Chế độ khảo khóa

Một phần của tài liệu Tiêu cực và chống tiêu cực trong bộ máy quan lại dưới triều nguyễn (1802 1884) (Trang 89 - 90)

7. Cấu trúc của đề tài

3.1.3. Chế độ khảo khóa

Dưới triều Nguyễn, vấn đề thưởng phạt được quy chuẩn hóa thành điển chế, thường xuyên tiến hành dưới danh xưng “xét thành tích các quan viên từng khóa”, hay gọi tắt là chế độ khảo khóa. Với một đội ngũ quan lại rất có chất lượng, hầu hết họ đều được triều Nguyễn tuyển chọn qua khoa cử. Chính vì vậy mà việc quản lí cho họ thanh liêm là vô cùng cần thiết. Bởi vì những quan lại có trình độ một khi làm việc công tâm thì sẽ giúp cho xã hội phát triển, nhưng một khi khả năng quản lí của nhà nước không còn hiệu quả thì tầm ảnh hưởng của họ có thể làm rối loạn xã hội. Chính vì vậy mà, các vua Nguyễn thường xuyên tiến hành các đợt thanh tra khảo hạch để giám sát công việc của đình thần.Sách Hội điển của triều Nguyễn cho biết thể thức của chế độ khảo khóa như sau: “Phàm xét thành tích của các quan cứ 3 năm làm một khóa, lấy năm Thìn, Tuất, Sửu, Mùi làm hạn. Cứ đến những năm ấy, văn võ trưởng quan ở trong kinh, quan tỉnh ở ngoài, đều chiểu sự trạng công lao, lầm lỗi trong chức sự 3 năm, làm một bản tự trình bày, những Đốc (Tổng đốc), Phủ (Tuần phủ), Bố (Bố chính), Án (Án sát) có 3 việc: Gọi quân, thu tiền lương , xét hỏi hành án kiện tụng.

Đường quan Bộ Hình chuyên giữ việc hình danh, lại sẽ làm riêng danh sách kê ra người hơn, người kém, tất cả đưa đến Bộ Lại. Những viên quan thuộc quyền ở dưới, về bản văn trong kinh từ tứ phẩm, ngoài tỉnh từ ngũ phẩm trở xuống đến thất phẩm. Về ban võ từ Tòng tam phẩm trở xuống đến suất đội, đều do viên Chưởng quan thượng ty sát hạch gửi đến Bộ (Văn do Bộ Lại, Võ do Bộ Binh) kiểm tra xét duyệt” [46, tr.97].

Việc khảo xét thành tích các quan phủ, huyện, triều Nguyễn căn cứ vào các việc: Văn án xử lý đúng hay không, việc thu thuế, tuyển quân, trị dân, nha lại dưới quyền có nhũng tệ nạn hay không, lại căn cứ vào đã được cấp kỷ mấy lần. Từ đó phân biệt thành 4 loại: Thượng khảo, Trung khảo, Hạ khảo và hạng kém. Triều đình định lệ cứ 3 năm 1 lần, hợp làm sổ tâu đệ nộp đủ 6 năm 2 lần làm 1 khóa; căn cứ vào đó để thăng giáng. Theo quy định cứ 3 năm 1 lần khảo khóa thành tích các quan văn võ trong kinh, ngoài trấn, tỉnh. Những năm này gọi là năm “Kế sát”. Trong đó xét thành tích các quan trong kinh thì gọi là “Kinh sát”, xét quan lại ngoài địa phương gọi là “Đại kế”.

Ngoài những lần quy định các lần khảo hạch theo định kỳ, triều Nguyễn còn có những đợt khảo hạch không theo định kỳ quy định nhằm đảm bảo tính khách quan cho công tác thanh tra khảo hạch, triều Nguyễn còn có những đợt thanh tra đột xuất, chẳng

hạn như có trường hợp Thiệu Trị năm thứ nhất (1841), vua Dụ rằng: “lần này kho của

90

khác, vả lại của cải ở kho ấy, cuối năm nay đã đến kỳ thanh tra. Nhưng nay chủ thủ cũ mới vừa mới bàn giao với nhau, lập tức nhân dịp này mà thanh tra, cho được giản tiện”

[46, tr.398]. Điều này cho thấy rằng, bên cạnh những đợt thanh tra khảo hạch theo kỳ hạn đã quy định thì triều Nguyễn còn tổ chức thanh tra không theo kỳ hạn đối với những bộ phận cơ quan không minh bạch trong công việc.

Với việc đưa ra kì hạn cố định để khảo hạch xét thành tích, lầm lỗi của hệ thống quan lại từ trung ương đến địa phương, ngoài ra còn có những đợt thanh kiểm tra đột xuất nếu cảm thấy có vấn đề về sự thanh liêm, đội ngũ quan lại luôn phải chú ý làm việc không dám lơ là. Công việc thanh tra khảo hạch kết hợp với các hình thức thưởng phạt phân minh, có tác dụng răn đe và khuyến khích đội ngũ quan lại rất lớn.

Một phần của tài liệu Tiêu cực và chống tiêu cực trong bộ máy quan lại dưới triều nguyễn (1802 1884) (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)