7. Cấu trúc của đề tài
1.2.2. Thời Lê trung hưng
Đến thời Lê - Trịnh, Nho giáo vẫn là tư tưởng chủ đạo trong việc trị nước, cùng với quan niệm “Quân - Thần - Nhân” thì nạn quan liêu là một phần tất yếu của xã hội quân chủ. Không những thế, trong thời kỳ này, tình hình đất nước ta cũng gặp phải một biến cố lớn, đó chính là sự chia cắt đất nước, kéo theo đó là sự xung đột và nội chiến kéo dài đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình nước ta. Tình hình chính trị có sự mâu thuẫn giữa chế độ trung ương tập quyền với hai vị vua đứng đầu đất nước, giữa danh nghĩa
29
(vua Lê) và thực quyền (chúa Trịnh). Nội chiến cũng phần nào làm kiệt quệ kinh tế đất nước, làm cho chế độ tư hữu về ruộng đất phát triển mạnh và đồng thời là sự giảm sút của đất công làng xã. Tuy nhiên, trong thời kỳ này ngoại thương lại có những điểm sáng nhất định, đó là việc các chợ bến cứ dần dần tiến sâu vào trong nội địa và lái buôn nước ngoài từ thế kỷ XVII đã được buôn bán ở cả trong kinh thành. Văn hóa - tư tưởng dưới thời Lê - Trịnh cũng có những biến đổi nhất định, tư tưởng quân chủ bị đảo lộn, với việc chúa Trịnh thâu tóm hết mọi quyền hành trong khi vua Lê chỉ tồn tại dưới danh nghĩa. Nhưng tình hình rối ren và phức tạp này lại là điều kiện để các loại hình tôn giáo và tín ngưỡng phát triển, đặc biệt là Phật giáo và các tín ngưỡng dân gian. Tình hình diễn biến khá rối loạn, những tích cực lẫn tiêu cực dưới thời Lê - Trịnh trên các lĩnh vực về kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng đã
Trước hết trên phương diện chính trị, với sự tồn tại song song có 2 bộ máy quyền lực khiến cho tình hình hình chính trị dưới thời Lê - Trịnh chứa đầy phức tạp và mâu thuẫn. Điều này các thúc đẩy việc các quan lại trong triều đình chia phe cách, kết bè đảng để bênh vực lẫn nhau khiến cho việc triều chính ngày càng nhiễu loạn. Nạn âm mưu phản loạn và hoạn quan lạm quyền cũng là một vấn nạn nhức nhối dưới thời Lê - Trịnh. Hoạn quan được tuyển vào cung vua phủ chúa đều là những người dị tật bẩm sinh mất đi khả năng làm đàn ông ngay từ nhỏ (hoặc do tai nạn mất bộ phận sinh dục), nhiệm vụ của các hoạn quan là phục dịch, thường xuyên có mặt bên cạnh vua chúa để hầu hạ, chính vì vậy các hoạn quan là những cận thần được trọng dụng. Hầu hết hoạn quan đều là những tên giỏi nịnh hót, chính vì thế chúng rất được tin dùng, phẩm trật được vua chúa ban vô cùng cao, lớn nhất là Tổng thái giám, đứng đầu Giám ban, hàm Chánh tam phẩm (ngang với Đô Ngự sử, chỉ đứng sau Thượng thư hàm Tòng nhị phẩm). Chính vì thế rất nhiều hoạn quan rất kiêu căng và hống hách, vô lý khiến người dân vừa e ngại, vừa ghét cay ghét đắng chúng, thậm chí vì lợi dụng sự sủng ái, tin dùng của vua mà còn ngầm âm mưu
phản loạn như năm Khánh Đức thứ 4 (1652) có tên “Nhân Dũng là tên hoạn quan được
yêu, làm đến chức chưởng Tư lễ giám, thiếu bảo, tước quận công, được ban họ tên là Trịnh Lãm. Quyền lộc to quá, ngày càng kiêu căng, phóng túng, ngầm mưu với thủ hạ là Trần Nhân Liễn nuôi giấu người có yêu thuật là Tuyên Đức để xướng khởi loạn” [29, tr.1375].
Vì nhu cầu chi tiêu của triều đình ngày càng lớn nhằm phục vụ cho các cuộc ăn chơi xa xỉ của vua chúa, xây dựng dinh thự, chùa chiền buộc chúa Trịnh định ra chế độ mua bán quan chức. Cứ nộp từ 1500 - 2000 quan tiền thì được phong chức tri phủ, từ
30
500 - 1200 quan tiền thì được chức tri huyện. các quan phủ, huyện lấy việc xét xử kiện tụng để làm tiền nên nộp cho nhà nước càng nhiều tiền thì được cử giữ chức ở những phủ huyện nhiều việc [58, tr.204]. Hệ lụy là việc quan tước cho bừa, chứ không cần có tài năng gì cả càng làm mất đi phẩm giá của những người làm quan, tệ nạn trong bộ máy quan lại từ lẽ đó sinh ra càng nhiều.
Các hiện tượng tiêu cực của quan lại trong lĩnh vực chính trị được tổng hợp trong bảng 1.2.2a dưới đây:
Bảng 1.2.2a: Các hiện tượng tiêu cực của quan lại Lê - Trịnh trong lĩnh vực chính trị
STT Thời gian Hiện tượng
1
Đức Long năm thứ 4 (1632) Quan triều đường là bọn Nguyễn Thực,
Nguyễn Khải hặc tội, bị bãi chức. Lại giữ trách nhiệm tuyển bổ, lấy nhiều của đút.
2
Đức Long năm thứ 4 (1632) Lại bộ tả thị lang Nguyễn Tuấn và Hữu
thị lang Nguyễn Lại ăn của đút công khai, bổ trao quan chức phần nhiều quá lạm.
3
Đức Long năm thứ 5 (1633) Nguyễn Hàng làm tri huyện chưa đầy
một lần khảo, chưa hết hạn để tang đã ngầm đem vàng bạc tâu bậy xin làm chức lăng phó ở điện Tây Kinh.
4
Vĩnh Trị năm thứ nhất (1676) Thiêm đô ngự sử Sĩ Giáo là người a dua
phụ họa, kết bè đảng bênh vực riêng cho nhau, bị bầy tôi trong triều đàn hặc
5
Chính Hoà năm thứ 3 (1682) Tham Tụng Nguyễn Mậu Tài ghen ghét
người hiền tài, gây bè đảng riêng, lừa dối che lấp cả trí thông sách của bề trên.
6
Chính Hoà năm thứ 15 (1694) Tả thị lang bộ Lại là Nguyễn Danh Nho
lựa chọn bổ dụng các quan chức nhũng lạm bừa bãi.
7 Chính Hoà năm thứ 15 (1694) Hữu thị lang Ngô Sách Tuân tư túi
31 8
Long Đức năm thứ nhất (1732) Hãng là người quyết đoán, lấn tài lấn
ướt, chiếm lập sơn trang, chiêu mộ những đứa vô lại mưu cùng nhau nắm giữ mọi quyền hành.
[Nguồn: Quốc sử quán triều Nguyễn (2007), Khâm định Việt sử thông giám cương
mục, Tập 2]
Trong lĩnh vực kinh tế, bộ máy quan lại cồng kềnh, đông đảo, không cho phép nhà Lê - Trịnh thực hiện chế độ lộc điền, bởi vậy nhiều đối tượng quan lại lợi dụng chức quyền của mình mà đục khoét và chiếm lấn ruộng đất của nông dân chẳng hạn như vào
năm Cảnh Hưng thứ 3 (1742): “Viên quan ở Đông các là Lê Trọng Thứ được cử đi khám
xét vùng rộng thấp ở đạo Sơn Nam Hạ, đã phát giác hơn 2000 mẫu ruộng ẩn lậu của bọn địa chủ” [56, tr.422] và trường hợp năm Cảnh Hưng thứ 5 (1744): “Lê Quý Đôn được cử đi khám xét ruộng đất mới khẩn hoang ở ven biển Sơn Nam Hạ đã phát giác ‘bọn hào cường cũ ở đây, quen thói hối lộ để ẩn giấu ruộng đất. Số ruộng ẩn lậu lên đến 9.100 mẫu” [56, tr.422] đã ảnh hưởng lớn đến đời sống của nhân dân, đẩy nhân dân vào đời sống đói khổ. Gánh nặng quan chức đổ lên đầu nhân dân. Hơn thế nữa, nhân việc lập lại sổ ruộng đất, dân đinh, chế độ thuế mới (ruộng công, ruộng tư, ruộng làng, ruộng
chùa đều phải chịu thuế), chúa Trịnh chủ trương: “không cho một hộ nào được thoát,
không thước đất nào bỏ rơi…bọn lại điển nhân đó làm gian” [52, tr.439], bọn quan lại sâu mọt được nước hoành hành nhân đó chấm mút, ăn bớt tiền thuế công, thu lạm thuế
của dân để tư lợi như trường hợp năm Cảnh Hưng năm thứ 27 (1766): “Phạm Gia Huệ
là người bẻm mép, a dua phụ học với bọn quyền thế, được dắt díu nhau lên làm quan, thăng đến chức tri Công Phiên, phụng mạng đi thu thuế phủ Bắc Hà, thu lạm của dân hơn hai ngàn quan tiền” [30, tr.296].
Trong lĩnh vực giáo dục, việc thi cử Nho học ở thời Lê - Trịnh đã sa sút rất nhiều so với giai đoạn trước. Đi cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hóa là quá trình lên ngôi của đồng tiền kéo theo sự suy thoái đạo đức đã ảnh hưởng tiêu cực đến thi cử. Quan lại ngang nhiên ức hiếp lấy tiền bạc của sĩ tử, nhận hối lộ để chấm lấy đỗ hoặc gà bài cho sĩ tử,… Giáo dục xuống cấp khiến bộ máy quan lại dưới thời Lê - Trịnh chỉ toàn là những người yếu kém, thực chất học thức không là bao. Điều này dẫn đến tình trạng quan trường chấm bài cẩu thả thời kỳ đó diễn ra phổ biến, khiến những người có tài thì lại bị đánh rớt, lũng đoạn nền giáo dục Nho học đương thời. Mục đích học tập của kẻ sĩ cũng thay
32
đổi: Học rồi thi không phải để ra làm quan đem tài học giúp dân, giúp nước mà ra làm quan để kiếm tiền, làm giàu.
Các hiện tượng tiêu cực của quan lại trong lĩnh vực giáo dục được tổng hợp trong bảng 1.2.2b dưới đây:
Bảng 1.2.2b: Các hiện tượng tiêu cực của quan lại Lê - Trịnh trong lĩnh vực giáo dục
STT Thời gian Hiện tượng
1
Dương Đức năm thứ 2 (1673) Tham chính Sơn Tây Lê Chí Đạo đem
quyển nào không trúng cách cũng cứ nêu tên vào bảng thi đỗ; lại cho nhiều người sĩ tử gà văn bốn kỳ cho người đi thi.
2 Dương Đức năm thứ 2 (1673) Tham chính Nghệ An Lương Khoái ức
hiếp sĩ tử để lấy tiền bạc.
3
Dương Đức năm thứ 2 (1673) Tham chính Thanh Hoa Vũ Cầu Hối
nhận hối lộ, gửi gắm học trò làm kỳ đệ tứ.
4
Dương Đức năm thứ 2 (1673) Phủ doãn phủ Phụng Thiên Ngô Sách
Dụ mang giấu sách vào trường, ngầm sai gia nhân làm thay quyển thi đưa lẫn vào chấm lấy đỗ xoay lấy tiền của.
5
Năm Chính Hòa thứ 8 (1687) Nha môn hai ty Thừa, Hiến hạch sách
tiền của của người đã đỗ tam trường, tứ trường
6
Năm Chính Hòa thứ 17 (1696) Ngô Sách Tuân đưa quyển thi của con
Lê Hy cho khảo quan chấm lấy đỗ. Đề điệu Ngô Hải biết nhưng không nói.
7 Năm Vĩnh Thịnh thứ 13 (1717) Giám thị trường Phụng Thiên bí mật
làm sẵn bài gà cho sĩ tử
8 Năm Vĩnh Thịnh thứ 16 (1720) Tệ nạn riêng tư, gửi gắm ở hai kỳ đệ
33 9
Năm Bảo Thái thứ 7 (1726) Nhiều sĩ tử nhờ người khác gà văn cho
mà đỗ; con em nhà quyền thế phần nhiều thi gian dối
10
Năm Cảnh Hưng thứ 12 (1751) Các viên đề điệu, giám khảo, khảo thí ở
các trường công nhiên nhờ cậy nhau lấy đỗ.
11
Năm Cảnh Hưng thứ 16 (1755) Người hầu đề là Nguyễn Công Khuê
cho đầu đề cũ trong khi đã có quy định phải thay đổi văn thể .
12
Năm Cảnh Hưng thứ 20 (1759) Giám sát ngự sử Nguyễn Đình Ngọc
làm giám khảo trường thi Phụng Thiên, vì làm gian, bị quan trường tố cáo.
13 Năm Cảnh Hưng thứ 24 (1763) Đề điệu trường thi Nghệ An ăn hối lộ,
ẩn giấu hơn 1000 quan tiền.
14
Cảnh Hưng năm thứ 26 (1765) Hai ty khảo duyệt học trò, phần nhiều
theo ý riêng mà lấy đỗ hay bỏ. Số tiền ngoài tiền thông kinh bị thu lại, nộp vào quỹ công.
15 Năm Cảnh Hưng thứ 27 (1766) Khảo quan vì ghen ghét nên cố ý đánh
hỏng quyển văn của Ngô Thì Sĩ
16 Cảnh Hưng năm thứ 32 (1771). Quan trường khảo hạch không công
bằng ở xứ Nghệ An
17
Cảnh Hưng năm thứ 35 (1774) Thừa hiến và Phủ doãn khi khảo lại thấy
văn lý của học trò kẻ hay người dở thật khác xa nhau, mà lấy đỗ đánh hỏng lộn xộn không đúng.
18 Năm Cảnh Hưng thứ 36 (1775) Đinh Thì Trung đổi quyển làm văn cho
con của Lê Quý Đôn là Lê Quý Kiệt.
19
Năm Cảnh Hưng thứ 40 (1779) Khảo quan vì ghen ghét nên cố ý đánh
hỏng quyển văn của Phạm Nguyễn Du .
[Nguồn: Đại Việt sử ký tục biên, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Lịch
34
Trên phương diện xã hội, việc chiến tranh Trịnh - Nguyễn kéo dài suốt 46 năm ròng rã (1627 – 1672) khiến tình hình xã hội dưới thời Lê - Trịnh gặp nhiều bất ổn, nhất là sau khi cuộc nội chiến kết thúc, nền kinh tế kiệt quệ cùng với việc triều đình không còn quan tâm đến đời sống nhân dân, bọn tham quan nhân đó đục khoét, nhũng nhiễu khiến cho mâu thuẫn xã hội dưới Lê - Trịnh ngày càng thêm gay gắt. Vua, quan ngày càng ăn chơi sa đọa, ra sức xây dựng dinh thự, chùa chiền. Nhu cầu chi tiêu trong triều đình nhằm phục vụ cho các buổi tiệc tùng, hội hè ngày càng tăng khiến sức nặng trên vai nhân dân càng lớn hơn. Nạn quan lại nhận hối lộ, chỉ lo cướp đoạt của dân tạo điều kiện thuận lợi cho bọn địa chủ, hào lí làng xã hành hoành. Tất cả những điều nói trên đã đè nặng chủ yếu lên cuộc sống của người nông dân, đặc biệt là lớp dân nghèo. Người nông dân lâm vào cảnh bần cùng hầu như không có cách nào giải thoát.
Các hiện tượng tiêu cực của quan lại trong lĩnh vực xã hội được tổng hợp trong bảng 1.2.2c dưới đây:
Bảng 1.2.2c Các hiện tượng tiêu cực của quan lại thời Lê - Trịnh trong lĩnh vực xã hội
STT Thời gian Hiện tượng
1
Đức Long năm thứ 2 (1630) Bấy giờ bọn khâm sai võ tướng lấy lạm
của dân, công nhiên hối lộ, thải người già, miễn bắt lính, điên đảo bất công.
2
Cảnh Hưng năm thứ 29 (1768) Nguyễn Trọng Hoành, đốc trấn Cao
Bằng, vì bòn rút của dân làm của riêng mình, bị dân trong châu cáo tố.
3
Cảnh Hưng năm thứ 24 (1763) Văn Đình Ức, đốc suất trấn Nghệ An, ở
trong trấn, bòn rút của dân, chính lệnh hà khắc, nhũng nhiễu, bị dân thuộc hạ cáo tố.
4 Càn Long năm thứ 36 (1771) Hiến sát sứ trấn Nghệ An Phạm Bá
Ưng, làm quan hà khắc nhũng nhiễu
5 Càn Long năm thứ 37 (1772) Đốc đồng Lê Doãn Thân hà khắc,
nhũng nhiễu tham lam.
[Nguồn: Quốc sử quán triều Nguyễn (2007), Khâm định Việt sử thông giám cương
35
Trước những hiện tượng tiêu cực trong bộ máy quan lại, chính quyền Lê - Trịnh cũng đã ban hành những điều luật nghiêm ngặt và thực hiện các biện pháp xử lý khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp có mức độ vi phạm khác nhau. Thời Lê - Trịnh tiếp tục sử dụng Quốc triều hình luật như bộ luật chính thống, tuy nhiên có bổ sung thêm một số lĩnh vực về kinh tế, tài chính. Điều đó cho thấy rằng, những hành vi tiêu cực đều xử lý nghiêm theo điều luật quy định trong Quốc Triều Hình Luật. Các biện pháp đưa ra cũng khá đa dạng và linh hoạt, tuỳ vào từng mức độ của hành vi, đối tượng sẽ đưa ra các sẽ áp dụng những biện pháp xử phạt cụ thể khác nhau như: giáng chức, biếm chức, bãi chức, đoạt chức và nặng nhất là xử tử. Ngoài những biện pháp mang tính răn đe, chính quyền Lê - Trịnh còn đưa ra các chính sách đãi ngộ quan lại, bổng lộc của quan lại được quy định theo chức tước, phẩm hàm và tuỳ theo khối lượng công việc, thực chất là áp dụng nguyên tắc trả lương theo việc làm và công trạng. Bên cạnh chế độ tiền lương, các triều đại còn áp dụng chế độ tiền dưỡng liêm nhằm khuyến khích đức thanh liêm, hạn chế một phần nào đó nạn tham nhũng của quan lại.
Không thể phủ nhận rằng chính quyền Lê - Trịnh đã có những nỗ lực đưa ra các chính sách phòng, chống các tệ nạn tiêu cực trong bộ máy quan lại nhưng trên thực tế, các hiện tượng tiêu cực vẫn thường xuyên xảy ra không có xu hướng thuyên giảm mà càng xuất hiện nhiều hình thức biến tướng tinh vi hơn. Những biện pháp đưa ra đều không đem lại hiệu quả cao cùng với những hiện tượng tiêu cực đã tác động tiêu cực toàn diện đến chính trị, kinh tế, giáo dục, xã hội, mâu thuẫn giữa nhân dân với chính quyền phong kiến Lê - Trịnh đã đưa nhà Lê - Trịnh đến sự sụp đổ. Đây chính là bài học kinh nghiệm cho các triều đại sau này, đặc biệt là triều Nguyễn - triều đại quân chủ cuối cùng của Việt Nam quan tâm hơn đến xây dựng một bộ máy quan lại trong sạch, vững mạnh nhằm phát triển đất nước.
36
CHƯƠNG 2: TIÊU CỰC TRONG BỘ MÁY QUAN LẠI DƯỚI TRIỀU NGUYỄN