Trong quản lý khai thác vật liệu, xây dựng công trình của nhà nước

Một phần của tài liệu Tiêu cực và chống tiêu cực trong bộ máy quan lại dưới triều nguyễn (1802 1884) (Trang 48 - 50)

7. Cấu trúc của đề tài

2.1.2.2. Trong quản lý khai thác vật liệu, xây dựng công trình của nhà nước

Cũng giống như trong lĩnh vực quản lý tài sản công, lĩnh vực khai thác vật liệu, xây dựng công trình cũng cần có một số chức quan đảm nhiệm việc kiểm kê tiền công mua vật liệu xây dựng, quản lý và trông coi vật liệu, đó chính là những yếu tố dễ dẫn đến các hiện tượng tiêu cực cùng với các thủ đoạn điển hình như: Khai thác vật liệu nhưng

lại báo cáo không đúng thực số nhằm chấm mút như trường hợp: “Trấn thủ Nguyễn Văn

Hưng, Cai bạ Trịnh Văn Thành, Ký lục Nguyễn Vinh Tiêm khai thác lấy đá san hô nhưng báo cáo không đúng thực số, có dấu hiệu tham ô” [37, tr.880]; lợi dụng việc được giao

nhiệm vụ đi đặt mua vật liệu xây dựng nhưng lại cố tình ăn bớt “Thị vệ Phan Bá Đỉnh

49

đặt giá mua gỗ xây dựng, nhân đó ăn bớt của công” [42, tr.739]; hay thậm chí là việc được tin tưởng giao nhiệm vụ quản lý việc đắp thành, không những chi lạm tiền công còn cố ý mua vật hạng không đúng cách nhằm bớt xét để trục lợi càng nhiều càng tốt

“Nguyễn Đức Nhuận, nguyên Tuần phủ bị cách, khi đổng lý việc đắp thành, chi lạm tiền công 120.000 quan, mà không biên vào sổ chi, tiêu; vật hạng đã mua lại phần nhiều không đúng cách thức cố ý ăn bớt xén” [39, tr.814].

Các hiện tượng tiêu cực của bộ máy quan lại triều Nguyễn trong lĩnh vực quản lý khai thác vật liệu, xây dựng công trình của nhà nước được tổng hợp trong bảng 2.1.2.2 dưới đây:

Bảng 2.1.2.2: Bảng hiện tượng tiêu cực trong quản lý khai thác vật liệu, xây dựng công trình của nhà nước

STT Thời gian Hiện tượng

1

Gia Long năm thứ 17 (1818) Trấn thủ Nguyễn Văn Hưng, Cai bạ Trịnh Văn

Thành, Ký lục Nguyễn Vinh Tiêm khai thác lấy đá san hô nhưng báo cáo không đúng thực số.

2

Minh Mạng năm thứ 8 (1827) Trấn thủ cũ là Lê Công Lý và Tham hiệp là Vũ Tiến Huân thuê đắp đê công ở huyện Duy Tiên, dời đống nọ, đổi đoạn kia, ăn bớt tiền công.

3

Minh Mạng năm thứ 10 (1829)

Trấn thủ Sơn Tây là Lê Phước Bảo, giao sai thuê người đắp đê nhưng chi lạm tiền hơn 1.600 quan.

4

Minh Mạng năm thứ 14 (1833)

Vệ úy vệ Tả bảo nhất Hồ Văn Triệu, Phó vệ úy Nguyễn Văn Bột, Phó vệ úy vệ Minh nghĩa Nguyễn Hựu Khôi đem biền binh lên rừng chặt lấy gỗ xây dựng, nhân đó tự tiện lấy ván gỗ bán cho người nhà Thanh kiếm lợi.

5

Minh Mạng năm thứ 14 (1833)

Nguyễn Đức Nhuận, nguyên Tuần phủ bị cách, khi đổng lý việc đắp thành, chi lạm tiền công 120.000 quan.

6 Thiệu Trị năm thứ 4 (1844) Thị vệ Phan Bá Đỉnh cùng phái đi là Lại dịch

50

Lê Quang Tạ, đi đặt giá mua gỗ xây dựng, nhân đó ăn bớt của công.

[Nguồn: Đại Nam thực lục tập 1, tập 2, tập 3, tập 4, tập 5, tập 6, tập 7]

Mặc dù số lượng hiện tượng không quá nhiều (chỉ có 6 hiện tượng) và phần lớn tập trung vào đời Minh Mạng với 4 hiện tượng, tuy nhiên, tang vật và tính chất nghiêm trọng của các vụ án là rất lớn, có những vụ án tang chứng lên đến 1600 quan tiền, 120000 quan tiền cũng hàng loạt các sản vật được khai thác và tiền của của nhà nước bị thất thoát.

Một phần của tài liệu Tiêu cực và chống tiêu cực trong bộ máy quan lại dưới triều nguyễn (1802 1884) (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)