Biện pháp 6: Mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo (Trang 113 - 117)

trong giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Biện pháp này nhằm tạo cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội vốn được coi là “tam giác” giáo dục quan trọng đối với mỗi đứa trẻ trong GD KNXH cho trẻ mẫu giáo. Mỗi môi trường đều mang lại giá trị khác nhau trong quá trình GD KNXH cho trẻ mẫu giáo. Sự tương quan của ba lực lượng này càng mật thiết sẽ tạo sức mạnh góp phần GD KNXH cho trẻ mọi lúc, mọi nơi một cách thống nhất và hiệu quả càng cao.

Đây là biện pháp giúp các lực lượng giáo dục phải hiểu biết đầy đủ những nhiệm vụ, nội dung và phương pháp giáo dục và đi đến sự thống nhất mục đích, nội dung, phương pháp GD KNXH cho các em, từ đó có kế hoạch phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

Trong Công ước về Quyền trẻ em của Liên hiệp quốc, Điều 18 ghi rõ: “Gia đình có trách nhiệm hàng đầu đối với việc nuôi dưỡng và bảo vệ trẻ em từ lúc tuổi thơ cho đến lúc trưởng thành…Để phát triển toàn diện và hài hoà tính cách của mình, trẻ em cần phải lớn lên trong một môi trường gia đình, trong một không khí hạnh phúc, yêu thương, thông cảm” [41]. Thời gian trẻ sinh hoạt ở gia đình và trong cộng đồng chiếm một phần thời gian không ít. Nếu chỉ chú ý GD KNXH cho trẻ trong nhà trường thì chưa đủ ảnh hưởng đến việc hoàn thiện các KNXH cho trẻ. Nhà trường luôn chủ động phối hợp gia đình trẻ trong việc giáo dục trẻ nói chung và GD KNXH nói riêng.

Tăng cường công tác tham mưu với các cấp chính quyền, phối hợp với các ban ngành, đoàn thể quan tâm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục đặc biệt là GD KNXH cho trẻ. Cần có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, liên tục ở mọi thời điểm với các cơ quan chuyên ngành, tổ chức, hội đoàn thể trên địa bàn trong việc GD KNXH cho trẻ mẫu giáo trong và ngoài nhà trường. Nhà trường cần xác định đây là công tác phối hợp cả quá trình lâu dài.

GD KNXH không chỉ nhiệm vụ riêng của nhà trường mà là nhiệm vụ chung của toàn xã hội. Do đó, nhà trường, gia đình và xã hội cần có ý thức phối hợp và chủ động tích cực tham gia GD KNXH cho trẻ mẫu giáo.

Sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường không chỉ biểu hiện ở một công đoạn cụ thể nhất định mà được đan xen, hoà quyện và diễn ra trong toàn bộ quá trình hoạt động, tạo điều kiện, động lực thúc đẩy công tác GD KNXH cho trẻ đạt hiệu quả cao nhất.

3.2.6.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Nhà trường có trách nhiệm thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục, quy tắc ứng xử; chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để tổ chức hoặc tham gia các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường, bảo đảm an toàn

cho người dạy và người học; thông báo về kết quả học tập, rèn luyện của học sinh cho cha mẹ hoặc người giám hộ.

Ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch phối hợp với gia đình và cộng đồng trong việc GD KNXH cho trẻ; tổ chức GD KNXH theo mục tiêu, chương trình GDMN nhằm rèn luyện và hình thành cho trẻ kỹ năng sống, kỹ năng thực hành, năng lực thực tiễn… Xây dựng kế hoạch và tổ chức GD KNXH cho trẻ thông qua các hoạt động chính khóa, ngoại khóa; nâng cao năng lực thực hiện KNXH và năng lực tổ chức GD KNXH của CBQL, GV, NV trong nhà trường.

Nhà trường và gia đình cần thống nhất các quan điểm giáo dục trẻ và cùng nhau tiến hành các hoạt động giáo dục có hiệu quả. Thường xuyên thông báo đến cha mẹ trẻ vai trò của giáo dục và kết quả của việc GD KHXH cho trẻ trẻ để cha mẹ trẻ cùng phối hợp với nhà trường.

Nhà trường cần nâng cao nhận thức vai trò, trách nhiệm và tầm quan trọng của việc GD KNXH của trẻ mẫu giáo cho CBQL, GV, NV trong nhà trường thông qua các buổi họp trong tuần, trong tháng, trong năm…

Gia đình cần kết hợp chặt chẽ với nhà trường cho trẻ đi học đúng giờ. Nhắc nhở, tạo điều kiện cho trẻ thực hành các KNXH cần thiết trong sinh hoạt tại gia đình, như: Sắp xếp đồ chơi gọn gàng sau khi chơi, vâng lời ông bà, cha mẹ…; chào hỏi, mời nước khi khách tới nhà; biết nói cảm ơn, xin lỗi; giữ trật tự nơi công cộng; bỏ rác đúng nơi quy định; chăm sóc cây, con vật quen thuộc… Gia đình có trách nhiệm lớn trong việc GD KNXH cho trẻ tại gia đình và cộng đồng.

Gia đình phối hợp với nhà trường cập nhật, trao đổi thông tin, tổ chức GD KNXH cho trẻ; tham gia tích cực trong các buổi họp, gặp gỡ trao đổi GD KNXH cho trẻ có sự phối hợp với phụ huynh… Tôn trọng và tạo điều kiện để trẻ tham gia đầy đủ các hoạt động về GD KNXH của nhà trường. Tạo môi

trường thuận lợi nhất cho trẻ thực hiện KNXH, trao đổi với GV về trẻ khi thực hiện KNXH tại gia đình nhằm giúp trẻ thực hiện tốt các KNXH. Thường xuyên cung cấp thông tin về tình hình sức khỏe, tâm sinh lý của trẻ khi ở nhà cho GV. Đưa ra những nhận xét, đánh giá của gia đình về kết quả thực hiện KNXH của trẻ cho GV ở lớp được biết, phối hợp với GV để điều chỉnh kịp thời khi cần thiết. Hỗ trợ GV về vật chất và tinh thần nhằm nâng cao chất lượng GD KNXH cho trẻ.

Xây dựng Ban đại diện cha mẹ trẻ của trường, lớp vững mạnh; lựa chọn những người có tâm huyết để phối hợp có hiệu quả trong việc GD KNXH trẻ cho trẻ. Ban đại diện cần duy trì sinh hoạt đều đặn. Giáo dục gia đình với giáo dục nhà trường phải gắn bó chặt chẽ với nhau, không thể thay thế cho nhau. Nhưng rõ ràng, nhà trường giữ vai trò chủ động giúp cha mẹ trẻ xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch và đôn đốc việc thực hiện kế hoạch.

Chính quyền địa phương cần quan tâm, hỗ trợ, tạo các điều kiện thuận lợi để nhà trường GD KNXH cho trẻ ở độ tuổi mẫu giáo. Phối hợp tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động văn hoá - xã hội ở địa phương như phong trào văn nghệ - thể dục thể thao, bảo vệ môi trường… nhằm tạo môi trường lành mạnh, trong sạch ở địa phương.

Như vậy, sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, trong đó nhà trường giữ vai trò trọng yếu, thường xuyên chặt chẽ sẽ có hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao chất lượng GD KNXH cho trẻ. Có thể khẳng định rằng tác động của gia đình rất lớn trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Ảnh hưởng của cha mẹ có tính chất quyết định trong việc hình thành KNXH cho trẻ. Xây dựng kênh thông tin thường xuyên giữa nhà trường và gia đình để kịp thời thông báo kết quả học tập, rèn luyện của trẻ nhằm động viên, khích lệ những mặt tích cực đồng thời ngăn chặn, uốn nắn những lệch lạc của trẻ. Nhà trường cần lôi cuốn được gia đình và xã hội cùng tham gia

GD KNXH cho trẻ, phát huy các thế mạnh từ gia đình và xã hội để công tác GD KNXH cho trẻ đạt hiệu quả cao hơn.

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo (Trang 113 - 117)