Giáo dục kỹ năng xã hội

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo (Trang 30 - 31)

Giáo dục KNXH là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của nhà trường tới người học để hình thành, phát triển các kỹ năng liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ, khả năng hòa nhập xã hội, biểu hiện thái độ và hành vi ứng xử trong quan hệ tương tác giữa con người với con người hoặc giữa con người với môi trường xung quanh nhằm mục đích phát triển nhân cách con người một cách toàn diện. Đây là quá trình tác động có ý thức, có chủ đích của nhà giáo dục đến người được giáo dục bằng những nội dung, phương pháp phù hợp nhằm đạt mục đích giáo dục. Các tác động này sẽ được người học tiếp nhận, chuyển hóa những yêu cầu, quy định mang tính khách quan thành ý thức, thái độ và hành vi mang tính tự giác của cá nhân, dần dần sẽ trở thành những kỹ năng.

Vì vậy, việc tổ chức GD KNXH cho người học cần bắt đầu từ việc cung cấp những kiến thức, kỹ năng, hành vi… đúng đắn trong học tập, sinh hoạt thường ngày của người học. Đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ ở độ tuổi mẫu giáo là những mầm non tương lai của đất nước, việc GD KNXH cho trẻ là vô cùng quan trọng để xây dựng một thế hệ trẻ có KNXH, trí tuệ, thể lực và nhân cách tốt.

Tóm lại, GD KNXH là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, là một hoạt động cụ thể nhằm giúp cho người học có nhận thức về xã hội, có khả năng giao tiếp, biết thiết lập các mối quan hệ với người khác, biết lắng nghe, chia sẻ, quan tâm tới người khác, quan tâm yêu thương mọi người và sự vật gần gũi nhằm mục đích phát triển nhân cách con người một cách toàn diện. GD KNXH là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của nhà giáo nhằm

hình thành cho người học những kỹ năng liên quan đến sử dụng ngôn ngữ, khả năng hoà nhập xã hội, biểu hiện thái độ và hành vi ứng xử trong quan hệ tương tác giữa con người với con người hoặc với xã hội.

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo (Trang 30 - 31)