Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo (Trang 98 - 101)

nhân viên về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhận thức quyết định đến động cơ, động cơ quyết định đến mục đích hoạt động. Nhận thức là yếu tố đầu tiên của mọi quá trình hoạt động, nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của công việc. Có nhận thức

đúng thì mới có hành động đúng. Vì vậy, nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, nhân viên về tầm quan trọng của GD KNXH là biện pháp nhằm:

- Tạo sự nhất trí cao và phối hợp đồng bộ giữa các tổ chức trong nhà trường đối với công tác GD KNXH cho trẻ

- Giúp CBQL, GV, NV và phụ huynh hiểu tầm quan trọng và tác động của GD KNXH đối với cuộc sống xung quanh trẻ nói riêng và đối với môi trường xã hội chung.

- Giúp CBQL, GV, NV và PH nhận thức rõ vai trò của mình trong công tác GD KNXH và trách nhiệm của mỗi thành viên, đoàn thể phải làm gì để nâng cao công tác quản lý GD KNXH cho trẻ.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho lực lượng giáo dục về công tác GD KNXH cho trẻ mẫu giáo trong nhà trường. Giúp trẻ mẫu giáo phát triển nhận thức, khả năng tự ý thức, tự điều chỉnh các kỹ năng của bản thân, từ đó phát triển tốt KNXH của trẻ.

Tuyên truyền sâu rộng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong đội ngũ CBQL, GV, NV, gia đình và cộng đồng về các chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ về GD KNXH: về mục đích, ý nghĩa, biện pháp, trách nhiệm của nhà trường, gia đình, tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương đối với việc phối hợp giáo dục trẻ phát triển KNXH.

Tuyên truyền, nêu gương CBQL, GV, NV và các nhà trường thực hiện tốt công tác GD KNXH cho trẻ ở trường mầm non. Tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể, các lớp tập huấn, các cuộc họp với phụ huynh, với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường về việc GD KNXH cho trẻ mẫu giáo. Phân tích, tác động vào nhận thức đội ngũ làm công tác GD KNXH để họ nhận thức đúng đắn và tự nguyện chấp hành các yêu cầu của nhà quản lý; từ đó có những biện pháp phù hợp để nâng cao chất lượng GD KNXH cho trẻ ở

trường mầm non. Bồi dưỡng, trang bị kiến thức và kỹ năng cho đội ngũ thực hiện công tác GD KNXH trong nhà trường.

3.2.1.3 Cách thức thực hiện biện pháp

Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền về GD KNXH trên báo chí, truyền hình và các phương tiện thông tin khác của nhà trường, địa phương.

Hiệu trưởng cần học tập, nghiên cứu một cách nghiêm túc các văn bản của Đảng, Nhà nước về giáo dục; quán triệt một cách sâu sắc yêu cầu về đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục, xóa bỏ tư tưởng “Nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người” ở nhiều GV. Tuyên truyền thông qua tổ chức cuộc thi, hội nghị, hội thảo, diễn đàn về GD KNXH trong nhà trường cho GV, NV, cho trẻ và phụ huynh tham gia; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, internet và mạng xã hội trong hoạt động tuyên truyền.

Tổ chức bồi dưỡng cho GV, NV những kiến thức về tâm sinh lý lứa tuổi; tham dự những lớp học về GD KNXH. Hiệu trưởng cần có biện pháp để nâng cao trách nhiệm của đội ngũ GV trong công tác giáo dục toàn diện cho trẻ. Mỗi giờ lên lớp của GV đều phải gắn trách nhiệm của mình với công tác GD KNXH cho các trẻ. Hiệu trưởng lựa chọn, sắp xếp đội ngũ GV phụ trách lớp sao cho phù hợp, đồng thời phải bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và có biện pháp chỉ đạo sát sao, thống nhất trong đội ngũ GV phụ trách lớp thực hiện nhiệm vụ chung của nhà trường. Tập thể hội đồng sư phạm phải nhận thức được “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo” cho trẻ noi theo.

Tổ chức các cuộc thi về GDKNXH cho các GV có cơ hội trau dồi, học hỏi kinh nghiệm cũng như tham khảo ý kiến từ các nhà chuyên môn để cùng tìm ra các phương pháp GD KNXH phù hợp nhất. Bên cạnh đó, nhà trường cần thực hiện tốt công tác tuyên dương những cá nhân, tâp thể lớp thực hiện tốt việc công tác GD KNXH cho trẻ mẫu giáo ở các lớp học.

Thông qua các buổi tuyên truyền, các buổi họp phụ huynh, những lần trao đổi, gặp gỡ trực tiếp nhà trường và GV phụ trách lớp cần giúp phụ huynh trẻ nhận thức sâu sắc về GD KNXH đối với các trẻ mầm non. Giúp họ chủ động nắm bắt sự thay đổi của con em, thấy được vai trò của gia đình đối với sự phát triển KNXH của con em và trách nhiệm phối hợp của gia đình với nhà trường và các lực lượng xã hội; tư vấn phụ huynh về cách GD KNXH cho trẻ. Một bộ phận phụ huynh chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của GD KNXH cho trẻ đối với sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của các em. Cần tuyên truyền để giúp cha mẹ trẻ hiểu được sự phát triển của xã hội ngày nay đòi hỏi mỗi cá nhân không chỉ có trình độ mà phải có KNXH và khả năng thích ứng…

Thông qua các buổi họp, các hội thảo, nhà trường cần cho chính quyền địa phương và các lực lượng xã hội nhận thức về vai trò, ý nghĩa của GD KNXH cho trẻ; vị trí của họ trong việc phối hợp với nhà trường trong công tác GD KNXH cho trẻ em. Giúp chính quyền và các đoàn thể ở địa phương thấy được vai trò, vị trí quan trọng của mình trong công tác giáo dục toàn diện cho trẻ nói chung và GD KNXH cho trẻ cho trẻ nói riêng.

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)