7. Cấu trúc của đề tài
2.1.2.3. Trong quản lý thuế khóa
Cũng như các triều đại quân chủ trước, dưới thời nhà Nguyễn, thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân quỹ quốc gia. Mọi chi phí cho các hoạt động của nhà nước và các sinh hoạt lương bổng của hệ thống vua quan triều đình đều dựa vào nguồn thu này. Sau khi lên ngôi (1802), Gia Long tiếp tục thực hiện “Phép tô, dung” như các triều đại trước. Ba sắc thuế chính của nhà Nguyễn đặt ra là: thuế điền thổ (thuế ruộng đất), thuế đinh (thuế thân), thuế tạp dịch. Ngoài ra còn có một số sắc thuế khác đánh vào các hoạt động công thương như thuế hầm mỏ, thuế cảng, thuế nguồn đầm, thuế quan tân, thuế hiện vật đối với các hộ sản xuất thủ công, thuế thuốc phiện, thuế thuyền bè, thuế,… Nhìn chung, thuế được thu chủ yếu bằng tiền hoặc quy đổi ra thóc, gạo. Đây cũng chính là “mảnh đất màu mỡ” để bọn tham quan tha hồ vơ vét đầy túi riêng. Hơn nữa, phương thức thu thuế này thời đó mang tính cống nạp do địa phương thực hiện, để đến được kho của nhà nước phải trải qua nhiều khâu, vì vậy thuế được thu đến khi nộp vào nhà nước lại thâm hụt khá nhiều.
Các hiện tượng tiêu cực của bộ máy quan lại triều Nguyễn trong lĩnh vực quản lý thuế khóa được tổng hợp trong bảng 2.1.2.3 dưới đây:
Bảng 2.1.2.3: Bảng hiện tượng tiêu cực trong quản lý thuế khóa STT Thời gian Hiện tượng
1
Gia Long năm thứ 9 (1810) Trưởng châu châu Quỳnh Nhai trấn Hưng Hóa
là Đèo Chính Kiểu và Phó châu là Đèo Chính Tuyên vì thu thiếu thuế cho nhà nước, đem bán dân cho châu Chiêu Tấn.
2
Minh Mạng năm thứ 10 (1829)
Hiệp trấn là Đoàn Viết Nguyên tư túi nhận hối lộ của Trấn thủ Thanh Hoa là Lê Văn Hiếu 20 lạng bạc về việc đấu giá thuế của quan.
51 3
Minh Mạng năm thứ 10 (1829)
Thự Tả Tham tri Hộ bộ là Lý Văn Phức nhận hối lộ hơn 100 lạng bạc của bọn nhà buôn giảo quyệt về việc mưu lĩnh trưng thuế cửa quan của Bắc Thành.
4
Minh Mạng năm thứ 19 (1838) Bố chính Sơn Tây Lê Đức Tiệm cho người thầu khoán thu nộp thuế lệ đòi lấy tiền bạc, tham tang đến 700 lạng.
5 Thiệu Trị năm thứ nhất (1841) Bố chính tỉnh Quảng Yên biên nhầm thuế bạc
làm thiếu hụt hơn 1.000 quan tiền.
6
Thiệu Trị năm thứ nhất (1841) Thự Bố chính Hà Tĩnh là Nguyễn Nghị Nghị cho đấu trưng thuế quan (ở Gò Độc, Tam Xoa, Hà Hoàng) giá hạ để kiếm lợi, ăn đút lót 40 lạng bạc.
7
Thiệu Trị năm thứ 3 (1843) Thự Bố chính Quảng Yên Đặng Huy Thuật, án
sát Hồ Thiện tự tiện dời sở quan thuế Phượng Hoàng đi nơi khác thông đồng với kẻ buôn bán giảo quyệt vơ vét mối lợi to.
8
Tự Đức năm thứ 5 (1852) Nguyên hộ lý Tuần phủ Hưng Yên (hiện đổi
đi làm Thị lang bộ Binh) là Lê Chân cùng án sát hiện ở Hưng Yên là Tôn Thất Loan, Bố chính Hải Dương là Nguyên Hữu Bình có lòng tham lam nhơ bẩn, bán riêng thuế quan lấy tiền tiêu.
9
Tự Đức năm thứ 9 (1857) Nguyên Cai lại Khánh Hoà can án xử tội giảo
giam hậu là Trần Văn Tín (đi thu thuế, xén bớt hơn 1.750 quan, thóc 74 hộc).
10
Tự Đức năm thứ 10 (1858) Suất đội cơ Tuyên hùng là Ma Doãn Thản
nhiều lần nộp thiếu số thuế lĩnh trưng mỏ đồng, có nhiều chỗ đáng ngờ.
[Nguồn: Đại Nam thực lục tập 1, tập 2, tập 3, tập 4, tập 5, tập 6, tập 7, tập 8]
Theo bảng 2.1.2.3, hầu hết các hiện tượng tiêu cực trong lĩnh vực quản lý thuế khóa được thực hiện với các thủ đoạn đa dạng và tinh vi, ví dụ như vì thu thiếu thuế cho nhà nước mà nhẫn tâm bán dân (buôn người) bán cho bọn thổ mục để lấy số bạc đó bù
52
vào số thuế thu thiếu; tư túi nhận hối lộ về việc đấu giá thuế của quan, mưu lĩnh trưng thuế quan; thu thuế của dân thì lại gây khó dễ, đòi tiền bạc; tự ý hạ giá thuế quan gây thất thoát nguồn thuế của nhà nước hay thậm chí là lợi dụng việc thu thuế để chấm mút,…
Số lượng hiện tượng các vụ án trong lĩnh vực thuế khóa được ghi nhận là 10 vụ, trải đều qua các đời vua từ Gia Long đến Tự Đức và cũng giống như các lĩnh vực khác, các hiện tượng tiêu cực trong kinh tế đều gây ra thiệt hại về việc thất thoát tài sản của nhà nước với tang vật các vụ án là vô cùng lớn, đặc biệt là đối với thuế khóa lại chính là nguồn thu chính của nhà nước. Có những vụ án mặc dù tang vật chỉ là tiền hối lộ 20, 100 lạng bạc nhưng lại gây thâm hụt nguồn thuế lớn của nhà nước, cũng có nhưng vụ án lợi dụng việc thu thuế để tham tang tới 700 lạng bạc, xén bớt hơn 1.750 quan, thóc 74 hộc,…. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất làm cho nền kinh tế - xã hội ta trì trệ, nguồn thu tài chính quốc gia bị kiệt quệ, làm cho nhà nước quân chủ triều Nguyễn không đủ tiềm lực kinh tế để chống đỡ trước họa xâm lăng của thực dân Pháp.