Kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo (Trang 120 - 128)

- Kết quả khảo nghiệm tính hợp lý của các biện pháp được đề xuất: Chúng tôi đã khảo sát ý kiến của CBQL và GV về việc đánh giá tính hợp lý của các biện pháp đề xuất nhằm quản lý công tác GD KNXH cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non trên địa bàn TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Kết quả thể hiện qua bảng 3.1.

Bảng 3.1: Đánh giá của CBQL, GV về tính hợp lý của các biện pháp quản lý công tác GD KNXH cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non (Câu 19, Phụ lục 4)

TT Các biện pháp

Ý kiến đánh giá (N= 200) Số lượng Tỉ lệ (%)

1 Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, NV về tầm quan

trọng của GD KNXH cho trẻ mẫu giáo 200 100

2 Xây dựng kế hoạch GD KNXH cho trẻ mẫu giáo ở các

trường mầm non 200 100

3 Xây dựng nội dung GD KNXH cơ bản của trẻ mẫu giáo 200 100 4 Đa dạng hóa các hình thức tổ chức GD KNXH cho trẻ

mẫu giáo trong trường mầm non 200 100

5 Tăng cường xây dựng môi trường vật chất và tinh thần

trong GD KNXH cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non 200 100 6 Mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong

GD KNXH cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non 200 100 7 Nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá công tác GD

KNXH cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non 200 100

Qua bảng khảo sát chúng tôi nhận thấy 100% CBQL và GV đều đồng tình với những biện pháp quản lý công tác GD KNXH cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non mà chúng tôi đã đề xuất. Điều đó cho thấy rằng các biện pháp được đề xuất là có tính hợp lý.

- Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi:

Chúng tôi tiến hành khảo nghiệm ý kiến 200 CBQL và GV về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất. Kết quả khảo sát được thống kê ở bảng 3.2 dưới đây:

Bảng 3.2: Đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

(Câu 20, Phụ lục 4)

Biện pháp

Ý kiến đánh giá về mức độ cần thiết và khả thi (N=200) Tính cần thiết (%) Điểm TB Thứ bậc Tính khả thi (%) Điểm TB Thứ bậc RCT CT ICT KCT RKT KT IKT KKT Biện pháp 1 87.5 (175) 12,5 (25) 0 0 3.88 2 76.5 (153) 23.5 (47) 0 0 3.77 2 Biện pháp 2 90 (180) 10 (20) 0 0 3.90 1 43.5 (87) 56.5 (113) 0 0 3.44 4 Biện pháp 3 90 (180) 10 (20) 0 0 3.90 1 78 (156) 22 (44) 0 0 3.78 1 Biện pháp 4 82,5 (165) 17.5 (35) 0 0 3.83 4 64 (128) 36 (72) 0 0 3.64 3 Biện pháp 5 86 (172) 14 (28) 0 0 3.86 3 43.5 (87) 56.5 (113) 0 0 3.44 4 Biện pháp 6 86 (172) 14 (28) 0 0 3.86 3 64 (128) 36 (72) 0 0 3.64 3 Biện pháp 7 82,5 (165) 17.5 (35) 0 0 3.83 4 64 (128) 36 (72) 0 0 3.64 3

Điểm trung bình cộng: 3,86 Điểm trung bình cộng: 3,62

Qua kết quả khảo sát ở bảng 3.2, chúng tôi nhận thấy: cả 7 biện pháp quản lý GD KNXH đều được đánh giá có tính cấp thiết và tính khả thi ở mức “Rất cần thiết”, “Cần thiết” và “Rất khả thi”, “Khả thi”, không có ý kiến nào đánh giá mức “Không cần thiết” và “Không khả thi”. Cụ thể như sau:

* Về tính cần thiết của các biện pháp được đề xuất: Trong 7 biện pháp quản lý được đề xuất thì 7 biện pháp đều có trên 85% CBQL, GV đánh giá ở mức “Rất cần thiết”, điểm TBC về tính cần thiết của 7 biện pháp trên là 3,86, chiếm tỉ lệ phần trăm lần lượt như sau:

Biện pháp “Xây dựng nội dung GD KNXH cơ bản của trẻ mẫu giáo” và biện pháp “Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, NV về tầm quan trọng của GD KNXH cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non” được đánh giá cao nhất, chiếm 90% mức độ “Rất cần thiết” và 10% mức độ “cần thiết”, điểm TB: 3,90.

Biện pháp “Xây dựng kế hoạch GD KNXH cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non” đạt điểm TB: 3,88, chiếm 87,5% mức độ “Rất cần thiết” và 12,5% mức độ “Cần thiết”.

Biện pháp “Tăng cường xây dựng môi trường vật chất và tinh thần trong GD KNXH cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non”và “Mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong GD KNXH cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non” chiếm 86% mức độ “Rất cần thiết” và 14% mức độ “Cần thiết”, điểm TB: 3,86.

Các biện pháp còn lại: “Đa dạng hóa các hình thức GD KNXH cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non” và “Nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá

công tác GD KNXH cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non” đều chiếm 82,5% mức độ “Rất cần thiết” và 17,5% mức độ “Cần thiết”, điểm TB: 3,83.

* Về tính khả thi của các biện pháp: Kết quả khảo sát cho thấy, điểm TBC về tính khả thi của 7 biện pháp được đề xuất là 3,62, đạt ở mức “Rất khả thi” là 61.6%, mức “Khả thi” là 38,4%. Trong đó:

Biện pháp “Xây dựng nội dung GD KNXH cơ bản của trẻ mẫu giáo” đạt mức độ “Rất khả thi” cao nhất, chiếm tỉ lệ 78%, ở mức độ “Khả thi” là 22%, điểm TB: 3,78. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biện pháp “Xây dựng kế hoạch GD KNXH cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non” đạt mức độ “Rất khả thi” là 76,5%, mức độ “Khả thi” là 23,5%, điểm TB: 3,77.

Có 3 biện pháp: “Đa dạng hóa các hình thức tổ chức GD KNXH cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non”, “Mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong GD KNXH cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non” và “Nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá công tác GD KNXH cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non” đều đạt ở mức độ “Rất khả thi” là 64% và mức độ “Khả khi” là 36%,điểm TB: 3,64.

Cuối cùng là biện pháp “Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, NV về tầm quan trọng của GD KNXH cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non” và “Tăng cường xây dựng môi trường vật chất và tinh thần trong GD KNXH cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non” đạt ở mức độ “Rất khả thi” là 43,5% và mức độ “Khả khi” là 56,5%, điểm TB: 3,44.

Kết quả khảo sát thu được ở bảng 3.2, theo chúng tôi là một đánh giá khách quan bởi vì không có biện pháp nào là tối ưu. Mỗi biện pháp đều có những ưu thế và hạn chế riêng. Trong thực tế áp dụng, các biện pháp sẽ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất, luôn hỗ trợ và bổ sung cho nhau. Vì vậy, người quản lý tuỳ vào từng thời điểm nhất định, điều kiện thực tế của mỗi trường cần sử dụng các biện pháp một cách linh hoạt, thích hợp để nâng cao hiệu quả quản lý công tác GD KNXH cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non trên địa bàn TP. Quy Nhơn.

Tóm lại, số liệu kết quả thống kê ở bảng 3.2 chứng tỏ các biện pháp được nghiên cứu đề xuất trong luận văn đều đảm bảo tính khoa học, phù hợp với thực tiễn nhà trường, có tính cần thiết và khả thi trong việc quản lý công tác GD KNXH ở các trường mầm non trên địa bàn TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Tiểu kết chương 3

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, chúng tôi đã đề xuất 7 biện pháp quản lý công tác GD KNXH cho trẻ mẫu giáo ở các trường

mầm non trên địa bàn TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Đó là: 1) Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, NV về tầm quan trọng của GD KNXH cho trẻ mẫu giáo; 2) Xây dựng kế hoạch GD KNXH cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non; 3) Xây dựng nội dung GD KNXH cơ bản của trẻ mẫu giáo; 4) Đa dạng hóa các hình thức tổ chức GD KNXH cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non; 5) Tăng cường xây dựng môi trường vật chất và tinh thần trong GD KNXH cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non; 6) Mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong GD KNXH cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non và 7) Nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá công tác GD KNXH cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non.

Các biện pháp này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động và bổ trợ cho nhau, kết quả của biện pháp này có thể là cơ sở của yếu tố thành công cho biện pháp khác. Mỗi biện pháp đều có vai trò tác động khác nhau đến công tác quản lý GD KNXH cho trẻ trong nhà trường. Vì vậy, các biện pháp cần được vận dụng trong thể thống nhất và đồng bộ nhằm đạt được hiệu quả quản lý công tác GD KNXH.

Kết quả khảo nghiệm và lấy ý kiến đánh giá của các CBQL, GV của các trường mầm non công lập trên địa bàn TP. Quy Nhơn đã chứng tỏ các biện pháp quản lý công tác GD KNXH được luận văn đề xuất là có tính hợp lý, tính cần thiết và khả thi. Nếu được vận dụng trong một thể thống nhất và đồng bộ thì các biện pháp quản lý công tác GD KNXH cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non trên địa bàn TP. Quy Nhơn sẽ đem lại kết quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ mẫu giáo các trường mầm non trên địa bàn TP. Quy Nhơn nói riêng và các trường mầm non trong tỉnh nói chung.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Về cơ sở lý luận

Trên cơ sở phân tích và hệ thống hóa các tài liệu lý luận, chúng tôi đã xác định và làm rõ nội hàm các khái niệm chính của đề tài và xây dựng, luận giải khung lý luận của đề tài bao gồm những vấn đề cơ bản: GD KNXH cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non; quản lý công tác GD KNXH cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý GD KNXH cho trẻ mẫu giáo.

Nội dung quản lý công tác GD KNXH cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non được tiếp cận chức năng kết hợp tiếp cận hệ thống gồm những vấn đề: Quản lý mục tiêu GD KNXH cho trẻ mẫu giáo; quản lý việc xây dựng nội dung, chương trình; lâp kế hoạch; tổ chức, phối hợp các lực lượng tham gia giáo dục; tổ chức thực hiện kế hoạch GD KNXH cho trẻ mẫu giáo; quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả GD KNXH cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non. Ngoài ra, luận văn cũng nghiên cứu chỉ rõ các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến quản lý công tác GD KNXH cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non.

1.2. Về thực tiễn

Luận văn đã tiến hành khảo sát các đối tượng CBQL, GV, phụ huynh của 10 trường mầm non công lập trên địa bàn TP. Quy Nhon, tỉnh Bình Định để xác lập cơ sở thực tiễn của đề tài. Kết quả khảo sát cho thấy công tác GD KNXH cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non đạt được ở mức độ khá, tốt. Công tác quản lý GD KNXH của hiệu trưởng thông qua các nội dung: lập kế hoạch, tổ chức lực lượng GD KNXH; chỉ đạo các hoạt động GD KNXH và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch GD KNXH cho trẻ mẫu giáo cũng được đánh giá ở mức độ khá.

Tuy nhiên, so với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, công tác quản lý GD KNXH cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non TP. Quy Nhơn vẫn còn nhiều hạn chế: Năng lực quản lý của một bộ phận CBQL, GV chưa đáp ứng yêu cầu; công tác kế hoạch hoá vẫn chưa được quan tâm đúng mức; nội dung, hình thức GD KNXH cho trẻ chưa đa dạng, phong phú; cơ chế phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường còn thiếu đồng bộ, hiệu quả… Bên cạnh đó, mặt trái của môi trường xã hội xung quanh trẻ phức tạp; gia đình ít quan tâm; một số cơ quan đoàn thể chưa quan tâm phối hợp với nhà trường… Đó là những khó khăn không nhỏ trong công tác quản lý GD KNXH cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố.

Kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy sự cần thiết phải nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý công tác GD KNXH cho trẻ mẫu giáo nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của các nhà trường.

1.3. Các biện pháp

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng, luận văn đã xác định các nguyên tắc đề xuất biện pháp, và đã đề xuất 7 biện pháp quản lý công tác GD KNXH cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non trên địa bàn TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, gồm: 1) Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, NV về tầm quan trọng của GD KNXH cho trẻ mẫu giáo; 2) Xây dựng kế hoạch GD KNXH cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non; 3) Xây dựng nội dung GD KNXH cơ bản của trẻ mẫu giáo; 4) Đa dạng hóa các hình thức tổ chức GD KNXH cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non; 5) Tăng cường xây dựng môi trường vật chất và tinh thần trong GD KNXH cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non; 6) Mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong GD KNXH cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non và 7) Nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá công tác GD KNXH cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non.

pháp, chúng tôi nhận thấy rằng, đa số các biện pháp đều được đánh giá có tính cần thiết và tính khả thi cao. Với kết quả nghiên cứu đã đạt được, chúng tôi hy vọng đề tài sẽ góp phần tích cực trong việc nâng cao hiệu quả quản lý công tác GD KNXH cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non trên địa bàn TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

2. Khuyến nghị

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo (Trang 120 - 128)