7. Cấu trúc của đề tài
3.2. Một số nhận xét
Để phát triển đất nước cùng việc củng cố triều đại của mình, hơn ai hết triều Nguyễn ý thức rất rõ rằng điều kiện tiên quyết nhất là phải xây dựng được một bộ máy quan lại tài năng, trong sạch, vững mạnh, phát huy được vai trò, trọng trách mà vua và triều đình tin giao góp phần duy trì nền quân chủ chuyên chế và bảo vệ quyền, lợi ích của dân chúng, đảm bảo sự công bằng, trật tự, nghiêm minh cho xã hội. Trên cơ sở đó, các biện pháp chống tiêu cực trong bộ máy quan lại mà triều Nguyễn ban hành gồm cả những quy chế được định ra có tính lâu dài trên cơ sở học hỏi các kinh nghiệm của các triều đại trước, không những vậy còn có sự bổ sung khi trong thực tiễn bắt đầu nảy sinh những bất cập hay những hiện tượng tiêu cực biến tướng và tinh vi hơn.
Nhìn chung, thông qua những biện pháp mà nhà Nguyễn định ra và áp dụng trong việc đối phó với các hiện tượng trong thi cử, chúng ta có thể rút ra một số nhận xét sau:
Thứ nhất, các biện pháp trừng trị do triều Nguyễn đưa ra có tính hệ thống cao (từ hình phạt nhẹ đến hình phạt nặng có tính răn đe cao) dựa trên mức độ hành vi phạm tội, theo phân bậc từ thấp đến cao: phạt bổng - giáng chức - cách chức - đánh roi - đánh trượng - tội đồ - tội lưu và xử tử. Các hình thức xử phạt trên áp dụng đối với tất cả các nhóm hiện tượng tiêu cực và đối tượng là quan lại, hoàng thân trong triều đình.
Thứ hai, các hình thức xử lý các hành vi tiêu cực của triều Nguyễn khá linh hoạt, không hoàn toàn áp dụng các quy định một cách máy móc, rập khuôn mà có tính nhân văn, nhân đạo khá cao. Chẳng hạn như năm Minh Mạng thứ 12 (1831), Thự Công bộ Hữu tham tri quản lý Nội vụ phủ Ngô Phước Hội và Nội vụ Lang trung Trần Công Chương trông coi kho của phủ Nội Vụ nhưng “không kiểm xét cẩn thận, bỏ sót của kho, không vào sổ xuất nhập, đã quá nửa năm, thậm chí trong kho còn mất đi 20 lạng vàng”
[39, tr.216], nhưng xét lại trước đây vì cả 2 có nhiều công lao nên “cách chức, nhưng vẫn cho làm hành tẩu ở Nội vụ phủ để gắng sức làm việc chuộc lỗi” [39, tr.216]. Cũng
vào năm Minh Mạng thứ 12, Trấn thủ Quảng Ngãi Trần Văn Dưỡng “gần đây, làm việc
mắc nhiều sai lầm, bị dân tố cáo” [39, tr.268], tuy nhiên vì Dưỡng già yếu, nên vua xét cho “giáng xuống cho hàm Chánh thất phẩm, bắt phải về hưu, còn Hưng cách chức cho theo bộ cố sức làm việc chuộc tội” [39, tr.268]. Như vậy có thể thấy được rằng, luật pháp của triều Nguyễn không phải lúc nào cũng luôn hà khắc mà còn có cả tính nhân văn, nhân đạo tùy theo trường hợp, đối tượng cụ thể mà có thể dung thứ nhưng vẫn đảm bảo xử đúng người, đúng tội.
100
Thứ ba, các biện pháp thanh tra được nhà Nguyễn đặt ra khá chặt chẽ và toàn diện. Các biện pháp trải dài trên tất cả các khía cạnh cần phải lưu tâm, từ hoạt động thanh tra định kỳ hằng năm các cơ quan trong triều đình kết hợp xen kẽ với hoạt động thanh tra ngẫu nhiên (chế độ kinh lược đại sứ) đến chế độ khảo khóa quan lại, căn cứ vào kết quả thanh tra mà thăng, giáng, cách chức hoặc có biện pháp xử lý thích đáng. Không chỉ vậy, triều Nguyễn còn đưa ra các quy định cụ thể liên quan đến việc giám sát thu, chi ở các kho, kiểm xét ở trường thi và lăng, tẩm,… tạo nên hoạt động thanh tra toàn diện bao trùm mọi khía cạnh công việc của triều đình để đảm bảo sự trong sạch của bộ máy quan lại.
Thứ tư, trong việc đề ra các hoạt động thanh tra, giám sát và biện pháp chống tiêu cực trong bộ máy quan lại, triều Nguyễn không ngừng bổ sung thêm, sửa đổi các quy định nhằm xử lí các vụ việc gian lận mới phát sinh đồng thời bổ sung thắt chặt hơn nữa trong công tác giám sát. Khi nhà nước đưa ra các biện pháp ngày càng chặt chẽ nhằm ngăn chặn các hành vi tiêu cực, thì các hành vi tiêu cực sẽ ngày càng biến tướng tinh vi hơn, quan lại sẽ càng tìm cách lách những quy định để đạt được mục đích của mình, vì vậy việc cập nhật những biện pháp tiêu cực sẽ được thực hiện liên tục theo từng năm và từng triều đại căn cứ vào thực trạng quy định đó còn hiệu quả hay không.
Thứ năm, các chính sách chống tiêu cực trong bộ máy quan lại mà triều Nguyễn đưa ra đã mang lại kết quả tích cực. Đó là góp phần làm trong sạch bộ máy hành chính thông qua các hình thức xử phạt mang tính răn đe cao, điều này có thể thấy rõ được qua khung hình phạt 5 bậc tội hình mà triều Nguyễn áp dụng khắc nghiệt như thế nào, cùng với đó là các hoạt động của Đô sát viện cùng các ngôn quan, gián quan giám sát, đàn hặc việc tốt, xấu của các cấp quan lại quản lý từ Trung ương đến địa phương. Chẳng hạn như năm 1848, quan khoa, đạo là Đặng Minh Trân và Lê Đức đã vạch tội Đô thống Tôn Thất Bật về tội “Cho binh đinh nghỉ việc, đòi lấy tiền tài, lấn át viên biền dưới quyền mình tự tiện đóng gông giam cấm, cưỡng mua con gái người ta, bắt giam dân không có tội, mua hiếp hàng hóa” [43, tr.93]. Việc thực thi các chính sách cùng với hoạt động thanh tra được triều Nguyễn thực thi một cách liên tục và một cách nghiêm túc, kết quả là từ năm 1802 - 1884 đã có tới 146 hiện tượng tiêu cực bị phát hiện và xử lý, đặc biệt là dưới triều Minh Mạng đã xử lý tới … trường hợp, điều này đã làm giảm thiểu tối đa hệ lụy tiêu cực do những tên quan lại sâu mọt gây ra cũng như tăng tính răn đe, nghiêm minh của pháp luật, buộc quan lại phải chính là những người làm gương để dân noi theo, như vậy tính pháp trị của nhà nước mới được giữ vững. Như vậy mọi tên quan có lòng tham, đi trái
101
phép nước, chỉ lo bòn rút, ức hiếp dân, không biết giữ mình, giữ gìn phép nước đều bị trừng trị một cách thích đáng., xa rời thực tế như các triều đại phong kiến xưa kia.
Như vậy, những biện pháp của nhà Nguyễn trong việc phòng chống các tiêu cực trong bộ máy quan lại đã chứng minh một điều rằng nhà Nguyễn đã nhận thức được tầm quan trọng của việc phòng chống các tiêu cực và có những động thái tích cực thể hiện sự quan tâm đặc biệt đối với việc phòng chống tiêu cực thông qua một loạt các quy định, một hệ thống các yêu cầu được ban hành thành luật để ngăn ngừa và đạt đến mức tối thiểu các hành vi vi phạm của quan lại cũng như kịp thời xử lí các hiện tượng tiêu cực một cách nghiêm minh và linh hoạt.