Các giải pháp chống tiêu cực trong bộ máy quan lạicủa chính quyền nhà

Một phần của tài liệu Tiêu cực và chống tiêu cực trong bộ máy quan lại dưới triều nguyễn (1802 1884) (Trang 63 - 87)

7. Cấu trúc của đề tài

3.1. Các giải pháp chống tiêu cực trong bộ máy quan lạicủa chính quyền nhà

nhà Nguyễn

Cũng giống như các triều đại phong kiến trước đó, để có thể ngăn ngừa và trừng trị những tiêu cực trong bộ máy quan lại, triều Nguyễn đã đề ra hàng loạt các quy định, quy chế, cùng với việc thành lập một hệ thống cơ quan giám sát. Các định chế được đưa ra cùng với các hoạt động thanh tra tiến hành một cách nghiêm túc và sát sao trong nội bộ bộ máy quan lại nhằm tạo ra một quy chuẩn, khuôn phép, một giới hạn nhất định và để quan lại cân nhắc trước khi thực hiện các hành vi tiêu cực, vi phạm những quy định của nhà nước và đi ngược lại với trách nhiệm, bổn phận, đạo đức người làm quan. Nếu quan lại vi phạm các quy định và có những hành tiêu cực buộc phải gánh chịu những hậu quả nặng nề và các hình thức xử phạt răn đe tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của hành vi vi phạm để làm gương.

Theo đó, nhà Nguyễn đã ban hành những quy định trừng phạt nghiêm ngặt các trường hợp quan lại vi phạm, đặt ra các quy định nghiêm ngặt (chế độ kinh lược đại sứ, chế độ khảo khóa, chế độ hồi tỵ,…) đối với quan lại, đi kèm theo đó là các hoạt động thanh tra của Tam pháp ty triều Nguyễn và các hoạt động thanh tra khác.

3.1.1. Trừng trị những trường hợp vi phạm

Để mang lại tính răn đe cao đối với quan lại, việc trừng phạt ngay và nghiêm minh đối với những hành vi tiêu cực của quan lại, vừa làm trong sạch bộ máy quan lại, trừ khử những tên quan sâu mọt, vừa giữ gìn tính nghiêm minh của pháp luật, nhà nước. Trước các hiện tượng tiêu cực của quan lại trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, giáo dục,... triều Nguyễn đã có những hình phạt tương ứng, thích đáng đối với các hành vi vi phạm, điều này được thể hiện dưới các bảng sau:

3.1.1.1. Lĩnh vực chính trị

64

Bảng 3.1.1.1a: Các biện pháp của chính quyền nhà Nguyễn đối với những hành vi tiêu cực trong quản lý quân đội

STT Thời gian Hiện tượng Biện pháp của nhà nước

1

Gia Long năm thứ 5 (1806)

Vệ úy vệ Ban trực hậu là Đinh Công Xuyên nhũng lạm lấy tiền của quân 1.900 quan.

Đinh Công Xuyên phải tội chết.

2

Gia Long năm thứ 5 (1806)

Phó quản cơ Trung quân là Nguyễn Văn Long, Trưởng hiệu là Nguyễn Văn Lý và Phó đội là Nguyễn Văn Oai nhũng lạm lấy tiền của binh lính.

Giáng chức Văn Long xuống làm Cai đội.

3

Gia Long năm thứ 12 (1813)

Phó quản thập cơ Hùng Dũng của Hữu quân ở Bắc Thành là Nguyễn Văn Khánh lấy lạm tiền của quân 300 quan.

Nguyễn Văn Khánh bị chém.

4

Minh Mạng năm thứ 3 (1822)

Cai đội Thị nội là Bùi Văn Đệ lấy bớt thuốc súng và sai binh lính hỗ tòng làm việc riêng.

Bùi Văn Đệ xử vào tội trảm giam hậu.

5

Minh Mạng năm thứ 9 (1828)

Quản phủ Từ Sơn là Phan Văn Hiền nhận riêng tiền nghỉ việc của quân nhân cho vay để lấy lãi.

Hiền bị xử tội đồ.

6 Minh Mạng năm

thứ 9 (1828)

Trần Văn Lộc nhũng lạm đối với quân lính, coi thường phép nước.

Lộc bị giáng chức.

7

Minh Mạng năm thứ 17 (1836

Bộ Hình điều tra các quản lĩnh, quản vệ, thư lại, đội trưởng tự tiện thu tiền của lính.

Cho các trưởng quan quản lĩnh đều phải giáng phạt nhẹ, còn đều tha cả.

8

Tự Đức năm thứ 4 (1851)

Bố chính Hải Dương là Tạ Kim Vậc nhận đút lót của người khác để không phải bắt đi lính.

65 9

Tự Đức năm thứ 21 (1868)

Quan tỉnh Hà Nội là bọn Nguyễn Đức Hựu hà khắc sách nhiễu quân lính, tự ý thu tiền của quân vì mưu lợi riêng.

Hựu bị đánh 100 trượng, xử đồ 3 năm.

[Nguồn: Đại Nam thực lục tập 1, tập 2, tập 3, tập 4, tập 5, tập 6, tập 7, tập 8]

Từ bảng 3.1.1.1a có thể thấy được rằng, triều Nguyễn sử dụng các hình thức trừng trị từ thấp đến cao bao gồm giáng chức, cách chức và áp dụng khung xử phạt theo 5 bậc tội hình: đánh trượng, xử tội đồ (bắt đi làm nô lệ) và xử tử. Trong đó có 4 trường hợp bị giáng chức, 1 trường hợp bị cách chức, 1 trường hợp bị đánh trượng, 2 trường hợp xử tội đồ và 3 trường hợp bị xử tử.

- Trong điều tra, xét xử hình án:

Bảng 3.1.1.1b: Các biện pháp của chính quyền nhà Nguyễn đối với những hành vi tiêu cực trong điều tra, xét xử hình án

STT Thời gian Hiện tượng Biện pháp của nhà nước

1

Gia Long năm thứ 5 (1806)

Thư ký thành Diên Khánh Hồ Văn Phong nhận đút lót 100 quan tiền để chữa tội cho Chử phạm tội giết người.

Hồ Văn Phong bị tội chết và tịch thu gia sản để cấp cho vợ con của

Nguyễn Văn Khoa.

Nguyễn Văn Tường được phục chức thưởng thêm 50 quan tiền.

2

Minh Mạng năm thứ 8 (1827)

Thự Lang trung Hình tào là Nguyễn Lý Hào mưu cầu lợi riêng, làm nhiều việc thả buộc tội người.

Nguyễn Lý Hào phải tội chết.

3

Minh Mạng năm thứ 5 (1824)

Tư vụ Hình bộ là Nguyễn Ngọc Giáp nhận hối lộ của lính vệ nhằm che đậy hành vi đánh chết Đội trưởng Cẩm y là Lê Văn Triệu của Thân.

Nguyễn Ngọc Giáp bị cách chức.

4 Minh Mạng năm

thứ 9 (1828)

Trấn thủ Tuyên Quang là Lê Phước Hậu, Hiệp trấn là Nguyễn

Tất cả đều bị cách chức. Lưu Úc bị xử lưu 3.000

66

Hữu Phượng, Tham hiệp là Lưu úc, nguyên Trấn thủ cải bổ Trấn thủ Quảng Yên là Lê Huy Tích nhận đút lót của lính coi đề lao để tha tội cho 1 tên cường phạm.

dặm, Nguyễn Hữu

Phượng xử đồ 3 năm, Lê Huy Tích đồ 2 năm, Lê Phước Hậu phát vãng đi Cam Lộ.

5

Minh Mạng năm thứ 13 (1832)

Trần Văn Đản, Tham hiệp Hà Tiên, can vào vụ án nguyên Hiệp trấn Nguyễn Hựu Dự xâm phạm xẻo xén tài sản của kẻ phạm tội.

Đản bị cách chức.

6

Minh Mạng năm thứ 15 (1834)

Hộ lý Tuần phủ Định Tường là Ngô Bá Tuấn làm quan có nhiều vết xấu: tha phạm nhân, tự tiện giết người, tra tấn riêng, cưỡng ép hòa giải, giấu giếm kẻ theo giặc và hút thuốc phiện.

Tuấn bị khép vào tội trảm giam hậu.

7

Minh Mạng năm thứ 15 (1834)

Nguyễn Trữ, án sát Hưng Yên ăn hối lộ để giảm nhẹ tội cho một tên tội phạm. Trữ bị đánh 100 trượng, cách chức, phát vãng đi Cao Bằng làm lính. 8 Minh Mạng năm thứ 16 (1835)

Án sát Thanh Hoa, Nguyễn Huy Chiểu nhận hối lộ để thả cha con Phạm Văn Thắng phạm tội mưu đồ phản nghịch.

Chiểu bị khép vào tội trảm giam hậu.

9

Minh Mạng năm thứ 18 (1837)

Tả phó đô ngự sử viện Đô sát Phan Bá Đạt tra bắt trộm cướp ở Thừa Thiên, lây đến kẻ không tội, lại còn mưu tính ăn tiền của nạn nhân. Đạt bị cách chức. 10 Minh Mạng năm thứ 18 (1837) Án sát Hà Tiên là Hồ Công Hy thông đồng với thuộc ty nhận của đút lót tha cho bọn giặc, tham tang đến hơn 120 lạng bạc.

67 11

Minh Mạng năm thứ 19 (1838)

Nguyên án phủ Quảng Biên là Trương Sùng Hy làm việc tư tình nhận của lót.

Trương Sùng Hy phải chém bêu đầu, tịch thu hết tài sản, vợ con phát đi làm tôi tớ thành Trấn Tây. 12 Minh Mạng năm thứ 19 (1838)

Tham tán Trấn Tây Bình Dương là Dương Văn Phong nhận hối lộ 100 lạng bạc để tha thuyền buôn lậu của một người dân trong hạt.

Phong bị giáng 2 cấp.

13

Minh Mạng năm thứ 19 (1838)

Tuyên phủ Hải Đông Nguyễn Văn Hy, án phủ Ba Xuyên Mai Hữu Điển nhận đút lót, bao che cho tên tội phạm người Thanh.

Cả bọn đều bị thắt cổ giam hậu. 14 Minh Mạng năm thứ 20 (1839) Án sát Bình Định là Vũ Thế Trường ăn hối lộ, tang vật đến hơn 100 lạng bạc. Trường bị cách chức, phát lưu, đi an trí ở Nghệ An. 15 Thiệu Trị năm thứ nhất (1841) Lĩnh Tổng đốc Định - Yên, Trịnh Quang Khanh và Bố chính tỉnh Nam Định, Trần Quang Tiến xét xử vụ án Lê Hữu Đức, nhưng lại vì tình riêng che đỡ.

Quang Khanh bị cách, bắt gắng sức làm việc ở bộ để chuộc tội, Quang Tiến bị phạt trượng và đồ. 16 Thiệu Trị năm thứ 2 (1841) Tri phủ Đoan Hùng Phạm Khắc Tuy chứa giấu bọn giặc, dìm mất những án nặng.

Cả bọn đều bị cách chức và đem đi nghị tội.

17

Thiệu Trị năm thứ 4 (1844)

Bố chính Trần Quang Tiến nhân việc khám xét dân trong hạt tranh nhau trưng bãi sa bồi đã nhận của lót của người ta nhờ cậy, Nguyên Hộ đốc Hà Thúc Lương cũng hùa theo. Tiến bị cách chức, xử phạt trượng và tội đồ. 18 Thiệu Trị năm thứ 4 (1844) Án sát tỉnh Phú Yên là Nguyễn Văn Lý nhận đút lót của Hoàng Văn Lộc phạm tội, buôn lậu, tích

Vì Lý biết ăn năn trả lại số tiền tham tang nên chỉ xử tội phát lưu.

68

trữ thứ tơ sống và mua lậu thuốc phiện để thả Lộc ra.

19

Thiệu Trị năm thứ 4 (1844)

Án sát tỉnh Biên Hòa là Phan Văn Xưởng nhận đút 80 lạng để giải quyết việc tranh chiếm tài sản ở thôn Tân Mỹ.

Xưởng bị cách chức.

20

Thiệu Trị năm thứ 5 (1845)

Quyền Hình khoa Chưởng ấn Cấp sự trung Trình Nho nhận của lót của dân hạt Hà Tĩnh.

Nho bị thắt cổ đến chết.

21

Thiệu Trị năm thứ 5 (1845)

Phủ doãn Thừa Thiên là Vũ Đức Nhu thông đồng đầy tớ nhận của lót, tha kẻ tù phạm. Nhu bị cách chức. 22 Tự Đức năm thứ 5 (1852) Tri phủ phủ Lạc Hoá, tỉnh Vĩnh Long là Trương Phước Cương lỡ tra khảo phạm nhân đến nỗi chết, muốn chối tội bèn vay tiền của dân làm của đút lót để thoát tội.

Cương bị xử thắt cổ chết.

23

Tự Đức năm thứ 30 (1877)

Nguyên án sát Nam Định Nguyễn Tái giấu bớt những tài sản của người tuyệt tự, trị giá khoảng hơn 3.330 quan. Tái bị cách chức, xử tội đồ. 24 Tự Đức năm thứ 32 (1879)

Giám lâm phủ Nội vụ là Nguyễn Hữu Thanh nhận của đút lót là 30 lạng bạc nhăm che tội cho Chủ thủ kho dược phẩm Trần Duy Nghiêm. Thanh bị cách chức, xử tội đồ. 25 Tự Đức năm thứ 33 (1880)

Bố chính Phước Yên là Đinh Nho Quang nhận của lót nhằm che tội cho chủ thủ trước là Nguyễn Khắc Hợp.

Quang bị cách chức và phải chịu đi đày.

[Nguồn: Đại Nam thực lục tập 1, tập 2, tập 3, tập 4, tập 5, tập 6, tập 7, tập 8]

Theo thống kê từ bảng 3.1.1.1b, ngoài những khung hình phạt đã nêu như giáng chức, cách chức hay xử tội hình như đánh trượng, xử tội đồ, xử tử, trong lĩnh vực điều

69

tra, xét xử hình án triều Nguyễn còn áp dụng thêm hình thức xử lý tịch thu gia sản, bắt vợ con của kẻ phạm tội đi làm nô lệ và thêm một khung hình phạt trong 5 bậc tội hình đó là xử lưu (đi an trí nơi phương xa, suốt đời không được về). Trong đó có 12 trường hợp giáng chức, 1 trường hợp cách chức, 1 trường hợp bị đánh trượng, 6 trường hợp xử tội đồ, 7 trường hợp xử lưu và 8 trường hợp bị xử tử.

+ Trong bổ dụng quan lại:

Bảng 3.1.1.1c: Các biện pháp của chính quyền nhà Nguyễn đối với những hành vi tiêu cực trong bổ dụng quan lại

STT Thời gian Hiện tượng Biện pháp của nhà nước

1

Gia Long năm thứ 5 (1806)

Cai đội Thanh Hoa là Trần Văn Thịnh đến Kinh làm sắc thị giả tự ý cho bổ cai đội, đội trưởng hơn 70 người.

Trần Văn Thịnh phải tội chết.

2

Gia Long năm thứ 10 (1811)

Thống lĩnh thượng đạo Thanh Hoa là Hà Công Thái tự ý cử người thuộc hạ là Tri bạ Lê Tuần Trì làm Tri huyện Cẩm Thủy.

Thái bị khiển trách.

3

Minh Mạng năm thứ 8 (1827)

Đồng tri phủ Thiên Trường là Nguyễn Đình Cấp vốn là người được tiến cử nhưng lại có hành vi tham nhũng.

Cấp phải tội chết.

[Nguồn: Đại Nam thực lục tập 1, tập 2]

Trong lĩnh vực bổ dụng quan lại, tuy chỉ có vỏn vẹn 3 trường hợp tiêu cực nhưng lại có đến 2 trường hợp bị xử tội chết. Duy chỉ có trường hợp năm Gia Long năm thứ 10:

“Thống lĩnh thượng đạo Thanh Hoa là Hà Công Thái tự ý cử người thuộc hạ là Tri bạ Lê Tuần Trì làm Tri huyện Cẩm Thủy” [37, tr.756] vì Hà Công Thái có nhiều công lao lớn, ông triệu tập các nghĩa quân quy thuận theo triều đình, đẩy lui nạn giặc giã vùng biên giới nên được xếp vào hàng công thần, việc làm sai trái trên ông chỉ bị khiển trách.

70

Bảng 3.1.1.1d: Các biện pháp của chinh quyền nhà Nguyễn đối với các hành vi mưu đồ làm phản

STT Thời gian Hiện tượng Biện pháp của nhà nước

1

Minh Mạng năm thứ 15 (1834)

Vệ úy Nguyễn Văn Thừa âm mưu làm phản mang mật thư của giặc chiêu tập bè đảng, chờ khởi sự.

Nguyễn Văn Thừa phải tội chết.

2

Minh Mạng năm thứ 15 (1834)

Nguyễn Mưu, nguyên án sát Thái Nguyên bị giặc bắt, quy hàng giặc, được giặc nuôi nấng, sau này lén lút trở lại Hà Nội chiêu tập bọn thuộc lại cũ mưu đồ làm phản.

Mưu phải tội chết.

3

Minh Mạng năm thứ 16 (1835)

Bố con phòng ngự phủ Thiệu Hoá là Phạm Văn Thăng ngầm liên kết với đảng giặc, mưu làm phản.

Cha con Thăng phải tội chết.

4

Minh Mạng năm thứ 16 (1835)

Tỉnh Quảng Trị có tên Nguyễn Công Thuý rông rỡ nói càn, bênh vực tên phản đồ Lê Khôi, có ý chống đối triều đình.

Thúy bị chém đầu.

5

Minh Mạng năm thứ 16 (1835)

Cai đội Nguyễn Văn Thuận nhận nguỵ thư của nghịch tặc Lê Khôi dặn Thuận chiêu tập đồ đảng, âm mưu hưởng ứng theo giặc.

Nguyễn Văn Thuận bị xử lăng trì.

6

Minh Mạng năm thứ 17 (1836)

Án sát Hưng Yên là Nguyễn Văn Nhiên thông đồng với tên giặc phản nghịch là Đoàn Danh Lại.

Nhiên bị cách chức và xử tội mãn đồ.

7

Minh Mạng năm thứ 18 (1836)

Phiên mục phủ Hải Đông thành Trấn Tây, Vệ úy lĩnh chức An phủ dung chứa người làm phản, có liên hệ với giặc Yết.

Bọn phản nghịch đều bị giết chết.

8 Minh Mạng năm

thứ 19 (1838)

Bọn Nguyễn Văn Quang mưu vượt ngục, đem cả tên phạm tội bị giam

Cả bọn đều xử lăng trì xử tử.

71

là Lê Văn Sơn, cháu họ của Lê Văn Duyệt, giữ thành làm phản.

9

Tự Đức năm thứ 9 (1856)

Thống chế Hữu dực dinh Vũ lâm là Trương Tiến khinh thường pháp luật mưu làm lợi riêng.

Tiến bị cách chức. 10 Tự Đức năm thứ 27 (1874) Bọn tú tào Trần Tấn, Đặng Như Mai ở Nghệ An họp bè lũ mưu tính làm phản. Cả bọn đều bị bắt giết.

[Nguồn: Đại Nam thực lục tập 2, tập 3, tập 4, tập 5, tập 6, tập 7, tập 8]

Trong xã hội phong kiến, tội mưu phản là tội đứng đầu trong nhóm tội “thập ác” - là nhóm hành vi có tính chất đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm những quan hệ xã hội có tầm quan trọng đặc biệt trong chế đọ phong kiến việt nam, đó là sự an toàn của triều đại, các đặc quyền của vua. Tư tưởng Nho giáo của xã hội phong kiến luôn đề cao tính thiêng liêng của vương vị và vương quyền khiến quần chúng và quần thần phải hết sức tôn sùng. Đó là sự bảo đảm cho tính lâu dài, bất khả xâm phạm của vương vị, vương quyền chính vì thế các hành vi mưu phản đều bị trừng trị rất nặng. Trong 10 trường hợp mưu phản được ghi nhận, có tới 8 trường hợp bị xử tử, 1 trường hợp bị xử tội đồ. Duy

chỉ có trường hợp năm Tự Đức thứ 9: “Thống chế Hữu dực dinh Vũ lâm là Trương Tiến

khinh thường pháp luật mưu làm lợi riêng” [43, tr.412], vì chưa bộc lộ rõ hành vi có ý đồ mưu phản, hơn nữa trước kia Trương Tiến cũng có nhiều công lao trong việc quản lý, huấn luyện quân đội thế nên chỉ bị xử cách chức.

3.1.1.2. Lĩnh vực kinh tế

- Trong quản lý, thu, chi tài sản công:

Bảng 3.1.1.2a: Các biện pháp của chính quyền nhà Nguyễn đối với các hiện tượng tiêu cực trong quản lý, thu, chi tài sản công

STT Thời gian Hiện tượng Biện pháp của nhà nước

1

Gia Long năm thứ 5 (1806)

Thủ hợp Nguyễn Khoa Nguyên thông đồng với thợ bạc, lấy trộm bạc trong kho tới 260 lạng.

Nguyễn Khoa Nguyên phải tội chết và bị tịch thu gia sản.

2

Gia Long năm thứ 5 (1806)

Một phần của tài liệu Tiêu cực và chống tiêu cực trong bộ máy quan lại dưới triều nguyễn (1802 1884) (Trang 63 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)