Trong bổ dụng quan lại

Một phần của tài liệu Tiêu cực và chống tiêu cực trong bộ máy quan lại dưới triều nguyễn (1802 1884) (Trang 41 - 42)

7. Cấu trúc của đề tài

2.1.1.3. Trong bổ dụng quan lại

Dưới triều Nguyễn, việc bổ dụng quan lại được quy định rất quy củ và chặt chẽ. Nhìn chung triều Nguyễn bổ dụng qua 5 hình thức chính: khoa cử; tập tước (phong quan tước cho con cháu quan lại); phong tặng (phong quan tước cho cha mẹ, ông bà của quan lại); tích phong (phong quan tước cho người có quan hệ thân thích với vua hoặc có công lớn; và tiến cử theo đề xuất của các quan. Cả 5 hình thức trên đã phải qua sự xét duyệt và đồng ý của nhà vua, thế nhưng một số trường hợp quan lại là tự ý bổ dụng cấp dưới hoặc thuộc hạ thân thích nhằm mục đích tư lợi hoặc tăng thêm phe cánh. Các thủ đoạn trên được thực hiện vô cùng trắng trợn, chẳng hạn như năm Gia Long năm thứ 10:

“Thống lĩnh thượng đạo Thanh Hoa là Hà Công Thái tự ý cử người thuộc hạ là Tri bạ Lê Tuần Trì làm Tri huyện Cẩm Thủy” [37, tr.756].Đứng trước sự việc như vậy, vua Gia Long dụ rằng: “Huyện lệnh là chức gần dân, triều đình tự có phép tuyển chung, sao lại khinh suất bổ cho người riêng” [37, tr,756]. Một trường hợp được sử dụng thủ đoạn tinh

vi hơn đó cũng là vào Gia Long năm thứ 10: “Cai đội Thanh Hoa là Trần Văn Thịnh đến

Kinh làm sổ binh, làm sắc thị giả tự ý cho bổ cai đội, đội trưởng hơn 70 người” [37, tr.751], không chỉ dừng lại ở việc tự ý bổ dụng bừa bãi mà thậm chí còn làm giả sắc thị để phục vụ cho mục đích cá nhân.

Một sự kiện khác đó là vào năm Minh Mạng thứ 8 (1827), Nguyễn Đình Cấp vốn là Tri huyện đã về hưu nhưng được Tham tri Nguyễn Công Hưng và Nguyễn Công Tiệp tiến cử, chọn làm Đổng phủ phủ Thiên trường. Ở cương vị mới chưa được bao lâu, Nguyễn Đình Cấp đã tham nhũng và phải tội chết. Vua Minh Mạng nhân đó dụ rằng:

"Cử người lên để thờ vua giúp nước là chức phận của bề tôi. Từ trước đến nay, chức tri huyện trẫm nhất nhất không thể kén chọn từng người một nên để cho đình thần kén chọn, may ra tìm được người khá để làm tốt công việc. Nguyễn Đình Cấp là kẻ tham mọt mà bọn Hưng không biết xét kĩ, lại khinh suất cử lên..." [38, tr.660]. Cả hai người đề cử cũng phải chịu trừng phạt. Một vụ án khác nghiêm trọng khác không kém đó là năm Minh

42

Thọ công Miên Nghi, tự ý mạo cấp văn bằng cho thuyền hộ Nguyễn Văn Chất làm quyền sai đội trưởng, nhờ mua cá sấu.” [39, tr.422]

Nhìn chung chỉ có 4 hiện tượng tiêu cực trong vấn đề bổ dụng quan lại, tập trung vào đời vua Gia Long, Minh Mạng, tuy nhiên việc bổ dụng quan lại bừa bãi, sai sót dù chỉ 1 người cũng có thể để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng.

Một phần của tài liệu Tiêu cực và chống tiêu cực trong bộ máy quan lại dưới triều nguyễn (1802 1884) (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)