Vị trí, vai trò của giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo (Trang 37 - 39)

GD KNXH cho trẻ mẫu giáo là tiền đề quan trọng cho việc học và phát triển toàn diện của trẻ. GD KNXH là hình thành và phát triển ở trẻ năng lực

cá nhân, những hành vi tích cực giúp trẻ tham gia vào cuộc sống hằng ngày, đó là yếu tố vô cùng thiết yếu giúp trẻ học tập tốt ở bậc học sau này. Nói cách khác, GD KNXH là trang bị cho trẻ những kỹ năng về nhận thức, thích ứng, ứng xử và giao tiếp xã hội để giúp trẻ hòa nhập vào cộng đồng, xã hội.

KNXH đối với trẻ lại càng quan trọng, nó là một trong năm lĩnh vực tiền đề mà trẻ cần được phát triển để tạo tâm thế sẵn sàng cho việc mở rộng các mối quan hệ xã hội cũng như việc học tập sau này. GD KNXH cho trẻ không chỉ rèn luyện các kỹ năng cần thiết giúp trẻ thích nghi với môi trường, hòa đồng với bạn bè và tự tin trong các hoạt động mà còn là nguồn thúc đẩy sự phát triển các lĩnh vực khác như nhận thức, ngôn ngữ, thể chất, thẩm mĩ và ngược lại.

GD KNXH góp phần cho trẻ phát triển nhận thức: Việc thường xuyên cho trẻ được tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp các hiện tượng, sự kiện xã hội trong cuộc sống hằng ngày sẽ giúp trẻ tăng cường vốn sống, vốn hiểu biết về các sự vật, hiên tượng trong xã hội. Đồng thời, góp phần vào việc rèn luyện và phát triển các khả năng nhận thức như: quan sát, tư duy…

GD KNXH góp phần phát triển thái độ và tình cảm cho trẻ: Việc quan sát các hiện tượng xã hội dưới sự hướng dẫn của GV sẽ giúp trẻ nhận biết các quy tắc hành vi, các chuẩn mực đạo đức trong xã hội, trong nhà trường, gia đình và cộng đồng. Để từ đó trẻ biết điều chỉnh hành vi, bày tỏ thái độ, tình cảm của mình một cách phù hợp, hòa nhập được với người khác, với xã hội. Đó chính là cơ sở để nuôi dưỡng lòng cảm thông, tình yêu thương, chia sẻ của trẻ với mọi người; hình thành thái độ tôn trọng và đối xử tốt với những người xung quanh. GD KNXH cho trẻ nhằm xây dựng tâm hồn, phẩm chất con người, biết quý trọng bản thân, tăng sức đề kháng bảo vệ bản thân, phát triển năng lực hòa nhập với môi trường xung quanh và tự tin vững bước trong tương lai.

GD KNXH góp phần phát triển hành vi và thói quen: Trên cơ sở nhận thức về quy tắc hành vi và đạo đức xã hội, đầu tiên trẻ được học cách đánh giá hành động, hành vi của người khác. Sau đó, tự nhận thức và đánh giá những hành động, hành vi của bản thân. Việc thường xuyên lặp lại những hành động, hành vi phù hợp với quy tắc chuẩn mực đạo đức được người khác và xã hội chấp nhận sẽ giúp sẽ giúp hình thành ở đứa trẻ những thói quen và hành vi tích cực trong các mối quan hệ xung quanh. GV, người quản lý cần phối hợp với gia đình để hình thành cho trẻ những thói quen và hành vi văn minh. Trang bị KNXH cho trẻ mẫu giáo giúp trẻ tự đánh giá về bản thân, đánh giá người khác một cách khách quan hơn, giúp trẻ nhận ra vai trò của mình trong cuộc sống, đặt nền móng cho con người hoàn thiện sau này. Mặt khác, biểu hiện KNXH của trẻ mẫu giáo là một đánh giá về chất lượng giáo dục. GD KNXH cho trẻ là một trong những nhiệm vụ và mục tiêu của nhà trường nói riêng và của ngành giáo dục nói chung.

Tóm lại, KNXH có vai trò đặc biệt quan trọng đối với trẻ trong giai đoạn phát triển ở lứa tuổi mẫu giáo. GD KNXH cho trẻ góp phần phát triển toàn diện nhân cách của trẻ. Đây là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng để giúp trẻ hoàn thiện bản thân, thích ứng với cuộc sống, góp phần nâng cao khả năng sẵn sàng cho trẻ 5-6 tuổi vào học lớp Một và đặc biệt trang bị cho trẻ những kỹ năng tiền đề phát triển cùng với xu thế của xã hội hiện nay.

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo (Trang 37 - 39)