7. Cấu trúc của đề tài
2.1.1.1. Trong quản lý quân đội
Theo thống kê từ Đại Nam thực lục,trong lĩnh vực quản lý quân đội có tất cả 9
hiện tượng, chủ yếu xuất phát từ các hiện tượng tham nhũng, nhũng lạm, nhận đút lót. Các hành vi tiêu cực chủ yếu là lấy lạm tiền của quân lính, nhận đút lót để không phải bắt đi lính và ăn bớt thuốc súng trong kho. Đối tượng bị nhắm tới thường là những người lính vốn không có quyền hành gì, luôn tuyệt đối phải nghe theo Mạng lệnh của quan trên có thẩm quyền quản lý, điều này khiến lính tráng trong quân đội trở thành đối tượng dễ bị sách nhiễu, bóc lột. Đối với những quan lại quản lý kho tàng vũ khí, thuốc súng, việc bớt xén để tư lợi là vấn nạn chung không chỉ đối với lĩnh vực quản lý quân đội mà cả vấn đề quản lý tài sản công của nhà nước.
Các hiện tượng tiêu cực của quan lại trong lĩnh vực quản lý quân đội được tổng hợp trong bảng 2.1.1.1 dưới đây:
Bảng 2.1.1.1: Hiện tượng tiêu cực trong quản lý quân đội STT Thời gian Hiện tượng
1 Gia Long năm thứ 5 (1806) Vệ úy vệ Ban trực hậu là Đinh Công Xuyên
nhũng lạm lấy tiền của quân 1.900 quan.
2
Gia Long năm thứ 5 (1806) Phó quản cơ Trung quân là Nguyễn Văn Long,
Trưởng hiệu là Nguyễn Văn Lý và Phó đội là Nguyễn Văn Oai nhũng lạm lấy tiền của binh lính.
3
Gia Long năm thứ 12 (1813) Phó quản thập cơ Hùng Dũng của Hữu quân ở
Bắc Thành là Nguyễn Văn Khánh lấy lạm tiền của quân 300 quan.
4 Minh Mạng năm thứ 3 (1822) Cai đội Thị nội là Bùi Văn Đệ lấy bớt thuốc
súng và sai binh lính hỗ tòng làm việc riêng.
5
Minh Mạng năm thứ 9 (1828) Quản phủ Từ Sơn là Phan Văn Hiền nhận riêng tiền nghỉ việc của quân nhân cho vay để lấy lãi.
37
6 Minh Mạng năm thứ 9 (1828) Trần Văn Lộc nhũng lạm đối với quân lính, coi
thường phép nước.
7 Minh Mạng năm thứ 17 (1836 Bộ Hình điều tra các quản lĩnh, quản vệ, thư
lại, đội trưởng tự tiện thu tiền của lính.
8 Tự Đức năm thứ 4 (1851) Bố chính Hải Dương là Tạ Kim Vậc nhận đút
lót của người khác để không phải bắt đi lính.
9
Tự Đức năm thứ 21 (1868) Quan tỉnh Hà Nội là bọn Nguyễn Đức Hựu hà
khắc sách nhiễu quân lính, tự ý thu tiền của quân vì mưu lợi riêng.
[Nguồn: Đại Nam thực lục tập 1, tập 2, tập 3, tập 4, tập 5, tập 6, tập 7, tập 8]
Từ bảng 2.1.1.1 có thể thấy các hiện tượng tiêu cực tập trung vào các đời vua Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức. Ở thời Gia Long có 3 hiện tượng, các thủ đoạn chủ yếu là lấy lạm tiền của quân lính, tang vật tùy theo từng vụ có tính chất mức độ nghiêm trọng khác nhau: 300 quan, 1900 quan. Các hành vi tiêu cực trên đều xuất phát từ các quan võ, có quyền lực nhất định trong việc quản lý quân đội.
Các hiện tượng tiêu cực diễn ra chủ yếu dưới thời Minh Mạng với 4 hiện tượng xuất phát từ các thủ đoạn lấy bớt thuốc súng và sai binh lính làm việc riêng, nhận riêng tiền nghỉ việc của quân nhân cho vay để lấy lãi và tự tiện thu tiền của lính để trục lợi. Mặc dù các hành vi trên không gây quá nhiều thiệt hại cho nhà nước nhưng điều này lại phản ánh rõ hơn vấn nạn lạm quyền, bất chấp thủ đoạn để tư lợi cá nhân của một bộ phận quan lại triều Nguyễn.
Đến thời Tự Đức chỉ còn 2 hiện tượng, các hiện tượng xuất phát từ việc quan lại nhận đút lót để không phải bắt đi lính và tự ý thu tiền của lính. Các hiện tượng trên cho thấy phần nào đó vấn nạn sách nhiễu, tham ô trong việc quản lý quân đội và sự suy thoái về đạo đức của một bộ phận quan lại.