Biện pháp 3: Xây dựng nội dung giáo dục kỹ năng xã hội cơ bản của trẻ

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo (Trang 105 - 108)

của trẻ mẫu giáo

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Xác định được những nội dung GD KNXH cơ bản cho trẻ mẫu giáo nhằm định hướng cho GV các trường mầm non đi đúng hướng trong quá trình GD KNXH, giúp trẻ có đủ kỹ năng cần thiết hòa nhập được tốt nhất vào cuộc sống hiện tại mà trẻ đang sống, mang lại ý nghĩa thiết thực cho sự phát triển cả về thể chất lẫn tâm hồn của trẻ.

3.2.3.1. Nội dung của biện pháp

Một số nội dung GD KNXH cơ bản cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non cần đưa vào nội dung, kế hoạch giáo dục để GV ở các trường mầm non tham khảo, xác định nhận thức, đưa vào hành động cụ thể ở các trường:

- Hành vi và quy tắc ứng xử xã hội: Chờ đến lượt, tôn trọng, hợp tác, chấp nhận; Yêu mến, quan tâm đến người thân; Nhận biết, phân biệt, nhận xét và tỏ thái độ với hành vi “đúng” - “sai”, “tốt” - “xấu”; Trật tự khi ăn, ngủ; Giữ ngăn nắp nơi hoạt động; Giữ gìn đồ dùng, vật liệu, sản phẩm hoạt động; Hoàn thành công việc được giao; Lắng nghe ý kiến của người khác, sử dụng lòi nói và cử chỉ lễ phép, lịch sự; Có phẩm chất của người lao động trong tập thể; Chào hỏi mọi người; Thể hiện nhu cầu; Thể hiện sự biết lỗi; Quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ bạn; Thể hiện lòng tin; Tham gia hội thoại

- Quan tâm đến môi trường: Tiết kiệm điện, nước; Giữ gìn vệ sinh môi trường; Bảo vệ, chăm sóc con vât, cây cối.

Từ nội dung GD KNXH cơ bản trên, chúng tôi xác định các KNXH cơ bản cho trẻ mẫu giáo để GV các trường mầm non tham khảo như sau:

+ Kỹ năng giao tiếp: Biết trò chuyện bằng các cách khác nhau; Biết điều chỉnh giọng nói phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp; Chăm chú lắng nghe

người khác nói và đáp lại bằng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt phù hợp; Biết chờ đến lượt trong giao tiếp, trò chuyện, thảo luận, không nói leo, không ngắt lời người khác khi nói chuyện; Biết hỏi lại hoặc có những biểu hiện qua cử chỉ, điệu bộ, nét mặt khi không hiểu người khác nói; Biết sử dụng một số từ: chào hỏi, tạm biệt, cảm ơn, xin lỗi, xin phép, thưa vâng phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, không nói tục, chửi bậy; Biết lắng nghe bạn và người khác, nêu ý kiến, chia sẻ thông tin với bạn và người than, cô giáo…

+ Kỹ năng sử dụng lời nói: Phát âm đúng, rõ ràng, dễ hiểu; Sử dụng các từ chỉ tên gọi, hành động, biểu cảm trong sinh hoạt; Sử dụng các câu khác nhau nhau trong giao tiếp: Câu đơn, câu ghép, câu hỏi, câu khẳng định…; Lời nói được bày tỏ cảm xúc hoặc nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản than; Biết sử dụng lời nói để thoả thuận, trao đổi, hợp tác, chỉ dẫn bạn bè trong hoạt các hoạt động; Kể về sự việc, hiện tượng nào đó để người nghe hiểu được; Kể lại được nội dung chuyện đã nghe theo đúng trình tự nhất định.

+ Kỹ năng tự tin, tự trọng: Trẻ biết chấp nhận và cố gắng thực hiện công việc được giao; Trẻ biết hài lòng khi hoàn thành công việc; Chủ động và độc lập trong một số hoạt động đơn giản hằng ngày; Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản than.

+ Kỹ năng tôn trọng người khác: Trẻ nói được khả năng, sở thích của bạn bè và người thân; Chấp nhận sự khác biệt giữa người khác với mình; Nhận ra sự không công bằng trong nhóm bạn và biết cách tạo lại sự công bằng; Chờ đến lượt.

+ Kỹ năng hợp tác: Trẻ biết lắng nghe ý kiến của bạn, của người khác. Biết trao đổi ý kiến của mình với các bạn. Biết tìm cách giải quyết mâu thuẫn, chấp nhận sự phân công của nhóm bạn và người lớn, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng người khác;

+ Kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc: Trẻ có khả năng nhận biết trạng thái cảm xúc, vui buồn, sợ hãi, ngạc nhiên, xấu hổ, tức giận; Biết chia sẻ, an ủi, chia vui với người than, bạn bè; Quan tâm thích thú với các hiện tượng tự nhiên trong thiên nhiên; Thích chăm sóc cây cối, con vật, thân thuộc; Thay đổi hành vi và thể hiện cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh, cố gắng kiềm chế những cảm xúc tiêu cực.

+ Kỹ năng thích ứng trong môi trường xã hội: Trẻ biết được hành động hoặc việc làm của mình ảnh hưởng tới người khác như thế nào; Biết chào hỏi, xưng hô lễ phép với người lớn, cảm ơn, xin lỗi…; Biết đề nghị sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết; Biết một số hành vi đứng sai của con người đối với môi trường.

+ Kỹ năng thực hiện các quy định trong học tập, sinh hoạt, ở trường học, gia đình và ở công cộng: Giữ trật tự khi ăn, uống, khi chơi, khi ở chỗ đông người; không gây ồn ào trong quá trình chơi và tham gia các hoạt động; bỏ rác đúng nơi quy định

+ Kỹ năng ra quyết định: Cần làm gì và không nên làm gì để phòng tránh những trường hợp nguy hiểm, tránh ngã, bỏng, đứt tay…

+ Kỹ năng nhận biết và xử lý các tình huống: Khi té ngã, đứt tay, nóng sốt, bị bệnh, bị bắt cóc …

+ Kỹ năng tự phục vụ: tự đi giày, dép, mang, cới gấp quần áo, chuẩn bị đồ dung cá nhân

3.2.3.3. Cách thức thực hiện biện pháp:

CBQL của các trường mầm non triển khai khảo sát thực tế về KNXH của trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non theo nhiều hình thức khác nhau như sau:

- Lấy ý kiến từ GV, cha mẹ trẻ về KNXH của trẻ hiện nay cần có để phù hợp với điều kiện sống hiện tại bằng nhiều hình thức như phỏng vấn trực

tiếp (ghi chép lại thông tin, tổng hợp lại thông tin). Phát phiếu xin ý kiến ngắn gọn về các nội dung GD KNXH của trẻ.

- Xây dựng các nội dung kỹ năng cơ bản cho trẻ mẫu giáo. Sau đó, cho trẻ trải nghiệm trong và ngoài giờ học, GV ghi lại kết quả cũng như quá trình thực hiện xem có thuận lợi hay khó khăn gì. Qua đó, nhà trường đưa ra bài học rút kinh nghiệm, điều chỉnh cho phù hợp.

- Cuối mỗi tuần họp với tổ GV, lấy ý kiến phát biểu từ thực tế của GV có kinh nghiệm, tâm huyết.

- Khi GV triển khai các hoạt động trải nghiệm để rèn luyện KNXH cho trẻ, người quản lý quan sát trực tiếp, rút ra bài học, thảo luận với GV để điều chỉnh các kỹ năng sao cho phù hợp với đa phần trẻ trong độ tuổi.

- CBQL nhà trường tổ chức họp tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm chung trong toàn trường sau mỗi tháng/chủ đề. Có thể mời đại diện hội cha mẹ hoạc sinh hoặc những phụ huynh có trình độ, tích cực cùng tham gia buổi họp để góp ý với nhà trường. Tuyên dương, động viên phát huy những GV có nội dung và biện pháp GD KNXH phù hợp, sáng tạo. Cùng thảo luận động viên và điều chỉnh những khó khăn mà GV gặp phải trong quá trình thực hiện để tìm ra biện pháp tháo gỡ nhằm giúp toàn thể GV cùng theo dõi và rút kinh nghiệm cho quá trình thực hiện tiếp theo.

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo (Trang 105 - 108)