Mưu đồ làm phản

Một phần của tài liệu Tiêu cực và chống tiêu cực trong bộ máy quan lại dưới triều nguyễn (1802 1884) (Trang 42 - 44)

7. Cấu trúc của đề tài

2.1.1.4. Mưu đồ làm phản

Từ thời điểm chúa Nguyễn Ánh lập quốc đến thời vua Khải Định, triều đình duy trì danh sách 10 tội ác (thập ác). Bất kỳ ai vi phạm một trong những trọng tội này sẽ bị xử tử ngay lập tức nếu họ không trong danh sách 8 hạng người được đem ra bàn trước khi xử tội. Đứng đầu trong danh sách 10 tội ác phải trảm quyết ngay là tội mưu phản (lập mưu lật đổ chính thể trong nước), Từ xưa, các vua lên ngôi đều tuyên bố mình nhận “thiên mệnh” để thế thiên hành đạo. Tư tưởng chủ thần quyền đã khẳng định tính thiêng liêng của vương vị và vương quyền khiến quần chúng và quần thần phải hết sức tôn sùng. Đó là sự bảo đảm cho tính lâu dài, bất khả xâm phạm của vương vị, vương quyền. Điều này thể hiện qua các bộ luật, những ai xâm phạm đến vương vị, vương quyền của vua đều phải gánh trọng tội, chính vì hầu hết các hành vi mưu phản đều xâm phạm đến sự tồn vong của quôc gia, của triều đại cầm quyền cho nên tội mưu phản luôn bị trừng trị bằng những hình phạt nghiêm khắc nhất không chỉ khi tội phạm đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội, chính thể cầm quyền mà ngay từ khi “biểu lộ ý định phạm tội”.

Mặc dù pháp luật nghiêm trị những trường hợp mưu phản nhưng không phải không có những hành vi vi phạm, tất cả hành vi này đều bắt nguồn từ những nguyên nhân khác nhau (bất mãn với chính quyền, bị bọn giặc, những tên phản đồ khác lôi kéo,…) được tổng hợp trong bảng 2.1.1.4 dưới đây:

Bảng 2.1.1.4: Hiện tượng quan lại mưu đồ làm phản

STT Thời gian Hiện tượng

1

Minh Mạng năm thứ 15 (1834) Vệ úy Nguyễn Văn Thừa âm mưu làm phản mang mật thư của giặc chiêu tập bè đảng, chờ khởi sự.

2

Minh Mạng năm thứ 15 (1834) Nguyễn Mưu, nguyên án sát Thái Nguyên bị giặc bắt, quy hàng giặc, được giặc nuôi nấng, sau này lén lút trở lại Hà Nội chiêu tập bọn thuộc lại cũ mưu đồ làm phản.

43 3

Minh Mạng năm thứ 16 (1835) Bố con phòng ngự phủ Thiệu Hoá là Phạm Văn Thăng ngầm liên kết với đảng giặc, mưu làm phản.

4

Minh Mạng năm thứ 16 (1835) Tỉnh Quảng Trị có tên Nguyễn Công Thuý rông rỡ nói càn, bênh vực tên phản đồ Lê Khôi, có ý chống đối triều đình.

5

Minh Mạng năm thứ 16 (1835) Cai đội Nguyễn Văn Thuận nhận nguỵ thư của nghịch tặc Lê Khôi dặn Thuận chiêu tập đồ đảng, âm mưu hưởng ứng theo giặc.

6

Minh Mạng năm thứ 17 (1836) Án sát Hưng Yên là Nguyễn Văn Nhiên thông đồng với tên giặc phản nghịch là Đoàn Danh Lại.

7

Minh Mạng năm thứ 18 (1836) Phiên mục phủ Hải Đông thành Trấn Tây, Vệ úy lĩnh chức An phủ dung chứa người làm phản, có liên hệ với giặc Yết.

8

Minh Mạng năm thứ 19 (1838) Bọn Nguyễn Văn Quang mưu vượt ngục, đem cả tên phạm tội bị giam là Lê Văn Sơn, cháu họ của Lê Văn Duyệt, giữ thành làm phản.

9

Tự Đức năm thứ 9 (1856) Thống chế Hữu dực dinh Vũ lâm là Trương

Tiến khinh thường pháp luật mưu làm lợi riêng.

10 Tự Đức năm thứ 27 (1874) Bọn tú tào Trần Tấn, Đặng Như Mai ở Nghệ

An họp bè lũ mưu tính làm phản.

[Nguồn: Đại Nam thực lục tập 2, tập 3, tập 4, tập 5, tập 6, tập 7, tập 8]

Số lượng các hành vi mưu phản của quan lại rõ ràng không nhiều, điều này rất dễ để lý giải bởi pháp luật triều Nguyễn đặt ra luôn trừng phạt rất nặng các tội đồ mưu phản cùng với tư tưởng “trung quân ái quốc” là một trong những tư tưởng chủ đạo của xã hội phong kiến, những kẻ chống lại vua và chính thể cầm quyền bị xem là “đại nghịch bất đạo” và bị trừ khử thẳng tay. Chính vì vậy, chỉ ghi nhận được 10 hiện tượng quan lại dưới triều Nguyễn có mưu đồ hoặc hành vi mưu phản và chỉ tập trung dưới 2 triều đại vua Minh Mạng và Tự Đức.

44

Một phần của tài liệu Tiêu cực và chống tiêu cực trong bộ máy quan lại dưới triều nguyễn (1802 1884) (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)