Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Tiêu cực và chống tiêu cực trong bộ máy quan lại dưới triều nguyễn (1802 1884) (Trang 101 - 131)

7. Cấu trúc của đề tài

3.3. Bài học kinh nghiệm

Thứ nhất, nâng cao phẩm chất, đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức. Thời Nguyễn rất chú trọng việc giáo hóa đạo đức cho quan lại, thường xuyên dạy bảo về sự liêm khiết, trong sạch cho người gánh trọng trách với muôn dân. Năm 1827, nhà vua viết

cáo dụ: “Trẫm nửa đêm nghĩ ngợi, rất tức giận, muốn sửa chữa một phen để trừ tệ hại

lâu ngày, nhưng còn nghĩ chính trị của vương giả là trước giáo hóa mà sau hình phạt, cho nên dạy bảo cặn kẽ, nói không ngại phiền. Quan lớn nhỏ cùng nhân dân trong thành hạt các ngươi giữ đạo thương yêu, đức tốt, sẵn có lương tâm, tự nay nên rửa lòng đổi lỗi để cho người trên giữ phép, người dưới thanh liêm, yên dân giặc tắt, từ đây đổi thói bạc thành thuần hậu, để cùng hưởng phúc thăng bình” [38, tr.457]. Người làm quan đều được giáo dục theo học thuyết chính thống là Nho giáo. Học thuyết này đã góp phần hình thành đạo lý, chuẩn mực, trách nhiệm xã hội của người làm quan tương đối rõ ràng. Kinh sách của Nho giáo răn dạy nhiều điều về đức liêm của người quân tử. Trong thực tiễn nước ta hiện nay, việc bồi dưỡng đạo đức cho đội ngũ, cách mạng là vô cùng quan trọng bởi đạo đức là chính những quy tắc, chuẩn mực về cách ứng xử của con người trong các quan hệ giữa người với người, với tổ chức trong xã hội; là giá trị cốt lõi tạo nên phẩm chất nhân cách của con người. Một người cán bộ có phẩm chất, đạo đức tốt sẽ hình thành nên cách ứng xử trong sạch, lành mạnh khiêm tốn, giản dị; thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Tuy nhiên việc bồi dưỡng đạo đức cho đội ngũ cán bộ cần tránh việc giáo dục một cách sáo rỗng, mang tính văn chương phù phiếm, giáo dục đạo đức chỉ thông qua sách vở, mang nặng tính giáo điều, không có tính thực tiễn .Giáo dục đạo đức cần phải giáo dục từ gốc rễ, tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, nhận thức, ý thức được lòng tự trọng của bản thân, biết phân biệt cái tốt, cái xấu thấm sâu vào đầu óc của mỗi người để tự ngăn bản thân khỏi những cám dỗ, yếu tố tiêu cực tác động từ bên ngoài.

102

Thứ hai, hoàn thiện chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ để từng bước nâng cao lợi ích thiết thân của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Dưới triều Nguyễn không ít những người làm quan to mà cuộc sống rất đạm bạc, điều đó chứng tỏ rằng chế độ cấp phát lương bổng hằng năm cho quan lại rõ ràng là không quá nhiều. Không ít những người phương Tây có mặt tại Việt Nam vào thế kỷ XIX không hiểu nổi làm sao những viên quan Thượng thư, trật Chánh nhị phẩm, gần như đứng đầu triều đình lại sống kham khổ, thanh bạch đến vậy [Dẫn theo 10, tr.139]. Chẳng hạn như trường hợp của Nguyễn Công Trứ, ông nổi tiếng là một vị quan có nhiều công lao nổi bật cho triều đình, từng làm tới chức tổng đốc Hải An, Phủ doãn Thừa Thiên, nhưng cuộc sống của ông không hề dư dả. Vì vậy triều Nguyễn đã có chính sách cấp tiền dưỡng liêm cho các quan. Tiền dưỡng liêm là khoản tiền do nhà nước phong kiến thời Nguyễn cấp thêm ngoài lương bổng để nuôi lòng liêm khiết của quan lại. Tùy theo từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể mà mỗi triều đại có mức độ tiền dưỡng liêm khác nhau. Giá trị thực tế của khoản tiền dưỡng liêm dưới triều Gia Long rất lớn, tương đương với số lương bổng họ được nhận thực hàng tháng. Điều này có ý nghĩa rất lớn về vật chất vì quan lại có thể dựa vào tiền dưỡng liêm để đủ tiền sinh sống và bảo vệ tính thanh liêm cần thiết cho mình. Tiền dưỡng liêm thật sự là một biện pháp tương đối hữu hiệu trong việc ngăn ngừa tệ nạn trong hàng ngũ quan lại triều Nguyễn.

Thực tiễn nước ta trong giai đoạn hiện nay, vấn đề làm sao để bảo đảm thu nhập, tiền lương tương xứng với sự đóng góp, phù hợp với công sức, trí tuệ của mỗi người đã cống hiến. Do đó, nhà nước cần thực hiện đẩy mạnh cải cách tiền lương, thu nhập, chính sách nhà ở bảo đảm cuộc sống cho cán bộ, công chức để góp phần phòng chống tiêu cực. Ngoài sự nỗ lực vươn lên của bản thân mỗi cán bộ, công chức, viên chức thì trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, đơn vị các cấp phải thật sự quan tâm đến điều kiện làm việc, thu nhập và cuộc sống cho họ. Chống đặc quyền, đặc lợi, đồng thời có những chính sách, quy định chế độ khen thưởng cả về vật chất và tinh thần, bảo đảm công khai, dân chủ, công bằng giữa các cấp quản lý cán bộ và giữa cán bộ, công chức với nhân dân.

Thứ ba, đề cao quan điểm "phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Thực tiễn lịch sử cho thấy, nếu được thực hiện tốt thì các biện pháp phòng ngừa sẽ có tác dụng lớn trong việc ngăn chặn ngay từ đầu những cơ hội, điều kiện để tham nhũng nảy sinh. Phòng ngừa chính là việc ngăn chặn, tiêu diệt các vấn đề tiêu cực từ trong "trứng nước", do đó những biện pháp này bao giờ cũng có hiệu quả to lớn, dài lâu. Phòng ngừa tốt sẽ đẩy lùi những

103

mầm mống tiêu cực, qua đó góp phần giữ vững ổn định xã hội. Một biện pháp được coi là kinh nghiệm của các triều Nguyễn đó là chính sách khảo khóa nhằm khảo xét việc hay, dở và đánh giá năng lực của quan lại các cấp. Chính sách này quy định cứ 3 năm 1 lần khảo khóa thành tích các quan văn võ trong kinh, ngoài trấn, tỉnh, căn cứ vào đó để thăng giáng hoặc có hình thức xử phạt phù hợp. Một chính sách cũng mang tính phòng ngừa tệ nạn bè phái trong bộ máy quan lại đó là Luật "hồi ty". Luật hồi tỵ được vua Minh Mạng ban bố năm 1831 nhằm nghiêm cấm các hiện tượng tiêu cực trong thanh tra, xử án, chấm thi… Đến thời vua Thiệu Trị, triều đình bổ sung thêm các điều khoản trong xử án để tránh tình trạng vì nhận hối lộ, tham nhũng mà bao che, nương nhẹ cho kẻ có tội. Những quy định này đã có tác dụng trong bảo đảm sự công minh của pháp luật và ngăn chặn những hành vi tiêu cực của quan lại, chống việc trù dập người tố cáo, cậy quyền, cậy thế nhũng nhiễu lương dân. Căn cứ vào thực tiễn lịch sử như vậy, đòi hỏi Nhà nước hiện nay cần có cơ chế, chính sách nhằm ngăn chặn triệt để mọi mầm mống, điều kiện dẫn đến các hiện tượng tiêu cực trong bộ máy quan lại.

Thứ năm,cần liên tục rà soát, bổ sung các điều luật nhằm kịp thời điều chỉnh bộ luật hiện hành, hướng tới bao quát mọi vấn đề tiêu cực trong tất cả các lĩnh vực, thực hiện đồng bộ ở tất cả các cấp sao cho tương ứng với mức độ vi phạm. Dưới triều Nguyễn các mức độ xử phạt nặng nhẹ còn tùy thuộc vào tính chất nghiêm trọng của việc sai phạm, nếu chỉ bị phạm tội nhẹ thì phạt bổng, giáng chức hoặc cách chức nhưng đối với các hành vi gây ra hậu quả nghiêm trọng cho nhà nước phải chịu khung hình phạt 5 bậc tội hình vô cùng khắc nghiệt, bao gồm cả xử tử. Hiện nay, bên cạnh các hình phạt mang tính cảnh cáo, răn đe như: kỷ luật, xử phạt hành chính, cắt lương bổng, cách chức, đuổi việc, khai trừ khỏi Đảng đối với cán bộ thì việc áp dụng theo luật hình sự cùng với việc đa dạng hình thức xử lý trước các hình thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn, để đội ngũ cán bộ, công chức cần thực sự nghiêm túc với trách nhiệm của mình. Điều này là vô cùng cần thiết đối với hiện nay để hạn chế một phần nào đó tiêu cực trong đội ngũ quan chức. Các hình thức kỉ luật đối với trường hợp sai phạm cần mang nặng tính răn đe hơn, và cần phải xử lý đúng người đúng tội. Thực tế hiện nay cho thấy, đối với các hành vi sai phạm hay tiêu cực trong bộ máy cán bộ nếu ở mức độ vi phạm nhẹ thì dễ dàng được bỏ qua hoặc xử lý nhẹ nhàng, đôi khi là giấu nhẹm đi để tránh dư luận xã hội bên ngoài. Thậm chí, một số đối tượng lợi dụng những lỗ hổng của một số điều luật nhằm lách luật, chạy tội. Việc này vô tình tiếp tay cho các hành vi tiêu cực nói trên tiếp tục tiếp diễn nếu không được xử lý triệt để và hình thức xử phạt có hình thức răn đe. Vì vậy, cần phải kiên quyết

104

loại bỏ cách làm hời hợt, thiếu sót như hiện nay và thay vào đó là cơ chế kiểm soát gắt gao, triệt để góp phần làm trong sạch đội ngũ cán bộ, công chức.

Thứ sáu, đội ngũ cán bộ phải là những cá nhân có tài và đức, phải được sàng lọc và có sự lựa chọn kĩ càng. Xã hội phong kiến thường có quan niệm “một người làm quan, cả họ được nhờ”. Tuy nhiên dưới triều Nguyễn lại có sự khác biệt hoàn toàn. Những người được xem là hoàn thân, quốc thích, có quan hệ huyết thống với nhà vua sẽ được giữ một số chức quan nhưng nếu không có thực tài sẽ không được phép tham gia vào việc triều chính. Các quan lại đứng đầu triều, hàm nhất, nhị phẩm đều là những vị quan nổi tiếng trong triều về cả trí tuệ và đức thanh liêm đã đóng góp nhiều công lao trong việc quản lý đất nước. Có thể kể đến như Lê Văn Duyệt, Trần Tiễn Thành, Nguyễn Công Trứ, Trương Đăng Quế, Trịnh Hoài Đức, Vũ Xuân Cẩn,… đều là những vị quan nắm các chức vụ quan trọng trong triều nhờ vào tài năng xuất chúng và đức độ được quan lại trong triều kính nể. Chính vì vậy, việc lựa chọn được những người cán bộ có kiến thức chuyên môn tốt lẫn đạo đức nghiêm túc, có ý thức trách nhiệm với trọng trách mà nhà nước và nhân dân giao phó phải luôn đặt lên hàng đầu, bởi đội ngũ cán bộ, công chức chính là những cá nhân được xem là “tinh hoa” của đất nước. Những năm gần đây, các vụ án bê bối, tiêu cực trong đội ngũ quan chức đã làm chấn được cả nước, chẳng hạn như trường hợp của Đinh La Thăng (Cựu Bí thư Thành ủy Hồ Chí Minh) và Trịnh Xuân Thanh (Cựu Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang) phạm tội “tham ô tài sản”; hay trường hợp của ông Nguyễn Đức Chung (Cựu Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội) phạm tội “đánh cắp bí mật” nhà nước, đó được xem là một thực trạng đáng buồn đối với đội ngũ cán bộ Việt Nam bởi các đối tượng phạm tội đều từng là các cán bộ cấp cao, từng giữ các chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước. Điều này cũng phản ánh một phần nào đó đạo đức, tư tưởng của một bộ phận cán bộ, công chức đang còn tồn tại nhiều hạn chế. Vì vậy, vấn đề phải thanh lọc lại bộ máy cán bộ, loại bỏ những trường hợp “con sâu làm rầu nồi canh” để lấy lại niềm tin nơi nhân dân, làm trong sạch hơn đội ngũ cán bộ, chức là điều vô cùng cần thiết.

105

KẾT LUẬN

Trong bất cứ một mô hình nhà nước quân chủ chuyên chế nào, nạn quan liêu và các vấn đề tiêu cực liên quan là điều luôn hiện hữu. Bởi cơ chế vận hành của bộ máy nhà nước quân chủ chính là mọi quyền lực tối cao đều nằm trong tay nhà vua mà đội ngũ quan lại chính là nhân tố chủ chốt để duy trì trật tự xã hội đó. Điều này cũng không ngoại lệ đối với triều Nguyễn - triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử dân tộc, tồn tại từ năm 1802 đến năm 1945. Trong suốt thời gian tồn tại, nói đến triều Nguyễn tức là nói tới một triều đại phức tạp về nguồn gốc hình thành. Việc hình thành trên một nền móng yếu ớt từ việc lật đổ triều Tây Sơn và thời gian bất ổn nội chiến không lâu trước đó đã để lại những vết thương, những khó khăn nhất định buộc triều đình Huế phải chống đỡ và giải quyết. Hơn thế nữa, trong thời kỳ này triều Nguyễn còn phải đối diện với âm mưu xâm lược của một thế lực chưa từng có tiền lệ trong cuộc đấu tranh bảo về đất nước từ trước đến nay - thực dân Poháp. Tất cả những yếu tố nói trên đã tạo ra bộ mặt của cả một thời kỳ nhiều biến động mà triều Nguyễn buộc phải gồng mình vượt qua bằng những chính sách cai trị để ổn định lòng dân.

Tuy nhiên, với việc tiếp tục sử dụng Nho giáo như một công cụ thống trị về tư tưởng trong nhân dân nhưng đẩy mạnh mang tính tập trung, chuyên chế của triều Nguyễn đã gây ra một hệ quả tiêu cực đó là làm cho giai cấp thống trị ngày càng chuyên quyền, quan lại thời Nguyễn luôn tìm cách hạch sách nhân dân. Rất nhiều hiện tượng tiêu cực trong bộ máy quan lại được ghi nhận và hiện hữu hầu hết trên mọi lĩnh vực. Quan lại buông thả trong việc xét xử hình án, nhũng lạm trong bổ dụng quan lại và hàng loạt các vụ mưu phản nhằm lật đổ chính quyền làm cho nền chính trị triều Nguyễn ít nhiều bị lũng đoạn. Thêm vào đó, việc quan lại tham ô tài sản công của nhà nước, bất chấp mọi thủ đoạn để chấm mút, bớt xén của công để vơ vét cho đầy túi riêng khiến nền kinh tế triều Nguyễn gặp nhiều bất ổn. Không chỉ vậy, nạn quan liêu, sách nhiễu, bóc lột nhân dân càng khiến xã hội triều Nguyễn ngày càng rối ren. Trước các hiện tượng trong bộ máy quan lại diễn biến nhiều phức tạp đã buộc triều Nguyễn thực hiện hàng loạt những biện pháp nhằm phòng và chống tiêu cực làm giảm thiểu những hiện tượng tiêu cực nói trên. Mặc dù các chính sách mà triều Nguyễn ban hành đã mang lại những hiệu quả nhất định, thậm chí một số chính sách đã mang lại hiệu quả cao và phù hợp với bối cảnh xã hội hiện nay, nhưng nhìn chung dưới một chế độ phong kiến vẫn đặt lợi ích của bộ máy

106

thống trị lên hàng đầu thì càng hiện tượng tiêu cực rất khó để giải quyết một cách triệt để.

Những mặt hạn chế còn tồn tại trong công tác phòng chống tiêu cực trong đội ngũ quan lại dưới triều Nguyễn đã đặt ra nhiều bài học kinh nghiệm cho nước ta hiện nay trong bối cảnh hội nhập toàn cầu. Điều này đòi hỏi nhà nướccần triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống tiêu cực ráo riết, quyết liệt, kiên trì, đồng bộ, toàn diện, bài bản, đi vào chiều sâu; phát huy sức mạnh tổng hợp, kết hợp giữa phòng ngừa với phát hiện, xử lý, giữa phòng, chống các hiện tượng tiêu cực trong đội ngũ cán bộ công chức, hệ thống chính trị, giữa trong nội bộ với ngoài xã hội; thực hiện đồng bộ các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức, hành chính, kinh tế, xã hội. Có như vậy mới xây dựng được một bộ máy nhà nước trong sạch, kỷ cương, vững mạnh, góp phần đưa đất nước ngày càng phát triển và hội nhập trong xu thế toàn cầu.

107

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu sách, báo, tạp chí

1. Nguyễn Thế Anh (1971), Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn,

Nxb Lửa Thiêng.

2. Phạm Phương Anh (2011), Giáo dục Nho giáo dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802

đến 1919, luận văn Thạc sĩ Triết học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Ngô Văn Ban, Nguyễn Công Lý, Lê Trọng Ngoạn (1997), Lược khảo tra cứu về

học chế quan chế ở Việt Nam từ 1945 trở về trước, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

4. Đỗ Bang (chủ biên 1997), Tổ chức bộ máy Nhà nước triều Nguyễn giai đoạn 1802

- 1884, Nxb Thuận Hóa, Huế.

5. Đỗ Bang (1998), Khảo cứu kinh tế và tổ chức bộ máy nhà nước triều Nguyễn:

những vấn đề đặt ra hiện nay, Nxb Thuận Hóa, Huế.

6. Phan Huy Chú (2007), Lịch triều hiến chương loại chí, Tập 1, Nxb Giáo dục, Hà

Một phần của tài liệu Tiêu cực và chống tiêu cực trong bộ máy quan lại dưới triều nguyễn (1802 1884) (Trang 101 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)