7. Cấu trúc của đề tài
2.1.4.1. Chấm bài không tinh
Trong xã hội phong kiến nói chung và triều đại nhà Nguyễn nói riêng, khoa cử chính là con đường phổ biến nhất để tạo lập công danh của các sĩ tử, là công cụ để nhà nước tuyển chọn nhân tài, địa vị, công danh và quyền lực là những thứ mà người đỗ đạt khoa cử có được. Điều này lí giải vì sao có những kẻ bất chấp mọi thủ đoạn, hình thức gian lận để được ghi tên “bảng vàng”, “vinh quy bái tổ”. Đáng nói hơn, lại có những quan lại cũng tiếp tay cho những hành vi xấu đó vì tình riêng hay vì mục đích tư lợi mà làm trái phép nước, gây tổn hại to lớn đến nền giáo dục Nho học đương thời.
Dưới triều Nguyễn, vấn nạn quan lại chấm bài tắc trách hay lấy đỗ bừa bãi xảy ra khá phổ biến, chính vì vậy mà đến khi xét lại, kết quả chênh lệch rất nhiều. Có trường hợp quan trường chấm lấy đỗ tới 11 bài thi kém: “đến khi những quyển văn thi đỗ, đưa lên bộ duyệt lại thì 2 trường Thừa Thiên, Gia Định có 11 người bị đánh hỏng hoặc bị giáng xuống” [39, tr.223]; hay có hiện tượng quan trường tự ý lấy đỗ thêm: “Quan trường sau khi đã mở giấy dán tên ra, lại lấy đỗ thêm, coi xét việc trường là Nguyễn Danh Hiển, Bùi Hữu Thành, không đem việc ấy hặc tâu, lại cùng ký tên tâu lên” [41, tr.188]. Dù vô tình hay cố ý, các hành vi trên đều gây ra những hệ lụy vô cùng nghiêm trọng, việc tuyển chọn những người không có thực tài vào bộ máy quan lại để đảm đương trọng trách quản lý đất nước sẽ gây ra rất nhiều rủi ro cho đất nước.
Bảng 2.1.4.1: Bảng hiện tượng quan lại chấm bài không tinh STT Thời gian Hiện tượng
1
Minh Mạng năm thứ 12 (1831) Bộ Lễ duyệt lại những quyền văn đã lấy đỗ thì trường Nam Định có 1 bài thi kém những quan trường vẫn lấy đỗ.
2
Minh Mạng năm thứ 12 (1831) Trường Thừa Thiên, Gia Định khi đưa lên bộ duyệt lại có 11 bài thi kém nhưng vẫn được lấy đỗ.
58
3 Minh Mạng năm thứ 18 (1837) Bộ duyệt lại trường Thừa Thiên, truất bốn
người xuống làm tú tài.
4 Minh Mạng năm thứ 18 (1837) Khi bộ Lễ duyệt lại quyển đỗ, thì trường Thừa
Thiên truất 3 bài thi kém.
5
Minh Mạng năm thứ 18 (1837) Quan trường sau khi đã mở giấy dán tên ra, lại lấy đỗ thêm, coi xét việc trường là Nguyễn Danh Hiển, Bùi Hữu Thành, không đem việc ấy hặc tâu, lại cùng ký tên tâu lên.
6 Năm Thiệu Trị thứ 3 (1843) Quan trường chấm bài tùy tiện, không tinh,
nhờ đó Vũ Kim Đĩnh được xét đỗ.
7 Thiệu Trị năm thứ 6 (1846) Phan Văn Nghi viết sai đầu bài thơ, quan
trường vẫn chấm lấy đỗ.
8
Thiệu Trị năm thứ 6 (1846) Hội đồng kiểm duyệt, xét ra trường Nam Định,
cử nhân Quách Khắc Hợp, Đặng Quang Hiển, Tạ Quốc Trinh bài thi không đủ điểm lấy đỗ, quan trường chấm bài tắc trách.
[Nguồn: Đại Nam thực lục tập 2, tập 3, tập 4, tập 5, tập 6, tập 7, tập 8]
Từ bảng tổng hợp trên có thể thấy được có 8 hiện tượng tiêu cực xuất phát từ việc quan trường chấm bài không chính xác, gần như chiếm 1/3 trong tổng số hiện tượng tiêu cực trong thi cử dưới triều Nguyễn. Các hiện tượng trên tập trung chủ yếu vào đời Minh Mạng và Thiệu Trị với số hiện tượng ghi nhận được lần lượt là 5 và 3. So với thời Lê - Trịnh, thì việc quan trường chấm bài không tinh dưới thời Nguyễn tăng lên nhiều, nếu thời Lê -Trịnh chỉ có từ 1 đến 2 hiện tượng thì đến thời Nguyễn đã lên đến 9 hiện tượng, số sĩ tử bị chấm sai mỗi lần cũng khá nhiều có khi lên đến hơn 10 người như năm 1831 khi xét lại có đến 11 người bị đánh hỏng hoặc bị giáng xuống.