Phương pháp, quy trình khảo sát

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo (Trang 62 - 92)

Chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, phương pháp thống kê toán học để xử lý kết quả nghiên cứu và đưa ra nhận định, đánh giá.

* Quy trình khảo sát:

Tiến hành xây dựng bảng hỏi khảo sát, gửi đến các đối tượng cần điều tra, thu và xử lý kết quả, vận dụng kết quả vào việc nghiên cứu.

* Cách xử lý số liệu:

Sử dụng các công thức toán học xử lý các phiếu điều tra thu được; lựa chọn các số liệu để phân tích, so sánh, xây dựng các bảng biểu phục vụ cho việc nghiên cứu. Trên kết quả phân tích dữ liệu, chúng tôi sử dụng 3 thông số

cơ bản là tỉ lệ %, điểm trung bình cộng (X) và thứ hạng để tiến hành viết báo cáo kết quả khảo sát nhằm đánh giá thực trạng quản lý công tác GD KNXH cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Mức cho điểm đánh giá các nội dung khảo sát theo thang bậc 4 được mô tả như sau:

+ Mức 1 = 4 điểm: Tốt/Rất ảnh hưởng/Rất thường xuyên/Rất cần thiết/rất tích cực/Rất chủ động/Rất hiệu quả/Rất khả thi.

+ Mức 2 = 3 điểm: Khá/Ảnh hưởng nhiều/Thường xuyên/Tích cực/Cần thiết/Chủ động/Hiệu quả/Khả thi.

+ Mức 3 = 2 điểm: Trung bìnht/Ít ảnh hưởng/Thỉnh thoảng/Ít cần thiết/Ít tích chực/Ít chủ động/Ít hiệu quả/Ít khả thi.

+ Mức 4 = 1 điểm: Yếu/Không ảnh hưởng/Không sử dụng/Không cần thiết/Chưa bao giờ chủ động/Chưa bao giờ tích cực/Không hiệu quả/Không tham gia/Không khả thi.

- Quy ước:

+ 3,28 - 4: Tốt/Rất ảnh hưởng/Rất thường xuyên/Rất cần thiết/rất tích cực/Rất chủ động/Rất hiệu quả/Rất khả thi.

+ 2,52 - 3,27: Khá/Ảnh hưởng nhiều/Thường xuyên/Tích cực/Cần thiết/Chủ động/Hiệu quả/Khả thi.

+ 1,76 - 2,51: Trung bìnht/Ít ảnh hưởng/Thỉnh thoảng/Ít cần thiết/Ít tích chực/Ít chủ động/Ít hiệu quả/Ít khả thi.

+ 1,00 - 1,75: Yếu/Không ảnh hưởng/Không sử dụng/Không cần thiết/Chưa bao giờ chủ động/Chưa bao giờ tích cực/Không hiệu quả/Không tham gia/Không khả thi.

- Cách tính các thông số theo các công thức sau: + Tỉ lệ %

1 1 2 2 n n n x +n x +...+n x X= N Trong đó: N = n1 + n2 + …+ nn x: điểm số của các mức độ;

n: số lượng phiếu chọn ở mỗi mức độ.

2.2.5. Thời gian tiến hành khảo sát:

Luận văn tiến hành khảo sát trong năm học 2020 - 2021.

2.3. Thực trạng giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non trên địa bàn TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

2.3.1. Thực trạng về nhận thức giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo của CBQL, GV, phụ huynh

* Nhận thức của CBQL, GV và phụ huynh về vai trò, ý nghĩa công tác giáo dục KNXH cho trẻ mẫu giáo

Bảng 2.7: Nhận thức của CBQL và GV về vai trò, ý nghĩa của GD KNXH cho trẻ mẫu giáo (Câu 1, Phụ lục 1; 2)

TT Nội dung CBQL (N=20) GV (N=180) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 1 Góp phần xây dựng và phát triển môi trường giáo

dục trong trường mầm non. 20 100 180 100

2 Góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục và phát

triển nhân cách của thế hệ trẻ trong tương lai. 20 100 180 100 3 Góp phần hình thành ở trẻ mẫu giáo KNXH. 20 100 180 100

4 Ý kiến khác 0 0 0 0

Điều này khẳng định, CBQL, GV đã nhận thức được vai trò quan trọng của GD KNXH cho trẻ mẫu giáo. Từ thực tế này, những người làm công tác quản lý giáo dục cần quan tâm đặc biệt đến công tác GD KNXH cho trẻ mẫu giáo một cách thiết thực và bài bản nhất, nhằm giúp trẻ mẫu giáo có KNXH

trong gia đình, nhà trường, cộng đồng xung quanh trẻ và hình thành KNXH cho tương lai.

Bảng 2.8: Nhận thức của phụ huynh về vai trò, ý nghĩa của GD KNXH

(Câu 2, Phụ lục 4) TT Nội dung Phụ huynh (N=30) Số lượng Tỉ lệ (%)

1 Giúp trẻ nhanh chóng hoà nhập và khẳng định vị trí của mình

trong tập thể. 30 100

2 Góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục và phát triển nhân cách

của thế hệ trẻ trong tương lai. 30 100

3 Giúp trẻ trẻ học tập hiệu quả, nâng cao sức khỏe tinh thần và

thể chất, ứng phó tích cực trong các tình huống của cuộc sống. 30 100

4 Ý kiến khác 0 0

Kết quả ở bảng 2.8 cho thấy: 100% phụ huynh nhận thức được tầm quan trọng của GD KNXH. Trong đó, ý kiến của phụ huynh cho rằng GD KNXH đối với trẻ mầm non, mẫu giáo là rất cần thiết.

Qua kết quả trên, khẳng định phụ huynh đã nhận thức được vai trò quan trọng của GD KNXH cho trẻ mầm non, mẫu giáo. Từ thực tế này, những người làm công tác quản lý giáo dục cần quan tâm đặc biệt đến công tác GD KNXH cho trẻ mầm non một cách thiết thực và bài bản nhất, nhằm giúp các em có KNXH trong trường học và ngoài xã hội, biết tôn trọng chính bản thân và người khác.

* Nhận thức của CBQL, GV và phụ huynh về mức độ cần thiết các nội dung GD KNXH cho trẻ mẫu giáo

Bảng 2.9: Nhận thức mức độ cần thiết của CBQL, GV về các nội dung GD KNXH cho trẻ mẫu giáo (Câu 2, Phụ lục 1; 2)

TT Nội dung GD KNXH Ý kiến CBQL, GV (N=200) Điểm TB Thứ bậc RCT CT ICT KCT SL % SL % SL % SL % 1 Chờ đến lượt, tôn trọng, hợp tác, chấp nhận 200 100,0 0 0,00 0 0 0 0 4,00 1 2 Yêu mến, quan tâm đến

người thân 196 98,00 4 2,00 0 0 0 0 3,98 3 3 Giữ gìn vệ sinh môi

trường 185 92,50 15 7,50 0 0 0 0 3,93 6 4 Bảo vệ, chăm sóc con

vật, cây cối 136 68,00 64 32,00 0 0 0 0 3,68 11 5 Nhận biết, phân biệt,

nhận xét và tỏ thái độ với hành vi “đúng” - “sai”, “tốt” - “xấu”

200 100,0 0 0,00 0 0 0 0 4,00 1 6 Trật tự khi ăn, ngủ 179 89,50 20 10,00 0 0 0 0 3,88 9 7 Giữ ngăn nắp nơi hoạt

động 195 97,50 5 2,50 0 0 0 0 3,98 3

8 Giữ gìn đồ dùng, vật

liệu, sản phẩm hoạt động 187 93,50 13 6,50 0 0 0 0 3,94 5 9 Hoàn thành công việc

được giao 182 91,00 18 9,00 0 0 0 0 3,91 7 10 Lắng nghe ý kiến của người

khác, sử dụng lời nói và

cử chỉ lễ phép, lịch sự 200 100,00 0 0,00 0 0 0 0 4,00 1

11 Có phẩm chất của người

lao động trong tập thể 179 89,50 21 10,50 0 0 0 0 3,90 8 12 Chào hỏi mọi người 198 99,00 2 1,00 0 0 0 0 3,99 2 13 Thể hiện nhu cầu 190 95,00 10 5,00 0 0 0 0 3,95 4 14 Thể hiện sự biết lỗi 178 89,00 4 2,00 0 0 0 0 3,62 12 15 Quan tâm, chia sẻ, giúp

đỡ bạn 200 100,0 0 0,00 0 0 0 0 4,00 1 16 Thể hiện lòng tin. 196 98,00 4 2,00 0 0 0 0 3,98 3 17 Tham gia hội thoại 138 69,00 62 31,00 0 0 0 0 3,69 10

Điểm trung bình cộng: 3,91

Theo số liệu thống kê ở bảng 2.9, chúng tôi nhận thấy, rất nhiều CBQL và GV đều cho rằng những nội dung GD KNXH cho trẻ mẫu giáo được đưa ra để khảo sát là rất cần thiết, với tỉ lệ lựa chọn cao từ 69% đến 100%. Cụ thể, nội dung “GD KNXH chờ đến lượt, tôn trọng, hợp tác, chấp nhận”, “GD KNXH nhận biết, phân biệt, nhận xét và tỏ thái độ với hành vi đúng - sai, tốt - xấu”, “GD KNXH lắng nghe ý kiến của người khác, sử dụng lời nói và cử chỉ lễ phép, lịch sự” và “GD KNXH quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ bạn” (100%), “GD KNXH yêu mến, quan tâm đến người thân”, “GD KNXH giữ ngăn nắp nơi hoạt động” và “GD KNXH chào hỏi mọi người”, “GD KNXH thể hiện nhu cầu”, “GD KNXH thể hiện lòng tin” (99% , 98%, 97,5% và 95%).

Tóm lại, từ số liệu trên, có thể thấy rằng, các nhà trường đã quan tâm đến nội dung GD KNXH cho trẻ, đặc biệt là nội dung “GD KNXH chờ đến lượt, tôn trọng, hợp tác, chấp nhận”, “GD KNXH nhận biết, phân biệt, nhận xét và tỏ thái độ với hành vi đúng - sai, tốt - xấu”, “GD KNXH lắng nghe ý kiến của người khác, sử dụng lời nói và cử chỉ lễ phép, lịch sự” và “GD KNXH quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ bạn” cho trẻ. Tuy nhiên, muốn trẻ phát triển toàn diện và thể hiện KNXH tốt, đòi hỏi các cô giáo trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ và người làm công tác quản lý trường mầm non cần trang bị cho trẻ mầm non nói chung và đặc biệt là trẻ mẫu giáo nói riêng những KNXH để giúp các em thích ứng tốt hơn với cuộc sống.

Bảng 2.10: Nhận thức của phụ huynh về mức độ cần thiết các nội dung GD KNXH cho trẻ mẫu giáo (Câu 3, Phụ lục 4)

TT Nội dung GD KNXH Ý kiến Phụ huynh (N=30) Điểm TB Thứ bậc RCT CT ICT KCT SL % SL % SL % SL % 1 Chờ đến lượt, tôn trọng, hợp tác, chấp nhận 6 20,00 7 23,33 17 56,67 0 0 2,63 14 2 Yêu mến, quan tâm 30 100,0 0 0,00 0 0 0 0 4,00 1

đến người thân 3 Giữ gìn vệ sinh môi

trường 22 73,33 8 26,67 0 0 0 0 3,73 4

4 Bảo vệ, chăm sóc con

vật, cây cối 7 23,33 13 43,33 10 33,33 0 0 2,90 11

5

Nhận biết, phân biệt, nhận xét và tỏ thái độ với hành vi “đúng” - “sai”, “tốt” - “xấu”

26 86,67 4 13,33 0 0 0 0 3,87 2

6 Trật tự khi ăn, ngủ 15 50,00 10 33,33 5 16,67 0 0 3,33 7 7 Giữ ngăn nắp nơi hoạt

động 9 30,00 13 43,33 8 26,67 0 0 3,03 10 8 Giữ gìn đồ dùng, vật liệu, sản phẩm hoạt động 8 26,67 13 43,33 9 30 0 0 2,97 9

9 Hoàn thành công việc

được giao 5 16,67 11 36,67 14 46,67 0 0 2,70 13

10

Lắng nghe ý kiến của người khác, sử dụng lời nói và cử chỉ lễ phép, lịch sự 5 16,67 9 30,00 16 53,33 0 0 2,63 14 11 Có phẩm chất của người lao động trong tập thể.

8 26,67 9 30,00 13 43,33 0 0 2,83 12 12 Chào hỏi mọi người 25 83,33 5 16,67 0 0 0 0 3,83 3 13 Thể hiện nhu cầu 17 56,67 13 43,33 0 0 0 0 3,57 6 14 Thể hiện sự biết lỗi 18 60,00 12 40,00 0 0 0 0 3,60 5 15 Quan tâm, chia sẻ,

giúp đỡ bạn 10 33,33 14 46,67 6 20 0 0 3,13 8 16 Thể hiện lòng tin. 30 100,0 0 0,00 0 0 0 0 4,00 1 17 Tham gia hội thoại 2 6,67 15 50,00 13 43,33 0 0 2,63 14

Ghi chú: Rất cần thiết (RCT); Cần thiết (CT); Ít cần thiết (ICT); Không cần thiết (KCT)

Nội dung bảng 2.10 cho thấy, rất nhiều phụ huynh đều cho rằng đa số các nội dung GD KNXH cho trẻ mẫu giáo được đưa ra để khảo sát là rất cần thiết và cần thiết, với tỉ lệ lựa chọn cao.

Cụ thể: nội dung “Yêu mến, quan tâm đến người thân” “Thể hiện lòng tin.” (RCT: 100%, thứ bậc: 1); nội dung “Nhận biết, phân biệt, nhận xét và tỏ thái độ với hành vi đúng - sai, tốt - xấu” (RCT: 86,67%, CT: 13,33%, thứ bậc: 2); nội dung “GD KNXH chào hỏi mọi người” (RCT: 83,33%, CT: 16,67%, thứ bậc: 3); nội dung “Giữ gìn vệ sinh môi trường” (RCT: 73,33%, CT: 26,67%, thứ bậc: 4); nội dung “Thể hiện sự biết lỗi” (RCT: 60,00%, CT: 40,00%, thứ bậc: 5); nội dung “Thể hiện nhu cầu” (RCT: 56,67%, CT: 43,33%, thứ bậc: 6); nội dung “Trật tự khi ăn, ngủ” (RCT: 50,00%, CT: 33,33%, ICT: 16,67% thứ bậc: 7).

Tuy nhiên, các bậc phụ huynh vẫn chưa nhận thức được mức độ cần thiết của nội dung “Chờ đến lượt, tôn trọng, hợp tác, chấp nhận” (ICT: 56,67%); nội dung “Lắng nghe ý kiến của người khác, sử dụng lời nói và cử chỉ lễ phép, lịch sự” (ICT: 53,33%); nội dung “Hoàn thành công việc được giao” (ICT: 46,67%); nội dung “Tham gia hội thoại”và nội dung “Có phẩm chất của người lao động trong tập thể (ICT: 43,33%). Điều này lý giải phần nào về tình trạng hiện nay một bộ phận lớn trẻ mẫu giáo chưa biết chờ đến lượt, tôn trọng, hợp tác, chấp nhận; chưa biết lắng nghe ý kiến của người khác; sử dụng lời nói và cử chỉ chưa lịch sự và kỹ năng tham gia hội thoại còn nhiều hạn chế. Do vậy các bậc phụ huynh cần quan tâm giáo dục tốt hơn con em mình những nội dung ở trên để đặt nền móng vững chắc nhất cho trẻ trong tương lai có những KNXH tốt nhất.

* Nhận thức của phụ huynh về vai trò của sự phối kết hợp giữa cha mẹ trẻ và nhà trường trong việc GD KNXH cho trẻ

Bảng 2.11: Nhận thức của phụ huynh về sự phối kết hợp giữa cha mẹ trẻ và nhà trường trong việc giáo dục KNXH cho trẻ (Câu 7, Phụ lục 4)

TT Mức độ nhận thức Ý kiến đánh giá (N=30) Số lượng Tỉ lệ (%) 1 Rất cần thiết 25 83,33 2 Cần thiết 5 16,67 3 Ít cần thiết 0 0 4 Không cần thiết 0 0

Từ kết quả khảo sát ở bảng 2.11, chúng tôi nhận thấy: Theo đánh giá của phụ huynh thì sự phối kết hợp giữa cha mẹ trẻ và nhà trường trong việc GD KNXH cho trẻ là rất cần thiết và cần thiết. Cụ thể như sau, có 25/30 (83,33%) phụ huynh cho rằng sự phối kết hợp giữa cha mẹ trẻ và nhà trường trong việc GD KNXH cho trẻ là rất cần thiết, có 5/30 (16,67%) phụ huynh cho rằng sự phối kết hợp giữa cha mẹ trẻ và nhà trường trong việc GD KNXH cho trẻ là cần thiết và không có phụ huynh nào không coi trọng sự phối kết hợp giữa cha mẹ trẻ và nhà trường trong việc GD KNXH cho trẻ. Qua đây, chúng ta thấy phụ huynh đã nêu cao vai trò của sự phối kết hợp giữa cha mẹ trẻ và nhà trường trong việc GD KNXH cho trẻ. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho CBQL, GV của các trường mầm non GD KNXH cho trẻ đạt hiệu quả tốt hơn, giúp trẻ phát triển toàn diện.

2.3.2. Thực trạng tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non công lập trên địa bàn TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

Thực trạng việc tổ chức các hoạt động GD KNXH cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định:

Bảng 2.12: Kết quả khảo sát thực trạng việc tổ chức các hoạt động GD KNXH cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non (Câu 5, Phụ lục 1; 2)

TT Nội dung Ý kiến CBQL (N=20) Ý kiến GV (N=180) SL % SL %

1 Theo quy trình có sẵn của Bộ GDĐT 20 100 180 100 2 Tùy thuộc vào chủ đề, nội dung hoạt động

của ngày hôm đó. 20 100 180 100

3

Giáo dục KNXH dưới nhiều hình thức khác nhau, qua đó tăng cường khả năng nhận thức và hứng thú của trẻ.

20 100 180 100

4 Không có quy trình cụ thể 0 0 0 0

Kết quả thống kê ở bảng 2.12 cho thấy: 100% CBQL và GV đều đồng tình với các phương án mà chúng tôi đưa ra, chỉ có phương án việc tổ chức GD KNXH cho trẻ mẫu giáo “Không có quy trình cụ thể” thì không có ý kiến nào của CBQL và GV lựa chọn. Như vậy, việc tổ chức GD KNXH cho trẻ mẫu giáo đã được CBQL và GV các trường mầm non quan tâm đưa vào kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà trường theo kế hoạch năm, tháng, tuần, ngày dựa vào Chương trình GDMN của Bộ GDĐT ban hành [8]. Nội dung, chương trình tổ chức GD KNXH khác nhau, tùy thuộc vào chủ đề, hoạt động của ngày hôm đó, đồng thời GV luôn thay đổi để trẻ có thể tiếp nhận được nội dung GD KNXH dưới nhiều hình thức khác nhau, qua đó tăng cường khả năng nhận thức và hứng thú của trẻ.

2.3.3. Thực trạng về mục tiêu giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non

Thực trạng về thực hiện mục tiêu GD KNXH cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định:

Bảng 2.13: Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện mục tiêu GD KNXH cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non (Câu 7, Phục lục 1; 2)

Mục tiêu Mức độ thực hiện (N = 200) Điểm TB Thứ bậc Kết quả thực hiện (N = 200) Điểm TB Thứ bậc RTX TX TT CTH Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1 91 45,5 93 46,5 16 8,0 0 0 3,38 2 38 19,0 93 46,5 69 34,5 0 0 2,85 3

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo (Trang 62 - 92)