Biện pháp 4: Đa dạng hóa các hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng xã

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo (Trang 108 - 110)

xã hội cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Biện pháp này nhằm đa dạng hoá các hình thức tổ chức GD KNXH cho trẻ, thu hút sự quan tâm của trẻ đối với hoạt động này, qua đó hình thành năng lực hành động tích cực, có liên quan đến kiến thức, thái độ và kỹ năng cơ bản, giúp trẻ mạnh dạn, cởi mở và tự tin hơn trong cuộc sống.

CBQL chỉ đạo GV và bộ phận liên quan GD KNXH cho trẻ, thực hiện có hiệu quả các hình thức giáo dục. Tăng cường GD KNXH cho trẻ thông qua nhiều hình thức khác nhau.

Lồng ghép nội dung GD KNXH trong các lĩnh vực giáo dục có thế mạnh về giáo dục các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống như: Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ; lĩnh vực phát triển nhận thức, lĩnh vực phát triển thẩm mĩ, lĩnh vực phát triển thể chất.

Thông qua các hoạt động: hoạt động chơi, hoạt động học, hoạt động lao động và hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân.

Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, trong đó đặc biệt coi trọng phương pháp thực hành, trải nghiệm với nhiều hình thức tổ chức GD KNXH cho trẻ

3.2.4.1. Cách thức thực hiện biện pháp

CBQL nhà trường đẩy mạnh công tác tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa của các hình thức tổ chức GD KNXH đến đội ngũ GV, NV và phụ huynh của trẻ trong nhà trường, đảm bảo mọi thành viên đều nắm rõ thông tin về các hình thức tổ chức GD KNXH cho trẻ.

Chỉ đạo thực hiện công tác tuyên truyền các hình thức tổ chức GD KNXH cho trẻ thông qua bảng tin, hộp thư điện tử… nhằm tăng cường sự tiếp cận của trẻ đến với GD KNXH. Có quy định để khuyến khích trẻ tích cực, chủ động tham gia các hoạt động tập thể, cuộc thi, các buổi ngoại khóa, các ngày hội, ngày lễ.

Tăng cường tổ chức các hoạt động lao động, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao thu hút trẻ, phụ huynh và cộng đồng cùng tham gia nhằm giáo dục trẻ phát triển toàn diện, góp phần nâng cao chất lượng GD KNXH cho trẻ nói chung và trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo nói riêng.

Xây dựng và triển khai bộ quy tắc ứng xử trong trường học với sự tham gia và cam kết của: CBQL, GV, NV, phụ huynh và địa phương … Bộ quy tắc ứng xử phù hợp với lứa tuổi mầm non; quy định rõ những điều cần làm, không được làm; quy định trách nhiệm của nhà trường, trách nhiệm của CBQL, GV, phụ huynh, của địa phương và cộng đồng. Bộ quy tắc ứng xử phải được niêm yết tại các bảng tin, bảng thông báo, website nhà trường, trong phòng học và các phòng làm việc của nhà trường. Người đứng đầu nhà trường có trách nhiệm quán triệt đến toàn thể CBQL, GV, NV và phụ huynh biết và thực hiện bộ quy tắc ứng xử này. CBQL, GV, NV, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường thường xuyên phổ biến, quán triệt nội dung bộ quy tắc ứng xử trong các hoạt động chơi, hoạt động học, hoạt động lao động, hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm…Phát huy tính gương mẫu của CBQL, GV, NV và trách nhiệm của người đứng đầu nhà trường trong việc GD KNXH nhằm giáo dục trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên nhân cách cho trẻ.

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo (Trang 108 - 110)