Các hoạt động của Tam pháp ty triều Nguyễn

Một phần của tài liệu Tiêu cực và chống tiêu cực trong bộ máy quan lại dưới triều nguyễn (1802 1884) (Trang 91 - 93)

7. Cấu trúc của đề tài

3.1.5. Các hoạt động của Tam pháp ty triều Nguyễn

Trong những năm từ 1802 đến 1831, cơ quan tư pháp của triều Nguyễn bộ Hình. Đây là cơ quan tư pháp tối cao và duy nhất ở triều đình, có quyền quyết định tất cả các hoạt động liên quan đến tư pháp từ trung ương đến địa phương. Đến năm 1831, vì khối lượng công việc của bộ Hình là quá lớn, vừa phải chịu trách nhiệm về pháp luật, tham gia sửa định luật lệ, thực thi Mạng lệnh của nhà vua, vừa phải xét xử án trừng trị kẻ phạm tội và phần nào đó giảm sự chuyên quyền của bộ Hình, vua Minh Mạng đã quyết định thành lập Đại lý tự, năm 1832 thì cho thành lập thêm Đô sát viện. Sau khi bàn định những khó khăn trong quá trình hoạt động của bộ Hình, vua Minh Mạng cho rằng mỗi khi triêu

92

đình đang bàn bạc ở Tả triều đường mà bộ Hình trừng phạt những người can phạm và dân đến kiện cáo nộp đơn là “hỗn tạp” nên đã sai đình thần bàn bạc, tham khảo và

“phỏng theo điển lệ Bắc triều, lấy 3 nha của Hình bộ, Đô sát viện và Đại lý tự, gọi riêng là Tam pháp ty, rồi tìm đặt làm dinh thự ở góc đông nam trong Kinh thành” [39, tr.334]. Như vậy, cơ quan Tam pháp ty được thành lập trên cơ sở liên kết giữa 3 cơ quan là Đô sát viện, bộ Hình và Đại lý tự, đội ngũ quan lại của Tam pháp ty chủ yếu do quan lại của 3 cơ quan trên luân phiên nhau kiêm nhiệm.

Văn phòng của Tam pháp ty được đặt ở góc phía Đông Nam trong Kinh thành, với kiến trúc một tòa 3 gian, 2 chái, mặt tả mặt hữu đằng sau đều xây tường xung quanh có tầm biển đề “Công chính đường”, đằng trước về bên tả, treo 1 cái trống gọi là trống Đăng văn, dấu kiềm bằng ngà (khắc 3 chữ triện “Tam pháp ty”) giao cho bộ Hình giữ [36, tr.334], còn Đô sát viện và Đại lý tự thì cùng nhau niêm phong mỗi khi có đơn kiện hay hình án. Để ngăn chặn các hành vi tiêu cực trong bộ máy quan lại, Tam pháp ty triều Nguyễn có những hoạt động chính như sau:

- Đàn hặc vua và các quan đại thần của triều đình trung ương do các viên Đô ngự sử đảm nhiệm, giám sát quan lại của cơ quan trung ương (chủ yếu lục bộ) do sáu viên Cấp sự trung lục khoa chuyên trách và Giám sát ngự sử mười sáu đạo chịu trách nhiệm giám sát ở quan lại các đạo ở địa phương do triều đình phân công. Nhiệm vụ của Cấp sự trung và Giám sát ngự sử được quy định khá rõ ràng: “Phàm người thừa hành trong phủ, nếu có điều gì bất công, trái phép, lừa gạt che giấu, chuyên quyền, làm không hợp lý thì cứ hặc tâu. Còn tư giaó các hệ, nhân viên Tôn thất và nhân viên dịch lại thừa hành trong nha, nếu xét thấy quả có những tệ bê trễ chức vụ, chấm mút, lừa gạt, gian dối thì cho được tham hặc”. [39, tr.334].Tất cả những hoạt động trên đều thuộc phạm vi quyền hạn của Đô sát viện.

- Nhận đơn kêu oan của dân chúng, người dân nếu có điều oan ức hoặc bị bọn quan lại ức hiếp, nhũng nhiễu, họ có thể đến Công chính đường để tố cáo, đòi lại công

bằng. Trước Công chính đường có treo 1 cái trống lớn gọi là “Đăng văn cổ”, đúc ấn

bằng bạc (khắc 4 chữ triện “Tam pháp ty ấn”) để dân chúng đánh trống kêu oan. Về quy trình nhận đơn, vào các ngày mồng 6, 16 và 26 hàng tháng, Tam pháp ty cử các thuộc viên của mình lên Công chính đường ngồi theo trật tự: bộ Hình ở giữa, bên tả là Đô sát viện, bên hữu là Đại lý tự nhận đơn của dân chúng [54, tr.45]. Ngoài 3 ngày trên, hàng ngày, bộ Hình, Đô sát viện và Đại lý tự, mỗi cơ quan cử 01 thuộc viên thay phiên thường trực đến nhận đơn. Tuy nhiên, đối với những đơn “xét ra là vu cáo càn bậy thì tới kỳ đợi

93

chỉ sẽ xử trí nghiêm ngặt” [39, tr.335]. Đơn phải có 1 bản chính và 1 bản phụ, “duy khi tố cáo bí mật về việc phản nghịch quan trọng và những việc có quan hệ đến hại lợi lớn thì mới cho làm 1 bản tấu phong kín lại”. Sau khi nhận được đơn, Tam pháp hội đồng để thống nhất nghị xử “rồi hội hàm làm thành tập tấu dâng lên” vua [39, tr.335].

- Tam pháp ty triều Nguyễn có quyền xét xử và thi hành án. Quyền xét cử của Tan pháp ty là rất lớn. Tất cả quan lại không từ một ai quan trong kinh lẫn ngoài kinh nếu có phạm tội, kể cả quan đại thần hoặc thuộc lưu, đồng nghiệp của mình nếu có phạm tội đều bị cơ quan này xem xét, trị tội theo pháp định của triều đình. Ví dụ như năm 1845, quyền Chưởng ấn Cấp sự trung Hình khoa Trình Nho (thuộc viên của Đô sát viện) khi phái đi thanh tra tỉnh Nghệ An đã ngầm nhận của lót sau đó đổ lỗi cho Tri huyện Hương Sơn là Hồ Đức Mậu nhận hối lộ. Vua liền giao Tam pháp ty hội tra, Trình Nho phải tội thắt cổ đến chết [42, tr.753]. Khi được chỉ của vua, đơn nào liên quan đến bộ, nha nào thì gửi cho bộ, nha ấy làm theo. Khi tiếp được tờ phong tâu kín, thì lập tức dâng trình không được phép tự tiện phát đi.

Đóng góp lớn nhất của ty Tam pháp đó là thẳng tay đó là thẳng tay trừng trị nhằm hạn chế tệ quan tham, nhũng nhiễu nhân dân. Chẳng hạn, năm 1844, sau khi quan khoa đạo xét thấy tơ, lụa màu… của kho Văn Ỷ bị thiếu, vua Thiệu Trị đã giao cho Tam pháp ty tra xét. Kết quả, số hóa vật trong kho thiếu hụt giá trị tiền đến 10583 quan, bạc đến 522 lạng, triều đình đã các chủ thủ phải chia nhau đền đủ số thâm hụt trên [42, tr.569 - tr.570]. Hoặc năm 1847, Lãnh binh Quảng Trị Hoàng Đăng Thuận, Án sát Lê Đình Khản đã thông đồng để lấy tiền đút lót của tù nhân Phan Văn Phượng nhưng không được nên ghen ghét nhau. Việc bị phát giác, vua giao cho Tam pháp hội đồng tra xét, Thận bị giáng 3 cấp, bắt về hưu; Khản bị cách chức [42, tr.1005]. Đây là một trong những minh chứng cho thấy Tam pháp ty đã giúp cho triều đình nhà Nguyễn loại bớt bọn quan lại “sâu mọt” hại nước, hại dân cũng như góp phần thực thi nền tư pháp quân chủ. Đặc biệt khi “sâu mọt” đó chính là ngôn quan, gián quan - người được vua và triều đình giao cho trọng trách “cầm cân nảy mực” để gây dựng lòng tin trong dân chúng. Sự tồn tại của Tam pháp ty đã góp phần khẳng định triều Nguyễn đã có những tiến bộ lớn trong việc xây dựng bộ máy tư pháp, nhất là hình pháp.

Một phần của tài liệu Tiêu cực và chống tiêu cực trong bộ máy quan lại dưới triều nguyễn (1802 1884) (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)