Trong quản lý, thu, chi tài sản công

Một phần của tài liệu Tiêu cực và chống tiêu cực trong bộ máy quan lại dưới triều nguyễn (1802 1884) (Trang 44 - 48)

7. Cấu trúc của đề tài

2.1.2.1. Trong quản lý, thu, chi tài sản công

Lĩnh vực quản lý, thu, chi tài sản công chính là lĩnh vực dễ xảy ra các hiện tượng tiêu cực nhất, đặc biệt là các hành vi tham ô, xén bớt tài sản công của nhà nước. Một số quan lại được giao nhiệm vụ coi giữ tài sản, vật dụng cho vua và hoàng gia, chịu trách nhiệm quản lý và sản xuất các vật dụng được sử dụng trong hoàng cung cùng một số chức quan nhỏ khác trông coi các ty, kho cất giữ tài sản công của nhà nước thì việc xảy ra các trường hợp như lạm thu, chi khống, ăn cắp, ăn bớt của công nhằm mục đích tư lợi là điều khó tránh khỏi.

Các hiện tượng tiêu cực của bộ máy trong lĩnh vực quản lý, thu, chi tài sản công được tổng hợp trong bảng 2.1.2.1. dưới đây:

Bảng 2.1.2.1: Hiện tượng tiêu cực trong quản lý, thu, chi tài sản công STT Thời gian Hiện tượng

1

Gia Long năm thứ 5 (1806) Thủ hợp Nguyễn Khoa Nguyên thông đồng

với thợ bạc, lấy trộm bạc trong kho tới 260 lạng.

2 Gia Long năm thứ 5 (1806) Cai đội Nguyễn Văn Tự và Trần Văn Hộ ăn

trộm tiền ở nội tạng 900 quan.

3

Gia Long năm thứ 5 (1806) Nguyễn Văn Nhiên tự tiện phát hơn 150 hộc

thóc trong kho của triều đình cho dân vay riêng.

4 Gia Long năm thứ 9 (1810) Triệu Hiệp trấn Nghệ An là Ngô Đình Siêu tự

ý đổi tiền trong kho Hà Trung.

5 Gia Long năm thứ 13 (1814) Ký lục Bình Thuận là Phạm Văn Nhàn vay

riêng tiền kho và ăn lễ biếu của dân.

6

Minh Mạng năm thứ 3 (1822) Cai bạ Quảng Trị là Nguyễn Văn Khánh cùng với phái viên Ngô Thế Mỹ và Nguyễn Duy Phiên hội phát thóc bán cho dân 370 xã thôn trong hạt . Dân đến lĩnh có 159 xã, mà bán ra hết cả 10.000 hộc thóc, làm lãng phí thóc công của nhà nước.

7 Minh Mạng thứ 6 (1825) Giáng Thiêm sự Biện lý trấn vụ Quảng Ngãi

45

học sĩ, được giao nhiệm vụ trông coi Nội vụ phủ, nhưng của cải trong kho lại bị bớt xén, có nhiều vết xấu đáng ngờ.

8

Minh Mạng năm thứ 8 (1827) Hữu Thị lang Công bộ là Lê Bá Tú trông coi Nội vụ phủ, đến kỳ thanh tra thì trong kho hao hụt có, hư hỏng cũng có, tiêu quá cũng có.

9 Minh Mạng năm thứ 9 (1828) Nguyên Chưởng cơ lĩnh Trấn thủ Biên Hoà là

Đào Quang Lý ăn bớt tiền công.

10

Minh Mạng năm thứ 10 (1829) Tả Thị lang Binh bộ gia hàm Tham tri lĩnh Binh tào Bắc Thành là Trần Thiên Tải và thự Hiệp trấn Nam Định là Nguyễn Nhược Sơn ăn trộm gạo công.

11 Minh Mạng năm thứ 10 (1831) Khố lại là Hoàng Hữu Nhẫn làm ngắn bớt son

bạc để xén bớt của công.

12

Minh Mạng năm thứ 12 (1831) Thự Công bộ Hữu tham tri quản lý Nội vụ phủ Ngô Phước Hội và Nội vụ Lang trung Trần Công Chương trông coi kho của phủ Nội Vụ nhưng không kiểm xét cẩn thận, trong kho còn mất đi 20 lạng vàng.

13

Minh Mạng năm thứ 12 (1831) Hồ Văn Trương khoán mua gỗ lim cùng bọn lại thuộc thông đồng nhau nắm mua tất cả, lạm chi tiền công hơn 50.000 quan.

14

Minh Mạng năm thứ 12 (1831) Chủ thủ ty Vũ khố là Trần Văn Đạo thông đồng với thợ trong cục, ăn cắp đồng đỏ trong kho.

15 Minh Mạng năm thứ 12 (1831) Lũ Nguyễn Đức Tuyên, Tư vụ Nội vụ phủ ăn

bớt nhựa thơm.

16

Minh Mạng năm thứ 12 (1831) Nguyễn Hựu Dự tịch thu tài sản của bọn buôn lậu thuốc phiện trị giá tiền là hai vạn, nhưng lại có hành vi xẻo xén.

17

Minh Mạng năm thứ 13 (1831) Thân Văn Quyền Hộ bộ Tả thị lang, sung làm việc ở Nội các nhân việc kiểm soát, đôn đốc công việc đúc tiền đồn để tham ô.

46 18

Minh Mạng năm thứ 15 (1833) Hộ phủ Vũ Tuấn, án sát Doãn Văn Xuân tỉnh Quảng Yên phải làm ăn tắc trách, để hơn 30 chiếc thuyền mọt nát, hủy hoại của công.

19

Minh Mạng năm thứ 15 (1833) Trước kia, khi giặc Xiêm tiến sát tỉnh Hà Tiên, Tuần phủ Hà Tiên là Trịnh Đường lấy giấu đi 1000 quan tiền công.

20

Minh Mạng năm thứ 15 (1833) Hồ Văn Hạ vì tội thông đồng với thợ thuyền, xẻo xén của kho Nhà nước, tang vật đến hơn 3000 lạng.

21

Minh Mạng năm thứ 16 (1834) Cai đội Nguyễn Văn Thịnh, biển thủ số tiền cùng với số thóc triều đình cấp cho người dân gặp nạn.

22

Minh Mạng năm thứ 16 (1834) Cai đội Diệu Uy của Phủ Kiến An là Nguyễn Đức Lợi nhận tờ trát đi mua 3000 cân đường, nhưng lại mua lạm hơn 490 cân.

23 Minh Mạng năm thứ 16 (1834) Chủ thủ Vũ khố tự ý đổi cân trong kho để gian

lận trong cân đo đồ.

24

Minh Mạng năm thứ 18 (1837) Thị lang Vũ khố là Nguyễn Văn Toán cùng bọn chủ thủ mới và cũ thông đồng bớt xén gạo công đến hơn 2.000 phương.

25 Minh Mạng năm thứ 19 (1838) Bọn quan coi mỏ chì ở Thái Nguyên làm thất

thoát trong kho hơn 40 vạn cân.

26 Minh Mạng năm thứ 19 (1838) Tôn Thất Tư ở ty Hữu từ tế lấy trộm hương vòng.

27

Minh Mạng năm thứ 19 (1838) Hiệp lãnh thị vệ Vũ Huy Dụng, Vũ Văn Trí cùng với đồng sự là Viên ngoại lang phủ Nội vụ Nguyễn Long ăn bớt tiền công đến trên 300 lạng bạc.

28

Minh Mạng năm thứ 21 (1840 Hiệp tán Cao Hữu Dực thành Trấn Tây có nhận lấy tiền chè là về việc thuỷ lợi của tỉnh An Giang tùy tiện chi cho việc riêng.

29 Minh Mạng năm thứ 21 (1840 Án sát Thái Nguyên là Trịnh Văn Nho thông

47 30

Minh Mạng năm thứ 21 (1840 Có tên Chu Đức Tuấn, dân hộ Hưng Yên, kiện Cai tổng là Lê Đa Phú thu tiền của dân đến hơn 3000 quan tiền, mà nghi phẩm đem dâng không mấy (2 cái quạt lông, 20 tấm lụa dày). 31 Thiệu Trị năm thứ nhất (1841) Viên giám thủ kho cửa Tiên Thọ là Nguyễn

Thịnh lấy trộm tiền của kho.

32 Thiệu Trị năm thứ nhất (1841) Có y sinh Lê Lộc lấy trộm 30 cân thuốc công.

33

Thiệu Trị năm thứ 2 (1842) Bọn chủ thủ kho tỉnh Quảng Ngãi là Đào Tiến

Toàn và Nguyễn Văn Nghị thông đồng nhau lấy cắp thóc kho.

34

Thiệu Trị năm thứ 3 (1843) Lang trung kho Mộc thương là Nguyễn Văn

Chính trong nhà có chứa gỗ công của nhà nước.

35

Thiệu Trị năm thứ 4 (1844) Lãnh binh tỉnh Quảng Trị Hoàng Đức, làm ăn

tắc trách để gỗ lạt mua cho Nhà nước để nước lụt trôi mất.

36 Tự Đức năm thứ 4 (1851) Cung giám là Đặng Tam nói dối là có sắc Chỉ

để bớt xén của cải trong kho.

37

Tự Đức năm thứ 21 (1868) Tri phủ phủ Thọ Xuân (thuộc Thanh Hoá)

Trần Văn Bính và xẻo xén tiền chuộc tội trạng, gỗ thiết mộc,… số tiền tham ô tính thành bạc là hơn 2.000 lạng.

38 Tự Đức năm thứ 32 (1879) Phó đổng lý thanh tra phủ Nội vụ là Nguyễn

Ngọc Chấn tự ý lấy riêng đồ vật của kho.

39

Tự Đức năm thứ 34 (1881) Tỉnh Nam Định có Suất đội Nguyễn Xuân

Cung mạo đem tiền công tải nộp mua gạo bán lấy lãi, nói dối là gặp bão xén bớt tiền đi.

[Nguồn: Đại Nam thực lục tập 1, tập 2, tập 3, tập 4, tập 5, tập 6, tập 7, tập 8]

Từ bảng tổng hợp trên có thể thấy được rằng lĩnh vực quản lý, thu, chi tài sản công chính là lĩnh vực có số lượng các trường hợp tiêu cực nhiều nhất của triều Nguyễn. Đặc biệt là dưới triều Minh Mạng ghi nhận tới 25 hiện tượng, trung bình mỗi năm có hơn 1 hiện tượng tiêu cực. Dưới thời vua Gia Long, Thiệu Trị hay Tự Đức đều ghi nhận

48

số hiện tượng tiêu cực có xu hướng giảm nhưng tính chất các vụ án, tang vật vầ hậu quả để lại là không hề nhỏ.

Nhìn chung, các hiện tượng tiêu cực của bộ máy trong lĩnh vực quản lý, thu, chi tài sản công được chia thành các nhóm hiện tượng như sau:

Thứ nhất, trong quản lý tài sản công, có các trường hợp quan lại ăn trộm của cải

trong kho “thủ hợp Nguyễn Khoa Nguyên thông đồng với thợ bạc, lấy trộm bạc trong

kho tới 260 lạng” [37, tr.606];tự ý dùng tài sản của nhà nước vì mục đích các nhân “Ký lục Quảng Bình là Nguyễn Văn Nhiên tự tiện phát hơn 150 hộc thóc trong kho của triều đình cho dân vay riêng” [37, tr.606]và bớt xét của cải trong kho như trường hợp “Giáng Thiêm sự Biện lý trấn vụ Quảng Ngãi là Hồ Hữu Thẩm làm Hàn lâm viện Thị giảng học sĩ, được giao nhiệm vụ trông coi Nội vụ phủ, nhưng của cải trong kho lại bị bớt xén”

[38, tr.420]

Thứ hai, trong thu, chi tài sản công, có các trường hợp quan lại chi lạm của công

gây lãng phí tài sản nhà nước “Cai bạ Quảng Trị là Nguyễn Văn Khánh cùng với phái

viên Ngô Thế Mỹ và Nguyễn Duy Phiên hội phát thóc bán cho dân 370 xã thôn trong hạt . Dân đến lĩnh có 159 xã, mà bán ra hết cả 10.000 hộc thóc, làm lãng phí của cải của nhà nước. Trong đó, có xã người nhiều được thóc ít, cũng có xã người ít mà thóc lại nhiều” [38, tr.242]; chi khống tiền công nhằm mục đích tư lợi, vơ vét túi riêng “Hồ Văn Trương khoán mua gỗ lim cùng bọn lại thuộc thông đồng nhau nắm mua tất cả, lạm chi tiền công hơn 50.000 quan” [39, tr.180]; tịch thu tài sản của tội phạm để nộp vào kho

của nhà nước nhưng lại có hành vi tham ô “Nguyễn Hựu Dự tịch thu tài sản của bọn

buôn lậu thuốc phiện trị giá tiền là hai vạn, nhưng lại có hành vi xẻo xén đến khi nộp vào nhà nước chỉ có ba nghìn” [39, tr.305].

Một phần của tài liệu Tiêu cực và chống tiêu cực trong bộ máy quan lại dưới triều nguyễn (1802 1884) (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)