Bóc lột, chiếm đoạt tài sản nhân dân

Một phần của tài liệu Tiêu cực và chống tiêu cực trong bộ máy quan lại dưới triều nguyễn (1802 1884) (Trang 52 - 55)

7. Cấu trúc của đề tài

2.1.3.1. Bóc lột, chiếm đoạt tài sản nhân dân

Dưới xã hội triều Nguyễn, nạn quan lại cậy quyền thế, bóc lột và chiếm đoạt tài sản của dân chính là một vấn nạn gây nhức nhối dưới xã hội triều Nguyễn. Đặc biệt là dưới cấp quản lý địa phương ở quy mô làng, xã, hiện tượng bọn cường, hào cùng một số chức quan nhỏ ở địa phương ra sức chiếm đoạt, bóc lột tài sản của dân. Chúng nhằm vào tiền bạc, hiện vật hay bất cứ thứ gì có giá trị của nhân dân một cách trắng trợn. Vấn nạn quan coi dân như kẻ tôi tớ, dân thì sợ quan như cọp, ngày ngày chỉ biết đục khoét của dân cho đầy túi riêng khiến cho xã hội triều Nguyễn chức đầy những mâu thuẫn.

Không chỉ vậy, ngay cả những người giữ trọng trách là “Mạng quan triều đình” cũng có những thủ đoạn tinh vi nhằm bòn rút của dân: ngang nhiên chiếm đoạt tài sản

của dân như năm Gia Long thứ 5 (1806): “Chưởng cơ lĩnh trấn thủ Thanh Hoa ngoại là

Ngô Văn Sở chiếm cướp ruộng dân của xã Hoàng Đan” [37, tr.623]; cũng trong năm Gia Long thứ 5 còn có một vụ án khác liên quan đến vấn đề quan lại nhân cớ được triều đình giao nhiệm vụ xuống địa phương coi xét tình hình của dân lại ăn hối lộ của dân, đó là “Nguyễn Duy Hòa được lệnh của triều đình đi xem xét tình hình nhân dân mùa nước lũ, nhưng lại nhân cớ ăn hối lộ của dân” [37, tr.611]; hay thậm chí là quan lại còn dung túng cho bọn thuộc lại cướp đoạt trắng trợn của dân như trường hợp năm Minh Mạng

thứ 13: “Tổng đốc Lê Văn Quý cậy thế dung túng cho quân dỡ nhà cửa và lấy gạo lương

53

Các hiện tượng quan lại bóc lột, chiếm đoạt tài sản của nhân dân được tổng hợp trong bảng 2.1.3.1. dưới đây:

Bảng 2.1.3.1: Bảng hiện tượng quan lại bóc lột, chiếm đoạt tài sản của nhân dân

STT Thời gian Hiện tượng

1 Gia Long năm thứ 5 (1806) Chưởng cơ lĩnh trấn thủ Thanh Hoa ngoại là

Ngô Văn Sở chiếm cướp ruộng dân.

2

Gia Long năm thứ 5 (1806) Hiệp trấn Sơn Nam thượng là Nguyễn Duy

Hòa đi xem xét tình hình nhân dân mùa nước lũ, nhân cớ ăn hối lộ của dân.

3

Gia Long năm thứ 17 (1818) Phan Tiến Quý cậy thế làm quan nhưng không

biết chăm lo cho dân còn bóc lột của cải của dân.

4

Minh Mạng năm thứ 11 (1830) Nguyễn Văn Thuỵ ỷ thế làm quan không biết giữ mình trong sạch, lại tha hồ vơ vét, nhũng nhiễu của dân.

5 Minh Mạng năm thứ 13 (1832) Lê Văn Quý cậy thế dung túng cho quân dỡ nhà cửa và lấy gạo lương của người ta.

6

Minh Mạng năm thứ 14 (1833) Lãnh binh Tuyên Quang là Phan Đăng Đức cậy thế dọa nạt người Man để lấy của cải và đồ vật.

7

Minh Mạng năm thứ 14 (1833) Kiến An công tên là Đài phái Cai đội thuộc phủ là Lê Văn Quát yêu sách, nhũng nhiễu tiền tài của dân.

8 Minh Mạng năm thứ 15 (1834) Nguyên Lãnh binh Trần Hữu Án bị thổ mục tố

giác về việc hống hách, sách nhiễu tiền bạc.

9 Minh Mạng năm thứ 17 (1836) Tống Hữu Tài tự ý đưa quy thức đạc điền, sách

nhiễu lấy tiền của dân.

10 Minh Mạng năm thứ 17 (1836) Lãnh binh Hà Tiên là Hoàng Văn Lý ức hiếp

lấy tiền tài của dân.

11 Thiệu Trị năm thứ nhất (1841) Quản cơ Trần Đức Tế và đội trưởng Tô Văn

54

mượn cớ bới việc, tự ý lấy tài sản của dân bao gồm thuyền và thóc gạo.

12 Thiệu Trị năm thứ 3 (1843) Tri huyện huyện Nghĩa An là Ngô Thế Chu tự

ý thu tiền của dân hơn 300 quan.

13 Thiệu Trị năm thứ 4 (1844) Vũ Duy Tư mạo xưng là thị vệ, đi dọa nạt lấy

tiền bạc của dân người Man.

14

Thiệu Trị năm thứ 4 (1844) Vĩnh trước ở quân thứ, lừa dối dụ người Man

đến buôn, rồi đánh giết bừa đi, lại dỡ nhà cửa của dân, dọa nạt lấy của.

15

Thiệu Trị năm thứ 6 (1846) Thuộc lại ở tỉnh là bọn Lê Nãi, Nguyễn Đăng

Hoá, Vũ Đăng Khoa bóc lột hút dầu mỡ dân cho đầy túi riêng.

16

Thiệu Trị năm thứ 6 (1846) Quyền Lãnh binh Đặng Thái lạm quyền, đòi

trâu, vải của dân; dân trong hạt đến tỉnh tố cáo, Thái tức giận làm càn, đánh phạt dân.

17

Tự Đức năm thứ 18 (1865) Tri huyện Đăng Xương tỉnh Quảng Trị là Trần

Cương cậy quyền hạch sách nhân dân, tự ý lấy ghế ngựa và gỗ ván của người ta không trả tiền.

18

Tự Đức năm thứ 18 (1865) Hiệp quản Nguyễn Hữu Đạt cậy quyền sách

nhiễu tiền của dân, lương của lính; lại tự tiện bắt phu trạm khiêng cáng cho mình.

[Nguồn: Đại Nam thực lục tập 1, tập 2, tập 3, tập 4, tập 5, tập 6, tập 7, tập 8]

Từ bảng tổng hợp trên có thể thấy được, có 18 hiện tượng quan lại bóc lột, chiếm đoạt tài sản của nhân dân được ghi nhận, trong đó đời vua Gia Long có 3 hiện tượng, đỉnh điểm là thời Minh Mạng có tới 7 hiện tượng đồng thời xuất hiện thêm nhiều thủ đoạn tinh vi và trắng trợn hơn ví dụ như tự ý đưa ra cách thức đo đạc ruộng đất để nhân đó bóc lột tiền của của dân; tự ý đến địa phận của địa phương khác mà chưa được sự đồng ý của triều đình, cậy thế nhằm sách nhiễu tiền người dân ở đó;… Đến đời vua Thiệu Trị mặc dù chỉ ghi nhận có 6 hiện tượng nhưng trên thực tế vua Thiệu Trị trị vì chỉ có 6 năm, như vậy mỗi năm trung bình sẽ có 1 hiện tượng xảy ra. Dưới thời Tự Đức, số hiện tượng tiêu cực trong lĩnh vực này giảm đáng kể khi chỉ ghi nhận có 2 hiện tượng.

55

Một phần của tài liệu Tiêu cực và chống tiêu cực trong bộ máy quan lại dưới triều nguyễn (1802 1884) (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)