7. Cấu trúc của đề tài
2.1.3.2. Lạm quyền, ức hiếp, nhũng nhiễu nhân dân
Khác với bóc lột, chiếm đoạt tài sản nhân dân, các hiện tượng lạm quyền, ức hiếp, nhũng nhiễu nhân dân chủ yếu là hiện tượng các quan lại cậy quyền thế, tự cho mình cái quyền “đè đầu cưỡi cổ”, tự ý bắt dân phục vụ vì mục đích cá nhân hay thậm chí là bóc lột sức lao động của nhân dân. Mặc dù các vị vua triều Nguyễn rất coi trọng tư tưởng thân dân, lấy dân làm gốc, nhưng bản chất của xã hội quân chủvẫn là quan điểm của bề trên với kẻ dưới, vua quan được coi là bề trên, là những có địa vị và quyền lực trong xã hội, họ coi nhân dân là “con trẻ”, là những người thấp hèn, bị trị trong xã hội. Điều này khiến cho tầng lớp nhân dân dễ dàng bị sai khiến, trở thành mục tiêu để bọn quan tham nhắm tới. Kể cả những người dân không có tài sản để bị bóc lột, chiếm đoạt, họ vẫn bị bóc lột về cả tinh thần và sức lao động.
Các hiện tượng quan lại ức hiếp, nhũng nhiễu nhân dân diễn ra vô cùng phức tạp. Ngoài các hiện tượng sách nhiễu, gây khó dễ cho dân đơn thuần còn có những thủ đoạn khác tinh vi hơn, chẳng hạn như “Đổi dựng miếu công thần ở Phú Yên. Trấn thần là bọn Nguyễn Văn Tài bắt dân đi lấy gỗ” [38, tr.269]; bắt dân phục vụ cho mục đích cá nhân:
“Nguyễn Văn Thụy bắt dân Phiên làm việc tư, sửa đắp đường cái, để đưa đám chôn cất vợ” hay tàn độc hơn là bắt trói vô cớ người dân sau đó chém giết, báo gian là bắt được
tướng giặc để lĩnh thưởng: “Nguyễn Trù, Đồng tri phủ Vĩnh Tường thông đồng với tên
giặc trốn tránh là Nguyễn Thậm, cho tiền, sai nó bắt trói người thường dân, ban đêm mang để ở ngoài thành phủ, giả làm như cướp, đem giết đi, rồi báo gian là chém được tướng giặc để được thưởng hậu” [38, tr.229].
Các hiện tượng quan lại lạm quyền, ức hiếp, nhũng nhiễu nhân dân được tổng hợp trong bảng 2.1.3.2. dưới đây:
Bảng 2.1.3.2: Bảng hiện tượng quan lại lạm quyền, ức hiếp, nhũng nhiễu nhân dân
STT Thời gian Hiện tượng
1
Minh Mạng năm thứ 4 (1823) Trấn thần là bọn Nguyễn Văn Tài vì dựng miếu công thần ở Phú Yên mà tự ý bắt dân đi lấy gỗ.
2 Minh Mạng năm thứ 8 (1827) Đỗ Văn Thanh làm quan, để bọn tham ô nhũng
56 3
Minh Mạng năm thứ 8 (1827) Đồng tri phủ ứng Hoà Phan Thọ Vực và Tri huyện Đại An Nguyễn Văn Nghiêm cố ý dung túng nha lại nhũng nhiễu hại dân.
4 Minh Mạng năm thứ 10 (1829) Đốc học Thanh Hoa là Phạm Đình Trọng dung
túng người nhà sách nhiễu dân.
6
Minh Mạng năm thứ 13 (1832) Nguyễn Văn Thuỵ ngày thường bắt dân Phiên đi lấy gỗ táu đem nộp mà không cấp tiền và gạo, lại bắt dân Phiên làm việc tư, sửa đắp đường cái, để đưa đám chôn cất vợ.
7 Minh Mạng năm thứ 13 (1832) Bố chính Quảng Bình là Nguyễn Công Thiện
trong kỳ thu thuế bác bỏ chê bai về thóc của dân, lại sai thuộc hạ bắt dân làm khế khoán.
8
Minh Mạng năm thứ 15 (1834) Nguyễn Trù, Đồng tri phủ Vĩnh Tường thông đồng với tên giặc trốn tránh là Nguyễn Thậm, cho tiền, sai nó bắt trói người thường dân, ban đêm mang để ở ngoài thành phủ, giả làm như cướp, đem giết đi, rồi báo gian là chém được tướng giặc để được thưởng hậu.
9 Thiệu Trị năm thứ 4 (1844) Cai tổng Phùng Thế Định mượn việc đi hỏi
mua gà trại cho quan để sách nhiễu dân.
10
Thiệu Trị năm thứ 4 (1844) Thự án sát Vũ Danh Trì mỗi năm bắt dân trong
hạt phải nộp chông tre tham ô hơn vài nghìn quan tiền.
11 Tự Đức năm thứ 2 (1849) Quan tỉnh là Đặng Đức Thiệm nhũng tệ dân
địa phương, 1 năm bắt mỗi huyện 300 cây gỗ, vị chi đến 1000 quan tiền.
12 Tự Đức năm thứ 27 (1874) Nguyên Tuần phủ Hưng Yên Tôn Thất Đản
dung túng cho người nhà cho lính hầu sách nhiễu dân, cho đánh bạc lấy tiền.
[Nguồn: Đại Nam thực lục tập 2, tập 3, tập 4, tập 5, tập 6, tập 7, tập 8]
Có tổng cộng 12 hiện tượng quan lại lạm quyền, ức hiếp, nhũng nhiễu nhân dân được ghi nhận, trong đó đời Minh Mạng với chiếm số lượng lớn với 8 vụ án, đến đời vua Thiệu Trị và Tự Đức giảm dần chỉ còn 2 hiện tượng. Mặc dù số hiện tượng trên là không
57
nhiều nhưng khó mà phủ nhận rằng chính sự suy thoái đạo đức, tư cách làm quan của một bộ phận quan lại triều Nguyễn, không biết chăm lo đời sống của nhân dân mà còn ra sức bòn rút, sách nhiễu dân đến tận diệt càng khiến cho mâu thuẫn giai cấp trong lòng xã hội triều Nguyễn càng thêm nghiêm trọng, nhân dân ngày càng chán ghét bọn quan lại sâu mọt và triều đình, đây chính là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc khởi nghĩa nông dân dưới triều Nguyễn.