Nội dung giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo (Trang 40 - 43)

Trong Chương trình GDMN của Bộ GDĐT [8], nội dung GD KNXH cho trẻ mẫu giáo bao gồm:

- Nội dung giáo dục hành vi và quy tắc ứng xử xã hội: Giáo dục trẻ một số quy định ở lớp, gia đình và nơi công cộng (để đồ dùng, đồ chơi đúng chỗ; trật tự khi ăn, khi ngủ; đi bên phải lề đường). Giáo dục trẻ cử chỉ, lời nói lễ phép, lắng nghe ý kiến của người khác, sử dụng lời nói, cử chỉ lễ phép, lịch sự.; tôn trọng, hợp tác, chấp nhận; yêu mến, quan tâm đến người thân trong

gia đình; quan tâm chia sẻ, giúp đỡ bạn; nhận biết, phân biệt, nhận xét và tỏ thái độ với hành vi “đúng” - “sai”, “tốt” - “xấu”.

- Nội dung giáo dục hành vi, quan tâm bảo vệ môi trường: Giáo dục trẻ bảo vệ chăm sóc các con vật, cây cối; giữ gìn vệ sinh môi trường (không xả rác, bẻ cành, bứt hoa); tiết kiệm trong sinh hoạt (tắt điện, tắt quạt khi ra khỏi phỏi, khóa vời nước sau khi dùng, không để thừa thức ăn…).

Theo tài liệu “Bồi dưỡng thường xuyên cho CBQL và GV mầm non” của Bộ GDĐT năm học 2012-2013 [10], GD KNXH cho trẻ mẫu giáo bao gồm:

- Giáo dục trẻ kỹ năng ứng xử phù hợp với những người xung quanh: Lễ phép với người trên; nhường nhịn em nhỏ; quan tâm, giúp đỡ bố mẹ những việc vừa sức.

- Giáo dục trẻ kỹ năng hợp tác: thân thiện, hòa thuận với bạn bè; chia sẻ và giúp đỡ bạn khi cần thiết; cùng bạn hoàn thành một số việc đơn giản; tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết.

- Giáo dục trẻ kỹ năng nhận và hoàn thành nhiệm vụ: Nhận làm một số việc trong gia đình phù hợp với trẻ, nỗ lực vượt qua khó khăn để hoàn thành công việc.

- Giáo dục trẻ kỹ năng tuân thủ các quy tắc xã hội: Quy tắc giao thông (đi bộ trên vỉa hè, đi bên phải đường, không chơi dưới long đường, tránh xa ao hồ…); quy tắc nơi công cộng (đi nhẹ, nói khẽ, không ồn ào, không chen lấn, không xô đẩy, chờ đến lượt, không bứt lá, bẻ cành…); quy tắc khi làm khách (trò chuyện lễ phép, thân thiện, chơi vui với bạn, không nói to và la hét, không tự ý sử dụng và di chuyển đồ của chủ nhà…).

- Giáo dục trẻ kỹ năng giao tiếp lịch sự, lễ phép: Kỹ năng lắng nghe (nghe chăm chú, không ngắt lời, không nói leo); kỹ năng thân thiện (chào hỏi khi gặp nhau, tạm biệt khi chia tay, cảm ơn khi được giúp đỡ, xin lỗi khi làm

phiền, lễ phép với người lớn, tôn trọng bạn, nhường nhịn em nhỏ…); kỹ năng bày tỏ ý kiến (mạnh dạn nói lên ý kiến, đề nghị của mình)

- Giáo dục trẻ kỹ năng tự phục vụ: trẻ tự cởi, mặc áo, sử dụng nhà vệ sinh, xếp đồ dung cá nhân gọn gàng…

Theo tài liệu “Bồi dưỡng thường xuyên cho CBQL và GV mầm non” của Bộ GDĐT năm học 2013-2014 [4], GD KNXH cho trẻ mẫu giáo bao gồm:

- Giáo dục trẻ ý thức về bản thân: Thể hiện sở thích, khả năng của bản thân. Biết được điểm giống và khác nhau giữa mình với người khác. Bước đầu ý thức được trách nhiệm của bản thân trong gia đình và lớp học. Thực hiện các công việc được giao. Chủ động độc lập trong một số hoạt động. Mạnh dạn, tự tin, bày tỏ ý kiến.

- Giáo dục trẻ hành vi và quy tắc ứng xử xã hội: Giáo dục trẻ biết được một số quy định ở lớp, gia đình và nơi công cộng; lắng nghe ý kiến của người khác, sử dụng lời nói, cử chỉ lễ phép, lịch sự; tôn trọng, hợp tác, chấp nhận; yêu mến, quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ bạn; nhận xét và tỏ thái độ với hành vi “đúng” - “sai”, “tốt” - “xấu”.

- Giáo dục trẻ quan tâm đến môi trường: giáo dục trẻ tiết kiện các nguồn nhiên liệu, vật liệu; giữ gìn vệ sinh môi trường; bảo vệ chăm sóc các con vật, cây cối.

Theo tác giả Lê Ngọc Bích (2009) trong cuốn “Giáo dục KNXH cho trẻ mẫu giáo” [11], nội dung GD KNXH cho trẻ mẫu giáo bao gồm:

- Kỹ năng hợp tác: dễ dàng kết bạn, thân ái, chơi chung, cùng hoàn thành một việc đơn giản theo nhóm, hỗ trợ lẫn nhau, tìm kiếm sự giúp đỡ.

- Kỹ năng nhận và hoàn thành nhiệm vụ: nhận một công việc trong gia đình phù hợp với lứa tuổi, nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành công việc đến cùng.

- Kỹ năng thực hiện các quy tắc xã hội: quy tắc giao thông, quy tắc nơi công cộng, quy tắc khi làm khách…

- Kỹ năng giữ gìn đồ dung, đồ chơi: sử dụng nhẹ nhàng, không vứt ném bừa bãi, để đồ dùng gọn gàng, sạch sẽ, tiết kiệm.

- Kỹ năng quý trọng đồng tiền: Biết tiền là do lao động của bố mẹ làm ra, biết tiết kiệm tiền.

Các nội dung GD KNXH cho trẻ được CBQL, GV lựa chọn theo nguyên tắc hệ thống, phát triển, nguyên tắc vừa sức dựa vào kế hoạch năm, tháng, tuần và kế hoạch hoạt động hằng ngày.

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo (Trang 40 - 43)