Môi trường toàn cầu:

Một phần của tài liệu quản trị chiến lược mayo clinic (Trang 25 - 27)

Trong mười năm đầu của thế kỷ 21, kinh tế thế giới đã chứng kiến tốc độ toàn cầu hóa sâu rộng và nhanh chóng. Sự hình thành các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực, các khu vực mậu dịch tự do, các hiệp định song phương và đa phương đã xóa bỏ các rào cản thương mại, rào cản sản xuất và rào cản về vốn, tăng khả năng tiếp cận dễ dàng với các nguồn lực trên thế giới và gia tăng dòng chảy quốc tế về vốn, hàng hóa và dịch vụ. Toàn cầu hóa đã thúc đẩy thương mại quốc tế tăng trưởng mạnh (tổng kim ngạch thương mại quốc tế 2008 đạt gần 40 nghìn tỷ USD), dòng vốn lưu chuyển nhanh và dễ dàng giữa các quốc gia, các khu vực kinh tế (FDI toàn cầu năm 2000 là 1400 tỷ USD, và năm 2007 là 1538 tỷ USD).

Các thị trường tài chính chuyển dịch nhanh chóng, giao dịch tài chính vượt khỏi biên giới quốc gia và làm cho hoạt động đầu tư quốc tế trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Các quy định hạn chế của chính phủ đã được dỡ bỏ tại hầu hết các trung tâm tài chính lớn và người nước ngoài được khuyến khích đầu tư.

Tuy nhiên, quá trình toàn cầu hóa cũng kéo theo mặt trái của nó. Sự gắn kết giữa các nền kinh tế càng mạnh thì sự tương tác hay phản ứng dây chuyền càng lan nhanh và rộng. Tiêu biểu như cuộc khủng hoảng tài chính xuất phát từ Hoa Kỳ vào cuối năm 2007. Chỉ trong một ngày sau sự kiện Lehman Brothers – tổ chức tài chính vào loại lớn nhất và lâu đời nhất của Mỹ bị phá sản, chỉ số FTSE100 của Anh mất 1,5%, CAC-40 của Pháp mất 1,4%, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm gần 5%, chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 5,4%, chỉ số chứng khoán của Hàn Quốc mất 6,1%, Đài Loan mất 4,9% và Thượng Hải mất 4,6%. Tính thanh

Q

tc

l

khoản trên thị trường tài chính sụt giảm mạnh mẽ, lãi suất Libor trong tháng 10/2008 tăng tới 30% cho thời hạn 1 tháng và 3 tháng, 16% và 12% cho thời hạn 6 tháng và 12 tháng.

Những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng đang khiến cho toàn cầu hóa có xu hướng đảo chiều. G7 (nhóm các nước công nghiệp phát triển) và G-20 (nhóm các bộ trưởng tài chính và các thống đốc ngân hàng trung ương của 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới) theo đánh giá của một số chuyên gia kinh tế, đã không thể đưa ra biện pháp đối phó một cách hiệu quả đối với cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009, ngoài việc mở rộng Quỹ tiền tệ quốc tế. Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng cũng đã phơi bày những điểm yếu trong Liên minh Châu Âu.

Sự hợp nhất thông qua các sự liên doanh liên kết và các sự thâu tóm khác nhau đã làm nhanh hơn bước chuyển tiếp đến toàn cầu hoá. Chiến lược kinh doanh, quảng cáo và R&D của các tập đoàn đang chuyển từ tầm quan trọng ở thị trường nội địa sang các thị trường quốc tế.

Mặc dù có nhiều nhân tố địa phương dẫn dắt việc toàn cầu hoá ngành chăm sóc sức khỏe và y tế, thì chỉ có một vài nhân tố cụ thể là nổi bật khắp toàn cầu. Nó bao gồm:

- Nhà cung cấp và các hãng bảo hiểm đang sẵn sàng để tạo ra sáng kiến mới để đáp ứng nhu cầu cá nhân nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng,

- Đối tượng nộp và chính phủ sẽ tiếp tục thúc đẩy để công bố thông tin tốt hơn về những gì dịch vụ chi phí và chất lượng chăm sóc bệnh nhân, làm cho minh bạch một kỳ vọng. Đó có thể là một lực lượng chia rẽ giữa các nhà cung cấp và trong các nhóm tích hợp. - Giám đốc điều hành và giám đốc điều hành cấp cao khác sẽ được tổ chức ngày càng có

trách nhiệm để đạt được hiệu suất cao với kết quả đo.

- Số lượng ngày càng tăng của các bác sĩ sẽ yêu cầu bồi hoàn cho các cuộc gọi, đầu vào và các hoạt động khác.

- Các bệnh viện sẽ tiếp tục gia tăng việc sử dụng và mở rộng phạm vi thực hành tiên tiến y tá và trợ lý bác sĩ.

 Nhờ có những thay đổi tích cực trên, Mayo Clinic đã đưa các chiến dịch quản lý nhân sự, lấy yếu tố con người là trung tâm chăm sóc sức khoẻ nhằm khẳng định hình ảnh bệnh viện với chất lượng dịch vụ tốt nhất.

Q

tc

l

Một phần của tài liệu quản trị chiến lược mayo clinic (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w