Điều kiện hỗ trợ giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo (Trang 46 - 48)

GD KNXH là một phần của nội dung giáo dục tổng thể. Điều kiện hỗ trợ GD KNXH cũng giống như điều kiện hỗ trợ cho hoạt động giáo dục, gồm có: Nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất và nguồn nhân lực.

Hiện nay, nguồn lực vật chất (cơ sở vật chất, thiết bị dạy học) được xem như một trong những điều kiện quan trọng để thực hiện thành công nhiệm vụ giáo dục đào tạo. Sự phát triển nhanh chóng của cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đã và đang tạo ra tiềm năng sư phạm to lớn cho việc dạy học có hiệu quả. Thực tế, các phương tiện dạy học hiện đại đã đem lại chất lượng mới cho các phương pháp dạy học. Bên cạnh đó, nguồn lực tài chính cũng đóng vai trò không thua kém gì so với nguồn lực vật chất để tổ chức các hoạt động giáo dục nói chung và GD KNXH nói riêng diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả. Vì có nguồn lực tài chính dồi dào thì nhà giáo dục mới có nhiều điều kiện để cải tạo môi trường giáo dục, cũng như nội dung và phương pháp giáo dục để đạt được mục đích giáo dục đã đề ra.

1.4. Quản lý giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non

1.4.1. Quản lý mục tiêu giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non

Quản lý mục tiêu GD KNXH là làm cho quá trình GD KNXH vận hành đồng bộ, theo đúng hướng để đạt được mục tiêu đã đề ra nhằm nâng cao chất

lượng GD KNXH cho trẻ. Muốn vậy, phải làm sao cho các đối tượng của quá trình GD KNXH (cả chủ thể và khách thể) nắm vững mục tiêu GD KNXH của nhà trường, có thái độ ủng hộ và quyết tâm phấn đấu thực hiện.

Quản lý mục tiêu GD KNXH cho trẻ ở các trường mầm non là quản lý về những mong đợi của nhà giáo dục về các giá trị sống và KNXH tương ứng mà trẻ có thể đạt được. Quản lý mục tiêu GD KNXH bao gồm quản lý mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể. Quản lý mục tiêu chung là hướng tới hình thành ở trẻ sự tự tin, giúp trẻ biết hợp tác trong đội, nhóm; ý thức được về giá trị của bản thân; biết giải quyết mâu thuẫn một cách hoà bình; có khả năng tự lập; biết sống có trách nhiệm, biết biểu lộ sự bao dung, sự tôn trọng người khác và sẵn sàng giúp đỡ họ. Quản lý mục tiêu cụ thể bao gồm: kỹ năng, thái độ và kiến thức cụ thể, tương ứng với giá trị cần giáo dục, phù hợp với từng độ tuổi của trẻ, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội - văn hoá của mỗi địa phương.

Quản lý mục tiêu GD KNXH cho trẻ mẫu giáo cần chú ý mục tiêu diễn giải theo lứa tuổi. Cụ thể, ở trẻ mẫu giáo bé (3-4 tuổi) cần chú trọng giáo dục các KNXH: Thể hiện ý thức về bản thân: Trẻ nói được tên, tuổi, giới tính của bản thân; nói được điều mình thích, không thích. Thể hiện sự tự tin, tự lực: Trẻ mạnh dạn tham gia vào các hoạt động; cố gắng thực hiện công việc được giao. Thực hiện hành vi và quy tắc ứng xử xã hội: Trẻ thực hiện được một số quy định ở lớp và gia đình (sau khi chơi biết xếp, cất đồ chơi, không tranh giành đồ chơi, vâng lời người lớn); trẻ biết chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi khi được nhắc nhở; chú ý nghe khi người khác nói với mình; cùng chơi với các bạn trong các trò chơi theo nhóm nhỏ.

Ở trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) cần chú trọng giáo dục các KNXH: Thể hiện ý thức về bản thân: Trẻ nói được họ tên, tuổi, giới tính của bản thân, tên bố mẹ; nói được điều mình thích, không thích, những việc được làm. Thể hiện

sự tự tin, tự lực: Trẻ tự chịn đồ chơi, trò chơi theo ý thích; cố gắng hoàn thành công việc được giao. Thực hiện hành vi và quy tắc ứng xử xã hội: Trẻ thực hiện được một số quy định ở lớp và gia đình (sau khi chơi biết xếp, cất đồ chơi, giờ ngủ không gây ồn, vâng lời người lớn); trẻ biết cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi lễ phép; chú ý nghe khi cô, bạn nói với mình; biết chờ đến lượt khi được nhắc nhở; biết trao đổi thỏa thuận với bạn để cùng thực hiện hoạt động chung. Ở trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) cần chú trọng giáo dục các KNXH: Thể hiện ý thức về bản thân: Trẻ nói được họ tên, tuổi, giới tính của bản thân, tên bố mẹ, địa chỉ nhà hoặc số điện thoại; nói được điều mình thích, không thích, những việc trẻ được làm và không được làm; nói được những điểm giống và khác bạn (dáng vẻ bên ngoài, giới tính, sở thích và khả năng); biết vị trí của mình trong gia đình; biết vâng lời, giúp đơc người lớn những việc vừa sức. Thể hiện sự tự tin, tự lực: Trẻ tự làm một số việc đơn giản hằng ngày (vệ sinh cá nhân, trực nhật, chơi…); cố gắng hoàn thành công việc được giao. Thực hiện hành vi và quy tắc ứng xử xã hội: Trẻ thực hiện được một số quy định ở lớp, gia đình và nơi công cộng (sau khi chơi biết xếp, cất đồ chơi, không gây ồn ào nơi công cộng, vâng lời người lớn, muốn đi chơi phải xin pháp); trẻ biết cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi lễ phép; chú ý nghe khi cô, bạn nói với mình; biết chờ đến lượt; biết lắng nghe ý kiến, trao đổi, thỏa thuận, chia sẻ kinh nghiệm với bạn.

Ngoài ra, cần chú trọng giáo dục cho trẻ mẫu giáo ý thức quan tâm đến môi trường, cụ thể là biết tiết kiệm điện, nước; giữ gìn vệ sinh môi trường; bảo vệ chăm sóc con vật và cây cối.

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo (Trang 46 - 48)