Nhận xét chung

Một phần của tài liệu Tiêu cực và chống tiêu cực trong bộ máy quan lại dưới triều nguyễn (1802 1884) (Trang 59 - 63)

7. Cấu trúc của đề tài

2.2. Nhận xét chung

Thời Nguyễn rất chú trọng việc giáo hóa đạo đức cho quan lại, thường xuyên dạy bảo về sự liêm khiết, trong sạch cho người gánh trọng trách với muôn dân. Năm 1827,

nhà vua viết cáo dụ: “Trẫm nửa đêm nghĩ ngợi, rất tức giận, muốn sửa chữa một phen

để trừ tệ hại lâu ngày, nhưng còn nghĩ chính trị của vương giả là trước giáo hóa mà sau hình phạt, cho nên dạy bảo cặn kẽ, nói không ngại phiền. Quan lớn nhỏ cùng nhân dân trong thành hạt các ngươi giữ đạo thương yêu, đức tốt, sẵn có lương tâm, tự nay nên rửa lòng đổi lỗi để cho người trên giữ phép, người dưới thanh liêm, yên dân giặc tắt, từ đây đổi thói bạc thành thuần hậu, để cùng hưởng phúc thăng bình” [38, tr.457].

Tuy vậy, bộ máy quan lại triều Nguyễn lại có rất nhiều hạn chế, bởi dưới sự tồn tại của chế độ phong kiến cổ hũ và lạc hậu, thì điều đó cũng kéo theo việc giáo hóa đạo đức, khuyên răn cũng chỉ mang nặng tính bảo thủ, nệ cổ, giáo điều và xa rời thực tế, khó mà tác động đến tư tưởng hay nhân cách của quan lại. Hơn nữa, nội dung dạy, học và thi trong nền giáo dục triều Nguyễn chủ yếu là Nho giáo, tri thức đội ngũ quan lại xoay quanh kinh sách Thánh hiền với tư tưởng phục vụ cho chế độ vương quyền, điều này hoàn toàn đối lập với những quyền lợi chính đáng của nhân dân. Mặc dù các vị vua triều Nguyễn đều nhận thức được rằng nhân dân quyết định sự hưng vong, thành bại của vương triều, nhưng nhân dân không phải là người sáng tạo, chủ động trong công việc mà phải là kẻ bị trị, phải cần có sự dẫn dắt, lãnh đạo của người cấm quyền, hay thậm chí là “coi quan như cha mẹ”. Quan điểm này suy cho cùng cũng xuất phát từ chính nhu cầu phát triển của chế độ phong kiến, nhằm củng cố sự thống trị lâu dài của vương triều đã vô tình biến nhân dân thành tầng lớp dễ bề bị sai khiến, bóc lột và trở thành “miếng mồi” để bọn tham quan xâu xé.

Chính những yếu tố trên đã lí giải vì sao các hiện tượng tiêu cực trong bộ máy quan lại dưới triều Nguyễn diễn ra vô cùng nhiều và phức tạp. Trên cơ sở tổng hợp, phân tích các hiện tượng tiêu cực thi cử thời Nguyễn, có thể rút ra các nhận xét sau:

Thứ nhất, các hiện tượng tiêu cực trong bộ máy quan lại dưới triều Nguyễn hiện hữu ở các mặt trong đời sống: chính trị, kinh tế, xã hội, giáo dục, trong đó, chiếm nhiều

60

nhất là trong lĩnh vực chính trị và kinh tế. Điều này cũng phản ảnh rõ một thực tế lịch sử đó là chính trị và kinh tế của triều Nguyễn thời kì này chứa đầy những bất ổn. Bên cạnh đó, về khía cạnh xã hội, triều Nguyễn cũng có rất nhiều vấn đề chủ yếu xuất phát từ mâu thuẫn giai cấp nhưng các nguồn cổ sử lại ít ghi chép về các sự kiện phản ánh đời sống của tầng lớp nhân dân khiến cho việc tổng hợp các hiện tượng trong lĩnh vực này còn nhiều hạn chế. Về giáo dục, mặc dù còn tồn tại những mặt hạn chế nhưng không thể phủ nhận rằng triều Nguyễn rất quan tâm về khoa cử, đào tạo nhân tài thông các định chế về việc học hành, thi cử được quy định khá quy củ và nghiêm ngặt, cho nên không quá nhiều hiện tượng tiêu cực của quan lại trong giáo dục được ghi nhận.

Thứ hai, các hiện tượng tiêu cực trong bộ máy quan lại triều Nguyễn rất phong phú về hình thức phạm tội. Nếu như ở thời Lê - Trịnh, các hiện tượng tiêu cực chỉ tập trung ở một số khía cạnh nhất định, chẳng hạn như trong lĩnh vực chính trị thì các hiện tượng đa số tập trung vào vấn đề quản lý quân đội, bổ dụng quan lại, mưu phản; lĩnh vực kinh tế thì chỉ có tiêu cực trong vấn đề thu thuế, ruộng đất,... Dưới triều Nguyễn, các hiện tượng nói trên đã trở nên biến tướng và xuất hiện thêm nhiều các hình thức tiêu cực mới: điều tra, xét xử hình án (chính trị); quản lý tài sản công, khai thác vật liệu, xây dựng công trình nhà nước (kinh tế);… Điều này còn được thể hiện qua số lượng hiện tượng tiêu cực được ghi nhận. Trong khi thời Lê - Trịnh chỉ ghi nhận có 40 hiện tượng (chính trị: 8, kinh tế: 3, xã hội: 5; giáo dục: 9) thì con số này dưới triều Nguyễn lên tới 144 hiện tượng (chính trị: 48; kinh tế: 55, xã hội: 30, giáo dục: 11).

Thứ ba, các hiện tượng tiêu cực thi cử thời Nguyễn tập trung phần lớn trong thời vua Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức. Trong đó thời Minh Mạng nhiều nhất với tổng cộng 81 hiện tượng, kế đến là đời vua Thiệu Trị với 30 hiện tượng, đến đời vua Tự Đức ghi nhận có 17 hiện tượng, cuối cùng là đời vua Gia Long với 16 hiện tượng.

61

Bảng 2.3. Bảng thống kê hiện tượng tiêu cực trong bộ máy quan lại dưới triều Nguyễn 1802 – 1884.

Thứ tư, mặc dù dưới triều đại Minh Mạng được xem là thời kỳ phát triển và đạt được nhiều thành tựu nhất trong suốt thời gian triều Nguyễn cầm quyền, tuy nhiên đây cũng là thời kỳ ghi nhận nhiều số lượng hiện tượng tiêu cực trong bộ máy quan lại nhất. Điều này xuất phát từ việc vua Minh Mạng luôn cố gắng duy trì sự trong sạch và vững mạnh của đội ngũ quan lại về cả “tài” và “đức”. Hơn ai hết, vua Minh Mạng hiểu rõ rằng để biến bộ máy quan lại thành công cụ quản lý xã hội thì buộc phải luôn giữ cho bộ máy cầm quyền luôn trong sạch, hết lòng vì nước, vì dân. Chính vì thế, việc giám sát, thanh tra quan lại được vua Minh Mạng cho thực hiện một cách sát sao và liên tục, kết quả là rất nhiều hiện tượng tiêu cực lớn nhỏ đều bị phát hiện và bị xử lý triệt để. Thêm vào đó, nguyên tắc “Trên dưới liên kết hiệp đồng, trong ngoài kiềm chế lẫn nhau” được vua Minh áp dụng vào thực hiện giữa các cơ quan với nhau. Chẳng hạn như ngoài Lục bộ thì còn có Lục khoa đóng vai trò giám sát Lục bộ, tuy nhiên Lục bộ cũng có quyền đàn hặc nếu như cơ quan này làm sai, điều này thể hiện rõ cơ chế phối hợp, kiểm tra, giám sát lẫn nhau. Còn các hoạt động của địa phương thì lại chịu sự giám sát của 16 quan giám sát Ngự sử. Với một bộ máy kiểm tra, giám sát chặt chẽ như trên, không một cơ quan hành chính, không một quan lại nào không bị kiểm tra, giám sát từ các phía, ngay từ bên trong tổ chức và từ bên ngoài tổ chức, việc nhiều hiện tượng tiêu cực bị phát hiện là điều tất yếu. Rõ ràng, không phải ngẫu nhiên mà bộ máy quan lại dưới triều Minh Mạng được đánh giá là một bộ máy tập quyền, đạt đến đỉnh cao và mang lại nhiều chính sách hiệu

0 5 10 15 20 25 30 35

Gia Long Minh Mạng Thiệu Trị Tự Đức

62

quả tích cực cho đất nước, chính là nhờ sự “thanh trừng” một cách triệt để những trường hợp “sâu mọt” trong bộ máy quan lại của vua Minh Mạng.

Mặc dù có khá nhiều số lượng hiện tượng tiêu cực trong bộ máy quan lại dưới triều Nguyễn được thống kê ở các lĩnh vực, từ cấp trung ương lẫn địa phương. Tuy nhiên trên thực tế, những con số này chưa phản ánh được hết thực trạng cũng như sự phức tạp của các hình thức, thủ đoạn tinh vi nói trên. Dưới chế độ phong kiến quan liêu tập quyền, việc để bọn quan lại sâu mọt sách nhiễu, đục khoét nhân dân sẽ khiến cho lòng dân không thuận, đồng thời gây nguy hại nghiêm trọng đến sự ổn định chính trị của một quốc gia. Trước những hiện tượng tiêu cực nổi lên ngày càng nhiều, kéo theo những bất ổn xã hội ngày càng tăng buộc triều Nguyễn cần phải đưa ra các giải pháp phù hợp để phòng ngừa và xử lý các hành vi tiêu cực trong bộ máy quan lại để bảo vệ vững chắc sự thống trị của vương triều.

63

CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỐNG TIÊU CỰC TRONG BỘ MÁY QUAN LẠI CỦA TRIỀU NGUYỄN

Một phần của tài liệu Tiêu cực và chống tiêu cực trong bộ máy quan lại dưới triều nguyễn (1802 1884) (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)