao tiếp xã hội: Trẻ mẫu giáo đã biết ứng xử phù hợp với đối tượng, biết lắng nghe tích cực hay bày tỏ ý kiến, thái độ của bản thân bằng lời nói và cử chỉ phù hợp. Tuy nhiên, cách biểu lộ còn đơn điệu, ít biểu cảm, biết thực hiện các hành vi văn hóa với mọi người xung quanh như chào hỏi, lễ phép, vâng lời… Khả năng giao tiếp của trẻ đối với các đối tượng khác nhau đã trở nên khá linh hoạt, ở mức độ nhất định, trẻ đã biết cách tiếp cận đối tượng giao tiếp, suy nghĩ và hành động tương ứng với các đối tượng, ứng xử phù hợp với các điều kiện, hoàn cảnh và tuân theo các chuẩn mực xã hội.

Tuy nhiên, khả năng phát triển KNXH của trẻ mẫu giáo khác nhau, có sự biểu hiện khác nhau, tùy thuộc vào nhận thức, kinh nghiệm và sức khỏe của trẻ. Do vậy, để GD KNXH cho trẻ mẫu giáo hiệu quả, GV trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ vừa phải chú ý đến đặc điểm chung của các kỹ năng nêu trên, đồng thời quan tâm đến đặc điểm phát triển cá nhân của từng trẻ để từ đó biết cách tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với khả năng phát triển KNXH của trẻ.

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo (Trang 31 - 37)