Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo (Trang 101 - 105)

mẫu giáo ở các trường mầm non

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Biện pháp này nhằm giúp CBQL nhà trường xây dựng kế hoạch GD KNXH cho trẻ trong trường mầm non mà mình quản lý; giúp nhà quản lý có cái nhìn tổng quát về nội dung, kế hoạch và chương trình thực hiện cụ thể, tránh bỏ sót nội dung GD KNXH đảm bảo mục tiêu, yêu cầu của chương trình GDMN.

Biện pháp này cũng giúp CBQL biết cách xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch GD KNXH cho trẻ theo năm học, theo từng chủ đề/tháng,

tuần, ngày một cách khoa học và phù hợp với đối tượng trẻ và điều kiện thực tế của nhà trường. Ngoài ra, biện pháp này còn giúp cho CBQL định hướng mọi hoạt động trong nhà trường, dự kiến mục tiêu chiến lược và những mục tiêu cụ thể cần đạt được, dự kiến huy động các nguồn lực để thực hiện mục tiêu chung của nhà trường và mục tiêu GD KNXH cho trẻ mẫu giáo.

Ngoài ra còn giúp cho GV nắm rõ kế hoạch, chương trình để chủ động thực hiện GD KNXH phù hợp với điều kiện thực tế của lứa tuổi, đặc điểm lớp học và nhận thức của trẻ.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

Việc xây dựng kế hoạch GD KNXH cho trẻ mẫu giáo bao gồm kế hoạch năm học, kế hoạch các chủ đề/tháng, kế hoạch tuần, kế hoạch hoạt động hằng ngày, kế hoạch ngày hội, ngày lễ…

Thành lập Tổ hoặc Ban chỉ đạo GD KNXH trong nhà trường tham mưu cho Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình hoạt động để chỉ đạo thực hiện GD KNXH có hiệu quả. Việc thành lập Tổ/Ban chỉ đạo về việc xây dựng kế hoạch sẽ đảm bảo phát huy trí tuệ tập thể, tận dụng được các kinh nghiệm của các thành viên tham gia Tổ/Ban chỉ đạo, tránh được việc tuỳ tiện, chồng chéo, trùng lặp trong đề xuất các nội dung, bị động trong quá trình thực hiện.

Tăng cường giám sát chặt chẽ công tác chuẩn bị bài và thực hiện giờ lên lớp cũng như việc thực hiện GD KNXH của GV. Tổ chức dự giờ, thăm lớp, thao giảng chuyên đề. Thành lập ban kiểm tra để kiểm tra hoạt động của GV để qua đó đánh giá rút kinh nghiệm, phát hiện GV có năng lực tốt và còn hạn chế để bồi dưỡng kịp thời.

Tăng cường quản lý hồ sơ sổ sách chuyên môn của GV theo quy định của ngành, ghi chép và cập nhật thường xuyên hồ sơ của GV trên cơ sở đó

nắm bắt tình hình để uốn nắn, điều chỉnh kịp thời, rút kinh nghiệm cho việc thực hiện tiếp theo.

Tổ chức sinh hoạt chuyên môn định kỳ để rút kinh nghiệm, uốn nắn kịp thời những sai sót, lệch lạc trong quá trình GD KNXH cho trẻ, động viên kịp thời những GV có thành tích tốt, làm việc có chất lượng, hiệu quả. Tổ chức các hoạt động tập thể, hội thảo, hội thi, ngày hội, ngày lễ nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho GV trong GD KNXH cho trẻ.

Tăng cường đổi mới phương pháp giáo dục, hình thức tổ chức GD KNXH của GV. Tổ chức cho GV tiếp cận phương pháp dạy học mới thông qua các lớp tập huấn, tham khảo tài liệu, dự các buổi tổ chức tham quan thực tế học tập kinh nghiệm, tổ chức các buổi thao giảng chuyên đề cho GV thảo luận, trao đổi để GV rút ra các phương pháp dạy học phù hợp, hình thức dạy học phù hợp từng hoạt động với từng lứa tuổi của trẻ. Đây là vấn đề rất cần thiết mà CBQL cầm phải quan tâm.

Các trường cần nắm vững và quán triệt các văn bản quy định của Bộ GDĐT, sở GDĐT và phòng GDĐT về nội dung chương trình GD KNXH đến toàn thể cán bộ GV trong trường. Hiệu trưởng cần định hướng mục tiêu phát triển GD KNXH trong nhà trường, đánh giá đúng nguồn lực giáo dục bao gồm nguồn lực bên trong, nguồn lực bên ngoài nhưng quan trọng nhất là nguồn lực bên trong với chất lượng GV và năng lực của CBQL. CBQL và GV nhà trường căn cứ vào tình hình thực tế để xác định mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức GD KNXH cho trẻ. Sau đó xây dựng kế hoạch GD KNXH của nhà trường.

Kế hoạch của nhà trường sau khi được xây dựng thông qua tập thể sư phạm để lấy ý kiến đóng góp, từ đó điều chỉnh và thống nhất kế hoạch tổng thể chính thức của nhà trường và được cấp trên phê duyệt kế hoạch.

Nhà trường hướng dẫn tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch của tổ, xác định nhiệm vụ trọng tâm và chỉ tiêu thi đua trong từng học kỳ của năm học,

xác định các biện pháp thực hiện, thời gian hoàn thành, cụ thể hóa bằng kế hoạch tháng, tuần, ngày. Căn cứ vào kế hoạch GD KNXH của nhà trường, của tổ chuyên môn, CBQL yêu cầu GV và các bộ phận liên quan xây dựng kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.

Có thể nói, việc xây dựng nội dung, chương trình và kế hoạch GD KNXH cho trẻ giúp cho lãnh đạo nhà trường và đội ngũ GV, lực lược giáo dục thực hiện công tác GD KNXH chủ động trong việc tổ chức thực hiện. Việc xây dựng kế hoạch GD KNXH sẽ đảm bảo được tính mục tiêu, tính ổn định tương đối, tính hệ thống, tính đồng bộ, sự phối hợp nhịp nhàng của các bộ phận trong quá trình thực hiện.

3.2.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp

CBQL nhà trường thường xuyên giám sát, kiểm tra việc thực hiện GD KNXH cho trẻ qua mỗi năm học, học kỳ, chủ đề/tháng để nhìn lại những kết quả đã đạt được, xem xét những nguyên nhân của những thành công và hạn chế của quá trình thực hiện, có những bất cập, khó khăn hay vướng mắc gì hoặc có nội dung nào chưa phù hợp với thực tế để có thể điều chỉnh kế hoạch nhằm đảm bảo hiệu quả của các hoạt động phù hợp với thực tế của nhà trường; phát huy ưu điểm và khắc phục những hạn chế trong quá trình thực hiện kế hoạch. Ngoài ra, nhà trường cần phải bồi dưỡng cho GV kỹ năng quan sát, đánh giá trẻ trong từng hoạt động, trong từng ngày và giai đoạn, sử dụng kết quả đánh giá để điều chỉnh nội dung GD KNXH cho trẻ.

GV khi thực hiện kế hoạch GD KNXH cho trẻ phải đảm bảo các yêu cầu không cắt xén chương trình. GV phải nghiên cứu, suy nghĩ nội dung của từng bài dạy, từng hoạt động, đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để đảm bảo mục tiêu GD KNXH đã đề ra theo kế hoạch.

Nhà trường chuẩn bị các điều kiện: cơ sở vật chất, lực lượng giáo dục, cơ chế phối hợp…để thực hiện công tác GD KNXH cho trẻ. Cần chăm lo đời

sống vật chất, động viên tinh thần, khơi dậy sự tin tưởng nơi đồng nghiệp là tiền đề đưa nhà trường đi đến sự thành công.

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo (Trang 101 - 105)