Trong điều tra, xét xử hình án

Một phần của tài liệu Tiêu cực và chống tiêu cực trong bộ máy quan lại dưới triều nguyễn (1802 1884) (Trang 37 - 41)

7. Cấu trúc của đề tài

2.1.1.2. Trong điều tra, xét xử hình án

Các hoạt động điều tra, xét xử hình án là các hoạt động thực thi pháp luật nhằm đảm bảo sự công bằng, nghiêm minh và giữ gìn kỉ cương, phép nước, tính răn đe của pháp quyền. Chính vì vậy, các cơ quan chịu trách nhiệm về điều tra, xét xử hình án được trao quyền lực rất lớn trong việc giải quyết các vấn đề tiêu cực trong bộ máy quan lại. Vô hình chung cơ quan này ít phải chịu sự giám sát, kiểm tra gắt gao và đây chính kẻ hở để xuất hiện các hành vi tiếp tay hay thậm chí là bảo vệ cho các hiện tượng tiêu cực phát triển. Loại tội phạm trong lĩnh vực tư pháp cũng được xem là loại tội phạm hết sức nguy

38

hiểm, xâm phạm nghiêm trọng trật tự pháp luật, bẻ cong pháp luật, làm xấu hình ảnh của quan lại nói riêng và triều đình nói chung, cần phải nghiêm trị để giữ kỷ cương phép nước và lấy lại niềm tin của nhân dân.

Các hiện tượng tiêu cực của quan lại trong điều tra, xét xử hình án được tổng hợp trong bảng 2.1.1.2 dưới đây:

Bảng 2.1.1.2: Hiện tượng tiêu cực trong điều tra, xét xử hình án STT Thời gian Hiện tượng

1

Gia Long năm thứ 5 (1806) Thư ký thành Diên Khánh Hồ Văn Phong

nhận đút lót 100 quan tiền để chữa tội cho Chử phạm tội giết người.

2

Minh Mạng năm thứ 8 (1827) Thự Lang trung Hình tào là Nguyễn Lý Hào mưu cầu lợi riêng, làm nhiều việc thả buộc tội người.

3

Minh Mạng năm thứ 5 (1824) Tư vụ Hình bộ là Nguyễn Ngọc Giáp nhận hối lộ của lính vệ nhằm che đậy hành vi đánh chết Đội trưởng Cẩm y là Lê Văn Triệu của Thân.

4

Minh Mạng năm thứ 9 (1828) Trấn thủ Tuyên Quang là Lê Phước Hậu, Hiệp trấn là Nguyễn Hữu Phượng, Tham hiệp là Lưu úc, nguyên Trấn thủ cải bổ Trấn thủ Quảng Yên là Lê Huy Tích nhận đút lót của lính coi đề lao để tha tội cho 1 tên cường phạm.

5

Minh Mạng năm thứ 13 (1832) Trần Văn Đản, Tham hiệp Hà Tiên, can vào vụ án nguyên Hiệp trấn Nguyễn Hựu Dự xâm phạm xẻo xén tài sản của kẻ phạm tội.

6

Minh Mạng năm thứ 15 (1834) Hộ lý Tuần phủ Định Tường là Ngô Bá Tuấn làm quan có nhiều vết xấu: tha phạm nhân, tự tiện giết người, tra tấn riêng, cưỡng ép hòa giải, giấu giếm kẻ theo giặc và hút thuốc phiện.

7 Minh Mạng năm thứ 15 (1834) Nguyễn Trữ, án sát Hưng Yên ăn hối lộ để giảm nhẹ tội cho một tên tội phạm.

39 8

Minh Mạng năm thứ 16 (1835) Án sát Thanh Hoa, Nguyễn Huy Chiểu nhận hối lộ để thả cha con Phạm Văn Thắng phạm tội mưu đồ phản nghịch.

9

Minh Mạng năm thứ 18 (1837) Tả phó đô ngự sử viện Đô sát Phan Bá Đạt tra bắt trộm cướp ở Thừa Thiên, lây đến kẻ không tội, lại còn mưu tính ăn tiền của nạn nhân.

10

Minh Mạng năm thứ 18 (1837) Án sát Hà Tiên là Hồ Công Hy thông đồng với thuộc ty nhận của đút lót tha cho bọn giặc, tham tang đến hơn 120 lạng bạc.

11 Minh Mạng năm thứ 19 (1838) Nguyên án phủ Quảng Biên là Trương Sùng

Hy làm việc tư tình nhận của lót.

12

Minh Mạng năm thứ 19 (1838) Tham tán Trấn Tây Bình Dương là Dương Văn Phong nhận hối lộ 100 lạng bạc để tha thuyền buôn lậu của một người dân trong hạt.

13

Minh Mạng năm thứ 19 (1838) Tuyên phủ Hải Đông Nguyễn Văn Hy, án phủ Ba Xuyên Mai Hữu Điển nhận đút lót, bao che cho tên tội phạm người Thanh.

14 Minh Mạng năm thứ 20 (1839) Án sát Bình Định là Vũ Thế Trường ăn hối lộ,

tang vật đến hơn 100 lạng bạc.

15

Thiệu Trị năm thứ 1 (1841) Lĩnh Tổng đốc Định - Yên, Trịnh Quang

Khanh và Bố chính tỉnh Nam Định, Trần Quang Tiến xét xử vụ án Lê Hữu Đức, nhưng lại vì tình riêng che đỡ.

16 Thiệu Trị năm thứ 2 (1841) Tri phủ Đoan Hùng Phạm Khắc Tuy chứa giấu

bọn giặc, dìm mất những án nặng.

17

Thiệu Trị năm thứ 4 (1844) Bố chính Trần Quang Tiến nhân việc khám xét

dân trong hạt tranh nhau trưng bãi sa bồi đã nhận của lót của người ta nhờ cậy, Nguyên Hộ đốc Hà Thúc Lương cũng hùa theo.

18

Thiệu Trị năm thứ 4 (1844) Án sát tỉnh Phú Yên là Nguyễn Văn Lý nhận

đút lót của Hoàng Văn Lộc phạm tội, buôn lậu, tích trữ thứ tơ sống và mua lậu thuốc phiện để thả Lộc ra.

40 19

Thiệu Trị năm thứ 4 (1844) Án sát tỉnh Biên Hòa là Phan Văn Xưởng nhận

đút 80 lạng để giải quyết việc tranh chiếm tài sản ở thôn Tân Mỹ.

20 Thiệu Trị năm thứ 5 (1845) Quyền Hình khoa Chưởng ấn Cấp sự trung

Trình Nho nhận của lót của dân hạt Hà Tĩnh.

21 Thiệu Trị năm thứ 5 (1845) Phủ doãn Thừa Thiên là Vũ Đức Nhu thông

đồng đầy tớ nhận của lót, tha kẻ tù phạm.

22

Tự Đức năm thứ 5 (1852) Tri phủ phủ Lạc Hoá, tỉnh Vĩnh Long là

Trương Phước Cương lỡ tra khảo phạm nhân đến nỗi chết, muốn chối tội bèn vay tiền của dân làm của đút lót để thoát tội.

23

Tự Đức năm thứ 30 (1877) Nguyên án sát Nam Định Nguyễn Tái giấu

bớt những tài sản của người tuyệt tự, trị giá khoảng hơn 3.330 quan.

24

Tự Đức năm thứ 32 (1879) Giám lâm phủ Nội vụ là Nguyễn Hữu Thanh

nhận của đút lót là 30 lạng bạc nhăm che tội cho Chủ thủ kho dược phẩm Trần Duy Nghiêm.

25

Tự Đức năm thứ 33 (1880) Bố chính Phước Yên là Đinh Nho Quang nhận

của lót nhằm che tội cho chủ thủ trước là Nguyễn Khắc Hợp.

[Nguồn: Đại Nam thực lục tập 1, tập 2, tập 3, tập 4, tập 5, tập 6, tập 7, tập 8]

Từ bảng 2.1.1.2 có thể thấy được, đây là lĩnh vực đứng đầu số lượng vụ việc tiêu cực với 25 hiện tượng nếu chỉ xét đến khía cạnh chính trị. Không chỉ xuất hiện với tần suất dày đặc các hiện tượng tiêu cực mà tính chất của từng vụ việc cũng để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng, Mặc dù tang vật các vụ án không quá nhiều, đa phần là tiền của đút lót từ 30, 50, 100, 120 lạng bạc hay 100, 3.330 quan tiền nhưng rõ ràng hiện tượng các quan lại nhận hối lộ, đút lót trong lĩnh vực tư pháp đều nhằm vào việc tiếp tay cho các mục đích xấu, đi trái lại với trách nhiệm, bổn phận, đạo đức của một người làm quan là phải luôn công bằng, chính trực, giữ gìn kỉ cương, phép. Ngoài ra còn có những thủ đoạn phạm tội khác như: tra khảo phạm nhân đến nỗi chết, muốn chối tội bèn vay tiền của dân làm của đút lót để thoát tội; ăn bớt tài sản của người tuyệt tự; …

41

Nếu như thời Gia Long chỉ ghi nhận được 1 hiện tượng xuất phát từ động cơ nhận 100 quan tiền để bao che cho hành vi giết người thì đến thời Minh Mạng đã đạt đỉnh điểm với 13 hiện tượng với thủ đoạn và tính chất nghiêm trọng ngày càng tăng. Đến thời Thiệu Trị và Tự Đức thì số lượng các hiện tượng giảm xuống lần lượt là 7 và 4 hiện tượng.

Một phần của tài liệu Tiêu cực và chống tiêu cực trong bộ máy quan lại dưới triều nguyễn (1802 1884) (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)