Chế độ kinh lược đại sứ

Một phần của tài liệu Tiêu cực và chống tiêu cực trong bộ máy quan lại dưới triều nguyễn (1802 1884) (Trang 87 - 89)

7. Cấu trúc của đề tài

3.1.2. Chế độ kinh lược đại sứ

Theo từ điển Tiếng Việt, “kinh lược” có nghĩa là “thay mặt vua đem quân đi dẹp loạn, lập lại trật tự ở một vùng thời phong kiến” [28, tr.377]. Kinh lược là một hoạt động thanh tra đặc biệt, nhất là đối với những tỉnh mới trải qua cơn binh lửa, giặc giã, mất mùa đói kém, dân tình bạo loạn, các vua triều Nguyễn thường tổ chức một phái đoàn thanh tra, đứng đầu là 1 hoặc 2 viên quan đại thần có uy tín gọi là “Kinh lược đại sứ” đi kinh

88

lý các tỉnh. Nhìn chung, trong hơn 80 thập niên, từ năm 1802 - 1885, triều Nguyễn không có quy định cụ thể về lịch trình, thành phần, chế độ mà căn cứ vào tình hình cụ thể của từng địa phương để tiến hành kinh lược sứ. Chẳng hạn, hàng năm hai trấn Nghệ An và Thanh Hoa thường bị đói, phiêu bạt, giặc thường đánh phá, cướp bóc vùng biên giới…. đến năm 1819 triều đình cho kinh lược 2 địa phương này. Thành phần tham gia có Chưởng Tả quân Lê Văn Duyệt, Phó Đô thống chế Nguyễn Văn Trí, Vệ úy Tôn Thất Huy phụ trách việc binh, Tham tri Lê Bá Phẩm giúp việc quân cơ, Tham bồi Nguyễn Hữu Nghi sung làm giấy tờ trong quân [37, tr.983].

Đoàn Kinh lược đại sứ này thường được vua Nguyễn giao cho quyền hạn rất lớn: thay mặt nhà vua giải quyết mọi công việc tại chỗ, sau đó báo cáo lại. Chính vì trọng trách nặng nề như vậy, triều Nguyễn rất quan tâm việc chọn lựa các quan đại thần tham gia hoạt động kinh lược. Đó là viên quan giỏi, có tư chất, đạo đức tốt, nhất là 2 viên Kinh lược đại sứ (trưởng đoàn) và Kinh lược phó sứ (phó đoàn), thường là những quan đại thần có tiếng thanh liêm. Chẳng han như năm 1836, triều đình phái Binh bộ Thượng thư Cơ mật đại thần Trương Đăng Quế, Lại bộ Thượng thư Nguyễn Kim Bảng, thự Lễ bộ Hữu thị lang Tôn Thất Bạch và Thông chính sứ Nguyễn Đắc Trí đi kinh lược tình hình 6 tỉnh Nam Kỳ [40, tr.880]. Trong chuyến kinh lược này, Trương Minh Giảng và Trương Đăng Quế đã phát hiện Lãnh binh Hà Tiên là Hoàng Văn Lý lợi dụng chức quyền cưỡng ép con gái thường dân về làm vợ và ức hiếp lấy tiền, tài sản của dân chúng địa phương, đoàn kinh lý đã khép Lý vào tội giảo giam hậu đồng thời xin lấy phó Lãnh binh Trấn tây là Hà Quang Thông làm Lãnh binh Hà Tiên thay Hoàng Văn Lý. Ngoài ra, đoàn kinh lược cũng phát hiện ra phó Lãnh binh Gia Định là Nguyễn Văn Hội “có tuổi, sức đã yếu, làm việc chậm chạp” [40, tr.934], không thể tiếp tục đảm đương chức trách nên tâu kiến vua cho Hội nghỉ hưu, đồng thời đoàn kinh lược cũng thấy Phó Vệ úy Nhị vệ Hậu bảo là Nguyễn Văn Tiến nhanh nhẹn, giỏi giang, lại có chiến công nên xin bổ làm phó Lãnh binh Gia Định thay Nguyễn Văn Hội. Còn Cai đội Trần Văn Quản đã từng trải trận mạc, xin cho thăng thành Thành thủ úy, thự Phó Vệ úy Nhị vệ Hậu bảo. Tât cả những tấu nghi

này, vua Minh Mạng đều cho là phải và dụ rằng: “Các khanh vâng mạng đi kinh lược,

ngay một việc này đã đủ thấy có lòng công bằng, trung thực vì nước” [40, tr.934].Chính hoạt động kinh lược đại sứ góp phần hạn chế sự nhũng nhiễu và làm trong sạch bộ máy hành chính.

89

Một phần của tài liệu Tiêu cực và chống tiêu cực trong bộ máy quan lại dưới triều nguyễn (1802 1884) (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)