Các hoạt động thanh tra, giám sát

Một phần của tài liệu Tiêu cực và chống tiêu cực trong bộ máy quan lại dưới triều nguyễn (1802 1884) (Trang 93 - 99)

7. Cấu trúc của đề tài

3.1.6. Các hoạt động thanh tra, giám sát

3.1.6.1. Đặt ra các quy định cụ thể với hoạt động thanh tra

Dưới bốn vị vua đầu triều Nguyễn giai đoạn 1802 -1855, theo định kỳ triều đình thường phái đoàn đi thanh tra các bộ, các địa phương để tra xét một số hoạt động liên

94

quan như chế độ tiền lương ở bộ Hộ, tình hình quản lý ở Võ khố, Nội vụ, thanh tra việc thu thuế ở các địa phương.

Đối với hoạt động thanh tra các địa phương, năm thứ 15 (1816), vua Gia Long đxã cho định lại theo định kỳ 4 năm 1 lần. Cụ thể, ở Bắc Thành tổ chức thanh tra vào các năm Tý, Ngọ, Mão và Dậu; còn từ Quảng Đức trở vào tổ chức thanh tra vào các năm Thìn, Tuất, Sửu và Mùi [37, tr.939 - 940]. Đến năm 1844, vua Thiệu Trị cho đổi định lại khóa lệ thanh tra kho ở các địa phương tất cả thành 6 năm/lần. Thành phần tham gia đoàn thanh tra đó là “tỉnh lớn dùng Lang trung hoặc Chưởng ấn sự; tỉnh vừa thì Viên ngoại lang hoặc khoa đạo” [42, tr.699].

Đối với thanh tra các nha, bộ, triều Nguyễn chủ yếu tập trung thanh tra các kho cất giữ tài sản và các xưởng chế tác đồ dùng quý hiếm… cho triều đình như Võ khố, Nội vụ, Mộc thương… Một số lệ định các khóa thanh tra các nha, bộ của triều Nguyễn giai đoạn 1802 - 1855 như sau:

- Năm 1827, vua Minh Mạng ban định khóa tranh tra bộ Công theo định kỳ 6 năm 1 khóa, vào các năm Tỵ và Hợi [38, tr.597]. Năm 1829, vua Minh Mạng định lệ thanh tra kho thuốc đoạn theo định kỳ 12 năm/lần. [38, tr.909]

- Năm 1833, trước tình hình các án phạt ở bộ Hình có sung công, ruộng đất, bạc, tiền, thóc, gạo, khí giới, bằng sắc… vua Minh Mạng tiến hành cho thanh tra bộ Hình khóa đầu tiên, với thành phần 1 viên Thị lang làm Đổng lý, 1 Viên ngoại lang, Cửu phẩm thư lại. Sau đó, vì việc sung công của bộ Hình có liên quan đến bộ Hộ nên cho ghép khóa thanh tra của hai bộ làm một, với thành phần 1 Viên ngoại lang hoặc Chủ sự, 3 bát/Cửu phẩm thư lại đi theo viên Đổng lý, chuyên làm sự việc thanh tra bộ Hình [39, tr.516].

- Năm 1878, vua Tự Đức cho định lại niên khóa thanh tha phủ Nội vụ , Võ khố, các kho ở Kinh và kho các tỉnh đều 3 năm/lần (trước đây phủ Nội vụ 3 năm/lần, Võ khố 4 năm/lần , các kho ở Kinh và kho các tỉnh 6 năm/lần). Còn sở thuốc sung, quân Thủy sư trước đây 12 năm/lần nay đổi 5 năm/lần [44, tr.279].

Các quy định trên cho thấy, hầu hết cơ quan, kho tàng quan trọng lưu giữ đồ vật, lương thực… đều được triều Nguyễn định các khóa thanh tra theo định kỳ.

Về thành phần đoàn thanh tra tuy không có quy định cụ thể nhưng nhìn chung, triều đình thường chọn những quan, lại có chức năng liên quan đến đối tượng thanh tra và có sự phối hợp liên, đa ngành. Trong đó, đứng đầu đoàn thanh tra là 1 viên Đổng lý - Trưởng đoàn , 1 viên Phó Đổng lý và 1 viện Hiệp lý cùng một số quan, lại thuộc cơ quan thuộc cơ quan khác nhau giúp việc. Tùy theo tính chất và sự phức tạp của mỗi khóa

95

thanh tra , thành phần và số lượng quan, lại tham gia đoàn cũng khác nhau, có những khóa thanh tra có thể thiếu Phó Đổng lý hoặc Hiệp lý. Còn Đổng lý là chức vụ bắt buộc phải có của khóa thanh tra.

Hầu hết các khóa thanh tra đều có thuộc viên của cơ quan giám sát, nhất là thuộc viên của các khoa, đạo (thuộc sự quản lý của Đô sát viện). Các thuộc viên của cơ quan giám sát thường được giữ các vị trí như Đổng, lý, Phó Đổng lý, Hiệp lý. Trong đó chức

Đổng lý “thường lấy quan từ tứ phẩm trong số các quan khoa, đạo của Đô sát viện cho

làm” [27, tr.257]. Các thuộc viên của cơ quan giám sát không chỉ có vai trò trong hoạt động thanh tra mà trong một số trường hợp đặc biệt, nhất là những đợt thanh tra liên quan đến lĩnh vực tư pháp, đoàn thanh tra này còn được triều đình giao xét xử các hình án là kết quả của các đợt thanh tra. Năm 1836, sau khi đoàn thanh tra của triều đình thanh tra việc Nội các và các nha thuộc lục bộ làm thất lạc việc quan đến hơn 2000 khoản, Đô sát viện đã xin bắt tội hơn 100 người, vua Minh Mạng cho phạt có thứ bậc khác nhau [40, tr.1077]. Bên cạnh đó, cơ quan giám sát và thuộc viên của tổ chức này có quyền giám sát và đàn hặc độc lập mỗi khi hoạt động này có dấu hiệu sai phạm quy định của triều đình. Chẳng hạn năm 1840, Chưởng ấn Cấp sự trung Hộ khoa Vũ Trọng Bình đã từng tham hặc Giám sát ngự sử đạo Bình Phú là Nguyễn Thị khi đi thanh tra Phú Yên đã về lấy vợ lẽ, mua ngựa [41, tr.681 - tr.682].

Với trọng trách được triều đình giao phối hợp hoạt động thanh tra các kho, xưởng ở Kinh và các hoạt động của địa phương, các thuộc viên của Tam pháp ty cùng các phái viên của đoàn thanh tra đã mang lại những hiệu quả nhất định. Năm 1841, Chưởng ấn Đặng Quốc Lang được phái đi thanh tra việc Bố chính tỉnh Quảng Yên là Bùi Công Yên và Án sát Quảng Yên là Vũ Viết Sĩ trước khi thu thuế thương nhân nhà Thanh làm thiếu mất 1000 quan tiền, vua phạt Bùi Công Tiên đi làm lính ở đảo Phú Quốc, Vũ Viết Sĩ đi phục dịch ở Đà Nẵng [42, tr.244].

Song song những đóng góp trên, trong quá trình phối hợp tham gia hoạt động thanh tra, một số thuộc viên của cơ quan giám sát triều Nguyễn cũng đã phạm phải những lỗi lầm buộc triều đình phải có những hình thức kỉ luật. Chẳng như năm 1845, Quyền Chưởng ấn Cấp sự trung Hình khoa Trình Nho khi được giao phái đi thanh tra ở Nghệ An đã nhận bừa đơn kiện của dân hạt Hà Tĩnh và vu không Tri huyện Hương Sơn là Hộ Mậu Đức nhận của lót. Tuy nhiên, khi Tam pháp ty điều tra sự thật là ông nhận đơn

không đúng quy định và vu khống Hồ Mậu Đức, vua Thiệu Trị đã phạt Trình Nho “phải

96

góp phần trừng trị và răn đe đội ngũ quan lại, lợi dụng chức quyền khi triều đình ban cho để hãm hại dân chúng và cấp dưới.

3.1.6.2. Hoạt động giám sát, kiểm xét thu, chi ở các kho

Dưới triều Nguyễn, Nội vụ là cơ quan coi giữ tài sản, vật dụng cho vua và hoàng gia tại nội cung, còn Võ khố coi giữ quân trang, vũ khí. Do vậy, nếu không quản lý chặt chẽ sẽ xảy ra tình trạng tư lợi, thất thoát tài sản của triều đình. Dưới thời trị vì của mình, các vị vua đầu của triều Nguyễn đều có những quy định để kiểm tra, giám sát việc thu phát ngân khố, tài sản của các quan, lại ở Nội vụ, Võ khố và Đốc công. Trong đó, triều Nguyễn đã giao cho các phái viên của đoàn thanh tra phối hợp chặt chẽ với cơ quan có liên quan để giám sát các hoạt động ở Nội vụ, Võ khố, Đốc công, cụ thể như sau:

- Dưới thời Minh Mạng năm thứ 13 (1832) chuẩn định: đối với các đồ dùng của vua, giao cho Nội các, Thị vệ hội đồng với Nội vụ phủ xét xem; đối với các vật hạng thu chi, chuẩn cho bộ Hộ, bộ Công và Đô sát viện đều phái thuộc viên hội đồng với Nội vụ phủ thường xuyên đến để kiểm tra, xét xét. Năm 1835, vua Minh Mạng sai Tả phó Đô ngự sử Phan Bá Đạt và một số đại thần triều đình đến Võ khố, cứ thay đổi 10 ngày 1 phiên, mỗi phiên có 1 viên đến kiểm tra. Đối với các viên khoa, đạo “Giữ việc tuần tra, trước chuẩn định mỗi tháng đến Nội vụ 3 lần, đến Võ khố 2 lần, nay đổi làm cứ cách 2 ngày đến 1 lần” [54, tr.55]. Đến năm Minh Mạng thứ 18 (1837), vua Minh Mạng cho

định lại: “Lấy bộ Hộ, bộ Công, Đô sát viện, viện Cơ mật làm 4 nha, phàm các đồ vật

may, thêu ở công sở Nội vụ chi ra, đều do phải viên 4 nha hội đồng biên vào sổ, Võ khố cũng theo như thế” [42, tr.778 - 781].

- Dưới thời Thiệu Trị, năm 1842, triều đình chuẩn định “sở Đốc công Võ khố do

Bộ Công, Đô sát viện phải người 5 ngày 1 lần đến trước xem xét, nếu để chậm, chi quá, ăn bớt thì hặc” [42, tr.778 - tr.781]… Năm 1842, Võ khố tâu việc nhập đồng từ Tuyên Quang về Hà Nội để đúc đã bị thiếu 500 cân, vua Minh Mạng đã phái các viên ở khoa, đạo và bộ ty mỗi nơi một người hội đồng đến để tra xét tâu lên nghiêm trị. Hầu hết các hoạt động xuất nhập ở tất cả các kho của triều đình đều được các phái viên của Đô sát viện hội đồng để theo dõi, giám sát. Năm 1878, vua Tự Đức sai quan khoa, đạo Trần Đình Liên hội đồng với Bố chính Đồng Sĩ Vịnh. Án sát Nguyễn Duy Kế kiểm xét tình hình các kho ở Kinh đô. Sau khi kiểm xét, tổng các kho thiếu hụt tiền thóc, gạo tính thành tiền hơn 100000 quan. Vua cho xử phạt các quan liên quan thích đáng [44, tr.328]. Đặc biệt, năm 1835, khi cho đúc đình đồng, vua Minh Mạng đã phái 2 viên khoa, đạo và 2 viên quan vệ cùng đôn đốc, kiểm soát việc đúc đình [40, tr.793].

97

Trước đây, cuối hàng năm, Đô sát viện phái 1 viên khoa, đạo hội đồng với nhân viên cục in sách kiểm đếm những mảnh chữ bằng thiếc, làm sổ coi giữ dâng lên, nhưng kể từ năm 1870, vua Tự Đức cho định lại thể lệ kiểm tra chữ thiếc ở cục in sách cứ cách 1 năm Đô sát viện phái 1 viên khoa, đạo, còn bộ Lễ và Sử quán phái thuộc mỗi cơ quan 1 viên quan hàm lục hoặc thất phẩm, các bộ: Lại, Hộ, Bình, Công mỗi bộ phải chọn 1

thư lại cùng đến cục in sách: “Hội đồng sức làm kiểm điểm mảnh chữ ấy và các hiệu

sách văn in hiện giữ” [43, tr.1215] để tránh thất thoát.

Hoạt động giám sát của Đô sát viện phối hợp cùng hoạt động thanh tra đối với các kho dự trữ, xưởng chế tác… đã góp phần cho triều đình quản lý tốt và hạn chế thất thoát tài sản của triều đình cũng như trừng trị kịp thời, thích đáng những tên quan, lại không có trách nhiệm trong việc quản lý hoặc bòn rút tài sản công.

3.1.6.3. Hoạt động giám sát, kiểm xét ở trường thi

Kể từ triều vua Minh Mạng trở đi, hầu hết tại các trường thi ở triều đình và các địa phương, triều đình thường giao cho các thuộc viên của cơ quan giám sát có trọng trách giám sát mọi hoạt động của trường thi. Năm Thiệu Trị thứ 6 (1846), triều đình đã phái Chưởng ấn Cấp sự trung Lại khoa Nguyễn Kim Thuận và Cấp sự trung Lễ khoa Tôn Thất Nghĩ và Giám sát Ngự sử đạo An Tĩnh Hồ Tấn Dụng cùng hội đồng giám sát trường thi Nam Định [21, tr.122]. Ngoài trách nhiệm giám sát, cơ quan giám sát còn được triều đình giao cho một nhiệm vụ nữa không kém quan trọng đó là cùng hội đồng chấm lại trong các kỳ thi Hội. Trước đây, thi Hội không có quy định chấm lại nhưng kể từ năm

1871, vua Tự Đức cho rằng “để tránh câu nệ về thể cách bó buộc, để đến nỗi bỏ xót

người có tài, chới lấy rộng quá, để có người trà trộn được” [43, tr.1274]. Đồng thời đảm bảo công bằng cho thí sinh, chọn được người tài cho đất nước cho nên chuẩn định lệ thi

Hội phải chấm lại. Cụ thể, sau khi bài thi Hội được quan trường chấm xong thì “đem

những quyển thi kỳ thứ 4 được dự vào hàng đỗ và những quyển thi 3 kỳ đều đỗ cả” [43, tr.1274] giao cho Đô sát viện hội đồng với bộ Lễ và nội các xét lại ở Tả đãi lậu. Quy định này cho thấy, ngoài trách nhiệm giám sát quá trình tổ chức thi tại các trường thi, cơ quan giám sát còn có trách nhiệm hội đồng, phối hợp với bộ Lễ và Nội các để xét kết quả của các kì thi Hội. Nếu kết quả thi không đúng với thực tế hoặc có những sai sót, không công bằng, thuộc viên của tổ chức này có quyền và trách nhiệm hội đồng với các cơ quan khác hặc tâu để triều đình trị tội theo pháp luật, nhằm đảm bảo công bằng cho thí sinh cũng như chọn lựa nhân tài cho đất nước.

98

Bên canh nhiệm vụ giám sát hoạt động của trường thi, các thuộc viên của cơ quan giám sát còn được triều đình tin tưởng giao cho phối hợp với thuộc viên của cơ quan chuyên trách khác tham gia tổ chức trường thi. Chẳng hạn, năm 1835, tại kỳ thi Đình, vua Minh Mạng đã cho Phó Đô ngự sử Phan Bá Đạt cùng với Thượng thư bộ Binh Trương Đăng Quế, Hữu thị lang bộ Công Hà Tông Quyền và Đại lý tự khanh Phan Thanh Giản đều sung chức độc quyển. Năm Minh Mạng thứ 12 (1840), tại khoa thi Hương, vua sai Hữu Tham tri bộ Binh kiêm Tả phó Đô ngự sử Đô sát viện là Nguyễn Công Trứ sung làm Chủ khảo trường Hà Nội [41, tr.816]. Như vậy, lúc này thuộc viên của cơ quan giám sát không phải thực thi nhiệm vụ giám sát mà là vai trò là một trong những người thực thi nhiệm vụ tổ chức trường thi, đôi khi chính việc các thuộc viên của cơ quan giám sát đảm nhận việc tổ chức trường thi lại mang hiệu quả cao hơn về vấn đề đảm bảo tính công bằng cho kỳ thi so với việc chỉ giám sát kỳ thi.

3.1.6.4. Hoạt động giám sát, kiểm xét ở các lăng, tẩm

Lăng tẩm, đền miếu và những nơi thờ cúng của triều đình là chỗ tôn nghiêm và là nơi có đồ thờ tự quý giá. Theo định kỳ hình tháng, hàng năm triều đình thường tổ chức cúng tế. Để các hoạt động được nghiêm trang, tỏ rõ sự tôn kính đối với các bậc tiền nhân, tổ tiên và không thất thoát, mất mát đồ thờ tự, triều Nguyễn đã có những qui định cụ thể về quản lý hoạt động tại các lăng, tẩm, nơi thờ tự của triều đình. Như dưới triều vua Minh Mạng, năm 1835, triều đình giao phái quan khoa, đạo, Lễ ty, Thị vệ mỗi tháng (mỗi cơ quan đều cử 1 người) cùng hội đồng đến lăng Thiên Thọ tuần tra 2 lần. Đối với tôn lăng các đế, hậu… theo định kỳ mỗi tháng quan khoa, đạo và Thị vệ (mỗi cơ quan đều 1 người) phối hợp với thuộc viên Thái thường tự, Suất đội Vũ lâm, Cấm binh (mỗi cơ quan đều 2 người) chia nhau đến tuần tra 1 lần. Nội dung kiểm tra là “phàm trong ngoài thành, lăng, phải giữ cho được hoàn toàn sạch sẽ, đồ tế tự phải được tề chỉnh, cây cối cần được xanh tốt…” [40, tr.506]. Nếu có gì không đúng quy định, có thực nghiêm hặc. Đồng thời, vua Minh Mạng cũng cho chế 4 chiếc bài ngà “khâm phái tuần tra” và giao cho Đô sát viện giữ để kỳ tới tuần tra cấp cho đoàn. Đối với các đồ thờ quý, năm 1836,

vua Minh Mạng quy định “những đồ thờ không phải đem bày ngày thường thì đều kính

cẩn cất vào trong tủ vàng” [40, tr.1018], mỗi khi cần dùng hay cất, ty Từ tế báo cho các bộ, ty, khoa kiểm tra số lượng sau đó niêm phong đánh dấu để tránh hư hỏng, thất thoát. Nếu xét thấy có tính tệ xâm phạm, gian trá, tráo đổi, thì các khoa đạo, phải nghiêm hặc.

99

Một phần của tài liệu Tiêu cực và chống tiêu cực trong bộ máy quan lại dưới triều nguyễn (1802 1884) (Trang 93 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)